Chỉ số đồng đều(J’)

Một phần của tài liệu Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên độ cao 300m, thuộc rừng quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (LV01305) (Trang 44)

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.2.4.Chỉ số đồng đều(J’)

Chỉ số đồng đều (J’) ở đai cao 300m, sinh cảnh đất rừng tự nhiên thuộc VQG Cúc Phương cũng có sự biến động theo chiều hướng giảm dần, cao nhất ở tầng đất A1 (J’ = 0,9103) chung ở cả hai lần lấy mẫu; tiếp theo là tầng 0 (J’ = 0,9069); thấp nữa là tầng đất A2 (J’ = 0,8941) và thấp nhất ở tầng +1 (J’ = 0,8607). Cụ thể ở hai lần thu mẫu như sau: Đối với các mẫu thu ở mùa mưa, tầng A1: J’ = 0,9258; tầng 0: J’ = 0,9205; tầng đất A2: J’ = 0,8997; tầng +1: J’ = 0,8995; mùa khô: tầng A1: J’ = 0,9407; tầng 0: J’ = 0,9107; tầng đất A2: J’ = 0,9057; tầng +1: J’ = 0,9053. Tuy nhiên sự chênh lệch giá trị J’ giữa các tầng phân bố và các lần thu mẫu là không đáng kể.

Qua quá trình thống kê và phân tích các giá trị định lượng của quần xã Oribatida (MĐTB, chỉ số đa dạng loài - H’; chỉ số đồng đều - J’) ở đai cao 300m của sinh cảnh đất rừng tự nhiên thuộc VQG Cúc Phương, phản ánh sự đa dạng và phong phú của khu hệ Oribatida. Cùng với các phương pháp điều tra thực địa cho thấy ở đai cao 300m của sinh cảnh đất rừng tự nhiên thuộc VQG Cúc Phương gần như ít bị tác động của con người biểu hiện ở các chỉ số định lượng: MĐTB, chỉ số đa dạng loài (H’), chỉ số đồng đều(J’) khá cao. Kết quả này phần nào phản ánh được sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến điều kiện sống của khu hệ Oribatida. Trong thời điểm thu mẫu thì điều

kiện môi trường ở đây khá thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của quần xã này. Khu hệ có hệ thống thảm thực vật phong phú về chủng loại, độ che phủ lớn, lớp đất bề mặt có tỉ lệ mùn cao, tầng thảm lá và xác vụn thực vật dày. Do đó, đây chính là những điều kiện cần thiết tốt nhất cho khu hệ Oribatida sinh trưởng và phát triển, cũng chính những lý do này mà các chỉ số định lượng của khu hệ thu được là khá cao.

3.2.5. Các loài Oribatida ưu thế ở đai cao 300m, thuộc VQG Cúc Phương

Theo tác giả Ermilov S. G., Chistyakov M. P., 2007 [28] thì những loài được gọi là ưu thế trong quần xã là những loài có độ ưu thế chiếm từ 5% tổng số cá thể chung cuả quần xã trở lên đối với từng sinh cảnh và đối với từng tầng phân bố qua những lần thu mẫu khác nhau. Ở mỗi thới điểm thu mẫu khác nhau, tại điểm thu mẫu có sự thay đổi về điều kiện môi trường như thời tiết, khí hậu, độ ẩm,... Cho nên đã làm thay đổi tính chất của môi trường nơi khu hệ các sinh vật đang sinh sống nói chung và của khu hệ Oribatida nói riêng. Do đó, ở mỗi thời điểm thu mẫu, ứng với những điều kiện sống khác nhau thì sẽ có những tập hợp các cá thể ưu thế khác nhau đặc trưng cho điều kiện sống tại chính thời điểm đó hay ở từng sinh cảnh hoặc từng tầng phân bố, đồng thời tập hợp loài ưu thế này cũng có sự biến động về số lượng. Vì vậy, sự thay đổi này đã phản ánh khá chính xác về sự thay đổi của điều kiện môi trường sống.

