5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.3.3. Chỉ số đa dạng loài (H’)
Giá trị H’ ở cả hai mùa thu mẫu đều đạt giá trị khá cao ở cả hai tầng phân bố. Tuy nhiên, ở cả 2 tầng phân bố qua 2 lần thu mẫu thì chỉ số này có
chiều hướng giảm từ tầng đất A1 qua tầng đất A2, mùa khô có chỉ số đa dạng loài thấp hơn giá trị của chỉ số này vào mùa mưa. Cụ thể như sau: Mùa mưa, tầng A có H’ = 2,98; tầng A2 có H’ = 2,818, về mùa khô thi tầng đất A1 có H’ = 2,403, tầng A2 có H’ = 2,321.
3.3.4. Chỉ số đồng đều (J’)
Kết quả phân tích cho thấy, chỉ số đồng đều (J’) ở hai tầng đất A1 và tầng đất A2 ghi nhận được ở cả hai mùa có sự chênh lệch nhau không đáng kể.Tuy nhiên, chỉ số này ở tầng A1 vẫn cao hơn ở tầng A2 và mùa mưa có J’ lớn hơn chỉ số này ở mùa khô. Ở mùa mưa, tầng A1 có J’ = 0,9258, tầng A2 có J’ = 0,898; mùa khô, tầng A1 có J’ = 0,91, tầng A2có J’ = 0.90.
3.3.5. Các loài Oribatida ưu thế ở các tầng sâu của đất trong hệ sinh thái đất RTN ở đai 300m, VQG Cúc phương
Bảng 3.6. Các loài Oribatida ƣu thế ở đai 300m thuộc VQG Cúc Phƣơng (lấy mẫu ngày 9/11/2013)
STT Loài Mùa mƣa Mùa khô
A1 A2 A1 A2 1 Perxylobates vermiseta 6,25 2 Furcoppia parva 10,4 3 Zetochestes saltator 10,4 4 Eremobelba capitata 18,75 5 Cultroribula lata 6,25 27,2 17,85 13,5 6 Lohmannia javana 6,25 7 Dolicheremaeus lineolatus 6,25 8 Eremella vestita 6,25 7,1 9 Rhysotritia ardua 9,09 10 Phyllhermannia gladiata 9,09 12 Brasilobates maximus 13,6 7,1
13 Liebstadia humerata 18,18 7,1 13,5 14 Fissicepheus elegans 17,85 15 Belba corynopus 17,85 16 Allozetes pusillus 10,8 17 Rhysotritia duplica 8,1 18 Dolicheremaeus inaequalis 21,62
Ghi chú: % Đơn vị tính độ ưu thế
A1 Tầng đất 0 - 10cm
A2 Tầng đất 11- 20cm
3.3.6. Bàn luận và nhận xét
Kết quả phân tích độ đa dạng thành phần loài, cấu trúc quần xã Oribatida theo độ sâu của hai tầng đất của hai lần lấy mẫu trong năm, cho kết quả như sau. Khi chuyển từ tầng đất mặt (0 -10cm) xuống tầng đất sâu (11- 20cm) thì chung cả hai lần lấy mẫu số lượng các loài thu được chênh lệch nhau không đáng kể (tầng A1 có32 loài; tầng A2 có 23 loài)
Các giá trị định lượng của quần xã Oribatida: mật độ trung bình ở cả hai tầng phân bố và hai lần thu mẫu có sự thay đổi theo chiều hướng giảm khi tăng chiều sâu của đất. Tổng cả hai lần lấy mẫu thì mật độ trung bình ở tầng A1 lúc nào cũng cao hơn mật độ trung bình của tầng A2(Tầng A1 có MĐTB là 3040 cá thể/m2, tầng A2 có MĐTB 2360 cá thể/m2), độ đa dạng loài (H’) có chiều hướng giảm dần khi chuyển từ tầng đất mặt xuống tầng đất sâu hơn, cụ thể tầng đất bề mặt (0- 10cm) H’ = 3,965, ở tầng đất sâu (11- 20cm) có H’ = 2,672, chỉ số đồng đều J’ cũng tuân theo sự biến động này, nghĩa là tầng đất bề mặt có giá trị cao hơn ở tầng đất sâu (A1: J’ = 0,9103; tầng A2: J’ = 0,8941).
