Quản lý dựa vào cách tiếp cận hệ thống

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường đất ngập nước vùng cửa sông hồng (Trang 81 - 84)

Từ các kết quả tính toán cho thấy giá trị kinh tế vùng ĐNN cửa sông Hồng mang lại là rất lớn. Các giá trị này là sự kết hợp của nhiều yếu tố trong quá trình hình thành và phát triển vùng ĐNN: địa hình địa mạo, quá trình lắng đọng trầm tích, mạng lƣới thủy văn, RNM, Ban quản lý vƣờn quốc gia Xuân Thủy và Khu Bảo tồn

Thiên nhiên Tiền Hải, kiểm lâm, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức quốc tế (WWF, Birdlife…)…Nhƣ vậy, tất cả các yếu tố này đã tạo nên “tính trồi” mang nét đặc trƣng của vùng. Xét vùng nghiên cứu là một hệ sản xuất thì các yếu tố tạo nên tính trồi là các mắt xích quan trọng. Và tính trồi đƣợc biểu hiện ở nhiều khía cạnh (đa dạng sinh học cao, điều kiện sống thuận lợi cho các loài chim di cƣ, nguồn lợi thủy sản phong phú…). Trong đó, các điều kiện để mang lại giá trị kinh tế cao là một trong những tính trồi quan trọng của vùng nghiên cứu. Các giá trị kinh tế điển hình trong vùng nhƣ: giá trị khai thác và nuôi trồng thủy sản, (1.567 tỷ đồng/năm); giá trị du lịch dịch vụ (24,182 tỷ đồng/năm); giá trị chắn sóng, gió, bão bảo vệ bờ biển (6,395 tỷ đồng/năm)…. Nhƣ vậy, để duy trì và phát huy đƣợc các giá trị kinh tế này hay nói cách khác là bảo tồn tính trồi cần phải quản lý tốt các mắt xích điển hình tạo nên tính trồi đó, bao gồm: RNM, mạng lƣới thủy văn và cộng đồng dân cƣ.

- Đối với bảo tồn và phát triển RNM: RNM đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị kinh tế cho vùng nghiên cứu. RNM có khả năng hỗ trợ nuôi trồng thủy sản do sự tồn tại của cây rừng trong ao nuôi tạo điều kiện thuận lợi về môi trƣờng giúp cho năng suất thủy sản ở ao nuôi sinh thái cao hơn ao nuôi quảng canh. Giá trị kinh tế này thể hiện ở năng suất thực tế thu đƣợc, trong nuôi tôm quảng canh trung bình 92,2 kg/ha và nuôi tôm sinh thái trung bình 250 kg/ha. Bên cạnh đó, RNM khi trƣởng thành có khả năng hấp thụ cacbon. Trung bình 1ha RNM trƣởng thành tại vùng lõi Vƣờn quốc gia Xuân Thủy và Khu bảo tồn Thiên nhiên Tiền Hải có khả năng hấp thụ 2,5 tấn cacbon một năm. Để đơn giản hóa khi tính toán, ta giả định rằng giá trị hấp thị cacbon trên một đơn vị diện tích tỷ lệ thuận với số lƣợng rừng trên cùng đơn vị diện tích đó. Nhƣ vậy, nếu trong ao nuôi sinh thái độ che phủ của rừng chiếm 50% diện tích ao thì trên 1ha ao nuôi sinh thái, giá trị hấp thụ cacbon của cây ngập mặn là 1,25 tấn/năm khi rừng đã trƣởng thành. Tuy nhiên, cần xác định mô hình nuôi tôm sinh thái có tỷ lệ rừng, mặt nƣớc và phƣơng thức canh tác thích hợp. Những khu vực có rừng quá dày cần phải điều chỉnh mật độ cho phù hợp. Khi độ che phủ của rừng quá lớn (80 - 90%), ánh sáng không lọt tới nền đáy sẽ ngăn cản quá trình phân hủy các vật chất hữu cơ cũng nhƣ các phản ứng hóa học tự nhiên khác gây bất lợi cho quá trình nuôi tôm. Những nơi có rừng quá thƣa hoặc không có thì cần phải đƣợc trồng mới để đảm bảo mật độ che phủ của rừng phù hợp. Để bảo tồn đƣợc RNM cần tăng cƣờng các biện pháp thích hợp nhằm xúc tiến quá trình tái sinh tự nhiên để bổ sung vốn rừng bền vững cho mục đích bảo tồn thiên nhiên. Thực hiện các hoạt động nghiên cứu bao gồm cả nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu khoa học ứng

dụng theo các chuyên đề cơ bản bao gồm các nghiên cứu về: loài, hệ sinh thái, quản lý bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng…