Trong những điều kiện môi trường sống thuận lợi và mang tính chất tự nhiên thì số loài ưu thế có số lượng cá thể không thể vượt trội hơn so với tổng số các loài có trong khu hệ của địa điểm nghiên cứu. Tuy nhiên trong những điều kiện bất lợi và luôn thay đổi của môi trường sống thì bản thân chúng phải có những sự điều chỉnh nhất định của cơ thể để thích nghi với những điều kiện sống mới đó. Điều này có thể dẫn tới có thể sẽ có loài nào đó bị đào thải khỏi quần xã hoặc có loài sẽ có sự điều chỉnh bản thân để thích nghi theo

hướng mới làm thay đổi cấu trúc các loài ưu thế trong cấu trúc quần xã Oribatida. Trên cơ sở đó người ta có thể phán đoán được chiều hướng diễn thế của sự thay đổi này để dẫn tới sự thay đổi trong cấu trúc của quần xã.

Bảng 3.3. Các loài Oribatida ƣu thế ở đai 300m thuộc VQG Cúc Phƣơng, lần lấy mẫu ngày 18/5/2013

STT Loài ƣu thế Mùa mƣa

A1 A2 0 +1 1 Perxylobates vermiseta 6.25 2 Furcoppia parva 10.4 3 Zetochestes saltator 10.4 4 Eremobelba capitata 18.75 5 Cultroribula lata 6.25 27.2 8.1 6 Lohmannia javana 6.25 7 Dolicheremaeus lineolatus 6.25 5.1 8 Eremella vestita 6.25 6.1 9 Rhysotritia ardua 9.09 10 Phyllhermannia gladiata 9.09 11 Brasilobates maximus 13.6 12 Liebstadia humerata 18.18 12.2 9.61 13 Allozetes pusillus 13.6 14 Archegozetes longisetosus 9.2 9.61 15 Allozetes pusillus 6.1 16 Aokiella florens 8.1 17 Austrocarabodes szentivanyi 5.1 18 Xylobateslophotrichus 9.2 19 Hermanniella thani 13.46 20 Euscheloribates samsinaki 5.7 21 Unguizetes clavatus 7.69 22 Epilohmannia cylindrica 7.69

Ghi chú: % - Đơn vị tính độ ưu thế.

A1- Tầng đất 0 - 10cm. 0 - Tầng lá, xác vụn thực vật.

A2 - Tầng đất 11 -20cm. +1 - Tầng rêu, xác vụn thực vật. Từ kết quả phân tích được tổng hợp ở bảng 3.3. cho thấy, ở đai cao 300m của sinh cảnh đất rừng tự nhiên, thuộc VQG Cúc Phương ở lần thu mẫu và mùa mưa (tháng 5/2013) chúng tôi đã ghi nhận được 22 loài ưu thế ở cả 4 tầng phân bố. Trong đó, có 2 loài ưu thế xuất hiện ở cả 3 tầng phân bố là loài

Cultroribula lata Aoki, 1961 (A1; A2; 0); Liebstadia humerata Sellnick, 1928 (A1; 0; +1); có 3 loài phân bố ở 2 trong bốn tầng phân bố là: Dolicheremaeus lineolatus Balogh et Mahunka, 1967;Eremella vestita Berlese, 1913; Arcoppia longisetosa Balogh, 1982; các loài còn lại chỉ xuất hiện ở duy nhất một tầng phân bố là: tầng A1 ghi nhận được 8 loài ưu thế, trong đó có 3 loài ưu thế là xuất hiện ở cả tầng phân bố khác và còn lại 5 loài chỉ ưu thế ở tầng đất A1 là:

