Chi trả dịch vụ hệ sinh thái hay còn gọi là chi trả dịch vụ môi trƣờng (PES) là công cụ kinh tế sử dụng để những ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho những ngƣời tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đó. Chi trả dịch vụ môi trƣờng đƣợc xem là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các dịch vụ sinh thái bằng cách kết nối giữa ngƣời cung cấp dịch vụ và ngƣời sử dụng dịch vụ hệ sinh thái. Ngoài ra, PES tạo ra cơ chế khuyến khích và mang lại lợi ích cho cộng đồng cung cấp dịch vụ hệ sinh thái nhằm tạo ra nguồn tài chính bền vững cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
Trên thế giới, mặc dù PES là một khái niệm mới đƣợc đƣa vào tƣ duy và thực tiễn bảo tồn gần một thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên, nó đã nhanh chóng trở nên phổ biến ở một số nƣớc. Sự phát triển của PES ngày càng đƣợc lan rộng và ở một số nƣớc, PES còn đƣợc thể chế hoá trong các văn bản pháp luật. Các nƣớc phát triển ở Mỹ La Tinh đã sử dụng các mô hình PES sớm nhất. Ở châu Âu, Chính phủ một số nƣớc cũng đã quan tâm đầu tƣ và thực hiện nhiều chƣơng trình, mô hình PES. Ở châu Úc, Australia đã luật pháp hoá quyền phát thải cácbon từ năm 1998, cho phép các nhà đầu tƣ đăng ký quyền sở hữu hấp thụ cácbon của rừng. PES cũng đã đƣợc phát triển và thực hiện thí điểm tại châu Á nhƣ Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và Việt Nam. Đặc biệt là Indonesia và Philippines đã có nhiều nghiên cứu điển hình về PES đối với quản lý lƣu vực đầu nguồn. Cho đến nay, hàng trăm sáng kiến mới về PES đã đƣợc xây dựng trên khắp toàn cầu. Costa Rica, Mexico và Trung Quốc đã xây dựng các chƣơng trình PES quy mô lớn, chi trả trực tiếp cho các chủ đất để thực hiện các biện pháp sử dụng đất nhằm tăng cƣờng cung cấp các dịch vụ thuỷ văn, bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn, hấp thụ cácbon và vẻ đẹp cảnh quan [20] [35].
của Việt Nam đƣợc thực hiện ở ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phƣớc. Những mô hình này đƣợc tổ chức thực hiện từ năm 2006 - 2009 trong các chƣơng trình do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tổ chức Winrock International; Chƣơng trình môi trƣờng trọng điểm và Sáng kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học, do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ từ năm 2006-2010 [35].
Kết quả nghiên cứu cho thấy RNM tại khu vực cửa sông Hồng cung cấp nhiều giá trị sinh thái cho cộng đồng dân cƣ sống quanh vùng. Các dịch vụ này bao gồm: phòng tránh thiệt hại đê điều do bão, hỗ trợ sinh thái cho hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, hấp thụ cacbon. Mục đích của việc chi trả dịch vụ môi trƣờng là góp phần thay đổi cơ chế đầu tƣ đối với việc bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn tại vùng cửa sông Hồng, từ sử dụng chủ yếu là nguồn ngân sách Nhà nƣớc sang huy động nguồn lực xã hội, góp phần giảm nhẹ gánh nặng về vốn cho Nhà nƣớc, hình thành một nguồn tài chính mới trực tiếp từ những ngƣời đƣợc hƣởng dịch vụ do rừng cung cấp, góp phần cho sự nghiệp phát triển bền vững. Các tổ chức và cá nhân cần phải chi trả phí dịch vụ môi trƣờng là Ban quản lý các dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định và Thái Bình (hƣởng lợi ích từ việc phòng hộ đê biển của RMM do tránh đƣợc chi phí bảo dƣỡng và sửa chữa đê điều do bão gây ra). Các tổ chức và cá nhân nuôi trồng thủy sản tại vùng đệm khu vực nghiên cứu (hƣởng lợi từ giá trị hỗ trợ sinh thái của rừng ngập mặn). Qua nghiên cứu cho thấy, giá trị khai thác và nuôi trồng thủy hải sản chiếm tỷ trọng rất lớn (96,31 %) so với tổng giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp. Do đó, cần có giải pháp chi trả thích hợp nhằm giảm bớt lợi nhuận giá trị kinh tế của yếu tố này, qua đó làm bớt đi sự hấp dẫn của ngành nuôi trồng thủy hải sản. Vi vậy sẽ góp phần làm giảm áp lực đối với hệ sinh thái RNM. Việc chi trả dịch vụ môi trƣờng có thể đƣợc tiến hành theo hai cách là trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong cách trả trực tiếp là việc ngƣời sử dụng dịch vụ môi trƣờng trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trƣờng, theo cách trả gián tiếp thì ngƣời sử dụng dịch vụ môi trƣờng trả tiền gián tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trƣờng thông qua một tổ chức khác.