- Đối với hệ thống thủy văn: việc vận hành tốt mạng lƣới thủy văn sẽ tạo môi trƣờng thuận lợi cho các loài sinh vật sinh sống và phát triển trong đó có các loài thủy sản do ngƣời dân nuôi trồng. Ngoài ra, hệ thống thủy văn tốt còn giúp cho việc điều tiết mực nƣớc trong RNM để cây sinh trƣởng ổn đinh, góp phần bảo tồn giá trị kinh tế: khai thác, nuôi trồng thủy sản; chắn sóng, gió bão bảo vệ bờ biển, giá trị du lịch, giá trị hấp thụ cacbon….Do đó, cần khơi thông định kỳ hệ thống thủy văn trong khu vực vùng lõi của Vƣờn quốc gia Xuân Thủy và Khu bảo tồn thiên Nhiên Tiền Hải. Đặc biệt là sông Trà và sông Vọp nhằm đảm bảo môi trƣờng thuận lợi nhất cho các loài thủy sinh sinh sống và phát triển. Với chiều dài khoảng 12km, sông Vọp là ranh giới ngăn cách giữa Cồn Ngạn và Bãi trong. Năm 1986, đập Vọp đã ngăn Sông Vọp thành 2 phần Đông Vọp và Tây Vọp. Vì vậy không có nƣớc lƣu thông nhiều năm, lòng sông Vọp ở phía Sông Hồng đã bị phù sa lấp đầy. Năm 2002 Cầu Vọp đƣợc mở nhƣng lƣu lƣợng nƣớc qua sông Vọp hiện tại vẫn còn rất nhỏ. Ngoài sông Vọp thì sông Trà cũng bị lấp ở đoạn giữa (từ ngang Cồn Tàn - Bãi Nứt đến phía cuối Cồn Ngạn) do sóng biển đẩy giồng cát ở ngang khu vực Cồn Lu tràn qua vùng bãi bồi ngập nƣớc và đã lấp đầy đoạn sông Trà nêu trên (đoạn giữa Sông Trà bị lấp dài gần 3 km). Quá trình bồi lấp gây nên nghẽn dòng và môi trƣờng sống cho các sinh vật bị thay đổi theo chiều hƣớng tiêu cực. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm tính đa dạng sinh học trong khu vực nghiên cứu.

- Đối với cộng đồng dân cƣ trong vùng: hiện nay, ngƣời dân địa phƣơng tại vùng nghiên cứu mặc dù đã có một số hiểu biết sơ bộ về vai trò của ĐNN nhƣng vẫn còn rất nhiều lỗ hổng trong nhận thức về các giá trị kinh tế của ĐNN, đặc biệt là giá trị sử dụng gián tiếp. Do đó, trong thời gian tới cần cần phải tiến hành các hoạt động thiết thực nhƣ: “đào tạo cán bộ quản lý bảo tồn kỹ năng và qui trình thiết kế, xây dựng kế hoạch quản lý bảo tồn ĐNN”, trong đó lồng ghép nội dung các giá trị kinh tế của ĐNN vào hoạt động. “Tổ chức một chiến dịch truyền thông về ĐNN cho ngƣời dân địa phƣơng hàng năm” và trong quá trình hoạt động sẽ cung cấp tài liệu, tờ rơi về giá trị kinh tế của ĐNNvùng nghiên cứu. Cần phải cho ngƣời dân thấy đƣợc rằng giá trị kinh tế mà họ thu đƣợc từ việc khai thác tài nguyên ĐNN là hệ quả của việc bảo tồn tốt nguồn tài nguyên này. Các hoạt động tuyên truyền giáo dục cần mang tình cụ thể và chú trọng đến từng độ tuổi khác nhau. Đẩy mạnh xu thế của giáo dục môi trƣờng, chuyển dần từ truyền bá thông tin sang giáo dục, từ nâng

cao nhận thức đến giáo dục ý thức cho cộng đồng để họ có thể thu nhận tốt các tri thức, thái độ và kỹ năng cần thiết. Ngoài ra, cần tăng cƣờng giáo dục trực quan nhƣ sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật hỗ trợ (máy chiếu phim, máy ảnh, tờ rơi, poster, sách…), tổ chức tham quan thực tế vùng ĐNN, tổ chức các trò chơi tìm hiểu về môi trƣờng nhƣ "Trung tâm học tập cộng đồng về biến đổi khí hậu - Ecolife Café" do Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD), Dự án iBoP châu Á phối hợp với Ban quản lý Hợp tác xã du lịch sinh thái cộng đồng Giao Xuân xây dựng tại xã Giao Xuân, Giao Thuỷ. Bên cạnh đó, cần xây dựng các dự án vùng đệm để tạo cơ chế chính sách thích hợp, tích cực hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm, từng bƣớc tạo thu nhập thay thế cho cộng đồng ở tại chỗ, giảm dần sức ép về khai thác tài nguyên từ vùng đệm lên vùng lõi, góp phần gia tăng giá trị sử dụng gián tiếp.

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường đất ngập nước vùng cửa sông hồng (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)