Như vậy, các kết quả phân tích số liệu cho thấy, các giá trị định lượng ở hai tầng sâu của quần xã Oribatida ở đai 300m, sinh cảnh đất RTN thuộc VQG Cúc Phương đều có xu hướng giảm dần khi chuyển từ tầng đất bề mặt
xuống tầng đất sâu hơn. Mặc dù sự chênh lệch ở mỗi đại lượng này là không quá lớn, nhưng ở tất cả các giá trị định lượng này thì các chỉ số lại có giá trị khá cao và cao nhất luôn là ở tầng đất bề mặt. Điều này phản ánh khá chính xác và phù hợp với quy luật của tự nhiên về sự phân bố của sinh vật ở các môi trường sống khác nhau nói chung và ở môi trường đất nói riêng. Ở hai tầng phân bố ghi nhận được 18 loài ưu thế ở cả hai lần thu mẫu trong năm. Trong đó loài Cultroribula lata có mặt ở cả hai lần thu mẫu và ở cả 2 tầng phân bố và có độ ưu thế rất cao. Các loài còn lại chỉ ưu thế ở tầng A1 hoặc tầng A2.
3.4. Bƣớc đầu đánh giá vai trò chỉ thị sinh học của các loài Oribatida đai cao 300m, sinh cảnh đất rừng tự nhiên thuộc VQG cúc Phƣơng
Trong những năm gần đây có nhiều nghiên cứu khoa học trong nước và trên thế giới đang hướng sự chú ý của mình trong các công trình nghiên cứu vai trò của nhóm chân khớp bé trong đó có Oribatida ở trong đất như những sinh vật chỉ thị, phục vụ cho mục đích bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường trong đó có môi trường đất (Đào Duy Trinh, 2010) [18].
Tại khu vực nghiên cứu, đai cao 300m ở sinh cảnh đất RTN thuộc VQG Cúc Phương. Kết quả phân tích và định loại Oribatida của hai lần lấy mẫu trong năm (thàng 5/2013 và tháng 11/2013) đã ghi nhận được sự có mặt của 59 loài Oribatida thuộc 41 giống của 30 họ ở cả 4 tầng phân bố theo chiều thẳng đứng (tổng cả hai lần lấy mẫu). Trong đó, lần thu mẫu thứ nhất (tháng 5/2013) đã ghi nhận sự có mặt của 54 loài oribatida ở 4 tầng phân bố, trong đó ghi nhận tới 22 loài ưu thế với độ ưu thế khá cao và cao nhất đối với loài
Eremobelba capitata ở tầng đất A1; đồng thời có loài ưu thế ở 3 trong tổng số 4 tầng phân bố: Cultroribula lata; Liebstadia humerata và chỉ số này cao nhất của cả hai loài đều ở tầng đất A2; có những loài chỉ ưu thế ở 2 tầng phân bố là: Dolicheremaeus lineolatus; Eremella vestita; Arcoppialongisetosa, các loài còn lại chỉ ưu thế ở một tầng phân bố, cụ thể tầng đất mặt A1 có 5 loài;
tầng 3 loài ở tầng A2; 4 loài ở tầng 0 và có 4 loài, tầng +1 có 4 loài ưu thế (lần lượt chiếm tương ứng 22,27% tầng A1; 13,6% tầng A2; chiếm 18,18% ở cả tầng 0 và tầng +1). Đối với các mẫu thu lần 2 vào tháng 11/2013 ghi nhận được sự có mặt của 61 loài ở cả 4 tầng phân bố, so với lần thu mẫu thư nhất thì ghi nhận được nhiều hơn 7 loài. Trong đó ghi nhật được 18 loài ưu thế (ít hơn so với lần 1 là 4 loài), nhưng lại có loài Cultroribula lata lại ưu thế ở cả 4 tầng phân bố với độ ưu thế khá cao đạt cao nhất ở tầng lá, tiếp đến là tầng đất mặt (A1), giảm dần đến tầng đất A2 và thấp nhất ở tầng rêu (bảng 3.4.)
Các chỉ số định lượng đã xác định được ở khu vực nghiên cứu được thống kê ở bảng 3.2. cho thấy, đối với cả hai lần lấy mẫu, kết quả phân tích và định loại thu được như sau.
Mật độ trung bình cũng có chiều hướng giảm khi chuyển từ tầng đất mặt xuống tầng đất sâu hơn, cụ thể: MĐTB cao nhất ở tầng đất A1 (3040 cá thể/ m2); tiếp theo là tầng đất A2 (2360 cá thể/m2), tầng lá là 1155 cá thể/m2 và cuối cùng là tầng rêu mật độ này là 103 cá thể/kg.
Chỉ số đa dạng loài (H’) có giá trị khá cao và cũng có chiều hướng giảm dần khi chuyển từ tầng đất mặt sang tầng đất sâu hơn. Cụ thể, tầng đất mặt (0 - 10cm) có H’ = 3,965 (tổng cả hai lần thu mẫu), tầng đất sâu (11-20cm) có H’ = 2,678 (tổng cả hai lần thu mẫu).
Chỉ số đồng đều (J’) có giá trị cũng tương đối cao, có sự chênh lệch nhau đáng kể giữa hai tầng sâu của đất. Tầng đất mặt (0 10cm) có J’ = 0,9103; tầng đất sâu (10- 20cm)có J’ = 0.8941.
Như vậy, kết quả các giá trị định lượng trên cho thấy ở cả 4 chỉ số định lượng bao gồm: Số lượng loài; mật độ trung bình; chỉ số đa dạng loài (H’); chỉ số đồng đều (J’) đều có sự giảm dần về giá trị khi chuyển từ tầng đất mặt xuống tầng đất sâu hơn. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm giá trị của các chỉ số định lượng này có thể liên quan đến sự thay đổi trong điều kiện môi trường
ở từng tầng phân bố và ở các lần thu mẫu khác nhau nên các điều kiện sinh thái của môi trường cũng khác nhau về cường độ ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, chất dinh dưỡng... Từ kết quả phân tích thu được ở trên, chúng tôi cho rằng quần xã Oribatida được xem như một yếu tố chỉ thị cho sự thay đổi điều kiện sống của môi trường mà chúng đang tồn tại. Từ đó có thể đưa đến những dự đoán về vai trò của khu hệ Ve giáp này đối với môi trường đất để có chính sách sử dụng và bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên này.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Thành phần loài Oribatida ở đai cao 300m, sinh cảnh đất rừng tự nhiên thuộc Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng, Ninh Bình
Đã ghi nhận được 59 loài Oribatida thuộc 41 giống của 30 họ của cả hai lần thu mẫu trong năm đối với cả 4 tầng phân bố theo chiều thẳng đứng. Trong số 57 loài đã được định loại và ghi nhận trong lần nghiên cứu này của chúng tôi, có 2 loài để ở dạng sp. là Cultroribula sp. và Liebstadia sp. Số loài tập trung nhiều ở 3 họ (mỗi họ có từ 5 -8 loài); còn lại đa số mỗi họ chỉ có 1 giống nhưng lại có từ 3 đến không quá 5 loài.
Ghi nhận số loài Oribatida có xu hướng giảm dần khi chuyển từ tầng đất mặt cho đến tầng đất sâu nếu xét theo chiều sâu tầng đất, nếu xét theo tầng phân bố thì tầng lá có số loài nhiều nhất (37 loài) và thấp nhất ở tầng A2
(24 loài).
Cấu trúc quần xã Oribatida ở đai 300m của sinh cảnh đất rừng tự nhiên thuộc Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng
Mật độ trung bình ở các tầng phân bố khác nhau thì có sự chênh lệch với nhau và có chiều hướng giảm dần từ tầng đất mặt (0 -10cm) cho đến tầng đất sâu (11- 20cm), đến tầng lá và thấp nhất ở tầng rêu. Cao nhất ở tầng A1 là 3040 cá thể/m2, thấp hơn ở tầng A2 là 2360 cá thể/m2.
Độ đa dạng loài (H’) cũng có sự chênh lệch nhau ở các tầng phân bố khác nhau, đồng thời các giá trị này cũng có xu hướng giảm dần từ tầng đất A1 đến tầng tầng A2 tiếp đến là tầng lá và thấp nhất ở tầng rêu. (A1 có H’ =3,965; rêu có H’ = 2.578)
Độ đồng đều (J’) qua 2 lần thu mẫu trong năm tại Vườn quốc gia Cúc Phương, chúng tôi tiến hành phân tích, định loại và nhận thấy rằng gí trị đồng đều (J’) tương đối cao ở các tầng phân bố. Tuy nhiên giữa các tầng phân bố
này có sự chệnh lệch với nhau.Các giá trị này có xu hướng giảm dần từ tầng đất mặt cho đến tầng đất sâu và cũng thấp nhất ở tầng rêu. Cụ thể, tầng đất A1 có J’ = 0.9103; tầng rêu có J’ = 0.8607.
Bƣớc đầu đánh giá vai trò chỉ thị sinh học của các loài Oribatida đai cao 300m, sinh cảnh đất rừng tự nhiên thuộc VQG cúc Phƣơng
Từ kết quả phân tích các chỉ số định lượng có thể thấy môi trường ở điểm thu mẫu còn mang tính chất tự nhiên khá cao thể hiện ở đô đa dạng loài và chỉ số đồng đều rất cao.
Oribatida khá nhạy cảm với sự thay đổi điều kiện sống của môi trường.Cụ thể là sự thay đổi của các nhân tố sinh thái đã ảnh hưởng đến sự biến động số lượng loài cũng như làm biến động các chỉ số định lượng khác.
KIẾN NGHỊ
Do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn, cho nên đề tài mới chỉ được tiến hạnh trên phạm vi hẹp, kết quả thu được chưa được cao, cho nên những nhận định, đánh giá về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái của môi trường đến sự biến động về số lượng loài, mật độ trung bình, chỉ số đa dạng loài hay chỉ số đồng đều và một vài yếu tố khác chỉ đạt được ở mức độ tương đối. Do đó cần có thêm thời gian để thu thập mẫu nhiều hơn, có thể theo định kì 3 tháng/1 lần/1 năm, với nhiều địa điểm lấy mẫu để đánh giá được chính xác hơn về sự thay đổi của điều kiện thời tiết và khí hậu trong năm.
Nghiên cứu đồng bộ Oribatida về các chỉ số định lượng tại Vườn quốc gia Cúc Phương để có thể đánh giá được vai trò chỉ thị của chúng đối với các yếu tố tự nhiên của môi trường đất. Để từ đó có những biện pháp phù hợp trong việc bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU VÀ ĐƢỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1.Đào Duy Trinh, Hứa Thị Huế, Nông Thị Kiều Hoa, Phạm văn Ngọc, trần Văn Vinh, Vũ Quang Mạnh (2014), “Nghiên cứu sự biến động thành phần loài thuộc bộ Ve Giáp (Acari: Oribatida) ở khu công nghiệp Phúc Yên, tỉnh vĩnh Phúc và phụ cận năm 2012”, Báo cáo khoa học Hội Nghị Côn trùng học Quốc Gialần thứ VIII tháng 4/2014, tr979 - 983.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Duy Bình, Trần Thùy Linh, Hoàng Thị Hiền, Tạ Mạnh Cường, Đào duy Trinh (2012), “Nghiên cứu sự biến động về thành phần loài ve giáp (Acari: Oribatida) tại khu công nghiệp Thụy Vân và vùng phụ cận - thành phố Việt Trì”, Kỷ yếu Hội Nghị sinh viên nghiên cứu khoa học các trường đại học sư phạm toàn quốc lần thứ VI, tr421- 425.
2. Vương Thị Hòa (1996), “Nghiên cứu động vật chân khớp bé (Microarthropoda) ở đất vùng rừng thị trấn Tam Đảo”, tr13-46.
3. Triệu Thị Hường và cs (2012), “Nghiên cứu sự biến động về thành phần loài ve giáp (Acari: Oribatida) tại khu công nghiệp Bình Xuyên và phụ cận thuộc huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc”, Kỷ yếu Hội Nghị sinh viên nghiên cứu khoa học các trường đại học sư phạm toàn quốc lần thứ VI, tr538- 543.
4. Trần Đình Nghĩa (chủ biên) (2005), Sổ tay thực tập thiên nhiên, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, tr. 5-42.
5. Vũ Quang Mạnh (2007), Động vật chí Việt Nam, Bộ Ve giáp Oribatida,
Nxb KH và KT, 21, tr. 15 - 346.
6. Vũ Quang Mạnh, Lưu Thanh Ngọc, Đào Duy Trinh (2007), “Giống Ve giáp Peroxylobates Hammer, 1972 ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học ĐHQG Hà Nội, 23(2), tr. 278-285.
7. Vũ Quang Mạnh, Jeleva M., 1987. “Ve giáp (Oribatida, Acari) ở miền Bắc Việt Nam, Ve giáp thấp”, Tạp chí sinh học, tr.46 - 48.
8. Vũ Quang Mạnh, Cao Văn Thuật (1990), “Cấu trúc nhóm Chân khớp bé (Microathropoda) ở đất vùng đồi núi đông bắc Việt Nam”, Thông báo khoa học, ĐHSP HN, tr.14 - 20.
9. Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hòa (1995), “Danh sách các loài Ve giáp đất (Acari: Oribatei) ở Việt Nam”, Tạp chí sinh học, 17 (3), tr. 49 - 55 (CĐ). 10. Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hòa (2002), “Dẫn liệu bổ sung về cấu trúc
và vai trò quần xã Ve giáp (Acari: Oribatei) vùng rừng Tam Đảo, Bĩnh Phúc, nxb Nông nghiệp, tr314 - 318.
11. Vũ Quang Mạnh, Vương Thi Hòa(2002), “Dẫn liệu về nhóm chân khớp bé(Microarthropora) ở đất Cà mau(Minh Hải) và Từ Liêm(Hà Nội)” Thông báo khao học ĐHSP Hà Nội, tr11-16
12. Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Xuân Lâm, Khiếu Thị Nhàn (2005), Ve giáp họ Scheloribatidae Grandjean, 1953 (Acari: Oribatei) Ở Việt Nam”, Báo cáo Khoa học về Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật, Hội thảo quốc gia, 15/5/2005,
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Nxb Nông nghiệp, tr. 156 - 164.
13. Vũ Quang Mạnh, Lê Thị Quyên, Đào Duy Trinh (2006), “Họ Ve giáp Oppiidae Grandjean, 1954 (Acari: Oribatida) ở Việt Nam, I. Các phân họ Pulchroppiinae, Oppiellinae, Mystroppiinae, Brachyoppiinae, Arcoppiinae”, Tạp chí sinh học, 28(3), tr. 1-8.
14. Vũ Quang Mạnh, Lưu Thanh Ngọc, Nguyễn Hải Tiến (2008), “Cấu trúc quần xã Chân Khớp bé (Microarthropoda: Oribatida, Collembola) ở đất liên quan đến đặc điểm thảm cây trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam”, Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 5(6), tr. 81 - 86.
15. Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh (2006), “Ve giáp họ Oppiidae Grandjean, 1954 (Acari: Oribatida) ở Việt Nam, II, Phân họ Oppiinae Grandjean, 1951 và Multioppiinae Balogh, 1983”, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, T, XXII, 4, tr. 66 - 75.
16. Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, Nguyễn Hải Tiến (2008), “Nghiên cứu cấu trúc quần xã động vật đất, - Yếu tố chỉ thị sự phát triển bền vững của hệ sinh thái đất, - Báo cáo tại Hội nghị Techmart Tây Nguyên”, 24 - 27/4/2008, Buôn Mê Thuật, Đắc Lắc, tr. 1 - 7.
17. Đào Duy Trinh, Trịnh Thị Thu, Vũ Quang Mạnh (2010), “Dẫn liệu thành phần loài, đặc điểm phân bố và đại động vật khu hệ Oribatida ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ”, Tạp chí khoa học DHQGHN, Khoa học tự nhiên và Công nghệ 26(2010), tr49 - 56.
18. Đào Duy Trinh, (2011) “Thành phần và cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở vườn quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ”, Luận án tiến sĩ sinh