Perxylobates vermiseta; Furcoppia parva; Zetochestes saltator; Eremobelba capitata; Lohmannia javana. Có 3 loài chỉ ưu thể ở tầng A2: Rhysotritia ardua; Phyllhermannia gladiata; Brasilobates maximus; ở tầng 0 có 9 loài ưu thế trong đó có 4 loài chỉ ưu thế ở tầng 0;Allozetes pusillus; Aokiella florens; Austrocarabodes szentivanyi; Xylobateslophotrichus. Tầng +1 có 6 loài ưu thế trong đó có 3 loài ưu thế chung ở 3 tầng hoặc 2 tầng phân bố, còn lại 3 loài chỉ ưu thế ở tầng +1 là: Hermanniella thani; Euscheloribates samsinaki; Unguizetes clavatus; Epilohmannia cylindrica. Đồng thời từ nội dung bảng 3.3 cho thấy các loài ưu thế ở 4 tầng phân bố trong lần thu mẫu này có những loài có độ ưu thế rất cao (2 loài Eremobelba capitata; Liebstadia humerata có độ ưu thế đạt 18,18%). Từ kết quả này có thể thấy rằng quần xã Oribatida ở khu vực lấy mẫu có khả năng đang ở điểm cực thuận về điều kiện sống hoặc khu vực sống còn mang tính tự nhiên rất cao.

Xét riêng rẽ các tầng phân bố với nhau thì tầng 0 có 9 loài ưu thế, đây là tầng có số loài ưu thế nhiều nhất. Tuy nhiên, độ phần trăm ưu thế của các

loài ở tầng phân bố này không cao so với mức độ ưu thế của các loài ở tầng A1. Ở tầng A1 có 8 loài ưu thế trong đó có loài Eremobelba capitata có tỷ lệ ưu thế rất cao (18,18%), riêng 2 loài Cultroribula lata; Liebstadia humerata

ưu thế ở cả 3 tầng phân bố và có độ ưu thế rất cao và sự chênh lệch giá trị này gữa các tầng là khá cao dao động từ 5,1 cho đến 27,2.

Như vậy, các Oribatida ở đai cao 300m, sinh cảnh đất rừng tự nhiên thuộc VQG Cúc Phươngcó giá trị đều khá cao ở cả 4 tầng phân bố. Điều này cho thấy rằng ở mỗi tầng phân bố đều có một tập hợp các loài Oribatida ưu thế với nhau và cũng thay đổi theo tầng phân bố. Điều này cũng phù hợp với quy luật tự nhiên đó là các loài trong quần xã luôn có xu hướng quần tụ lại với nhau.

Hình 3.3. Biểu đồ cấu trúc ƣu thế quần xã Oribatida đai 300m của VQG Cúc Phƣơng (mẫu thu ngày 18/5/2013)

Ghi chú:Số thứ tự của loài từ 1 đến 22 là số thứ tự của tên loài ở

Lần thu mẫu vào mùa khô (11/2013), kết quả chúng tôi ghi nhận được như sau.

Bảng 3.4. Các loài Oribatida ƣu thế ở đai 300m thuộc VQG Cúc Phƣơng, lần lấy mẫu ngày 9/11/2013

STT Loài ƣu thế Mùa khô

A1 A2 0 +1 1 Cultroribula lata 17.85 13.5 12,12 24.12 2 Eremella vestita 7.1 6.12 3 Brasilobates maximus 7.1 4 Liebstadia humerata 7.1 13.5 9.0 8.16 5 Fissicepheus elegans 17.85 6 Belba corynopus 17.85 7 Allozetes pusillus 10.8 6.5 8 Rhysotritia duplica 8.1 9 Dolicheremaeus inaequalis 21.62 10 Tectocepheus cuspidentatus 8.1 11 Archegozetes longisetosus 8.2 10.2 12 Aokiella florens 8.2 13 Xylobateslophotrichus 6.5 14 Scheloribates fimbriatus 6.5 15 Acrotocepheus triplicornutus 6.06 16 Hermanniella thani 8.16 17 Dolicheremaeus ornata 6.12 18 Dolicheremaeu 8.16

Ghi chú: % - Đơn vị tính độ ưu thế

A1 - Tầng đất 0 - 10cm 0 - Tầng lá, xác vụn thực vật.

Từ kết quả bảng 3.4. cho thấy, ở lần thu mẫu này chúng tôi đã ghi nhận được 18 loài Oribatida ưu thế ở cả 4 tầng phân bố. Trong đó có hai loài ưu thế ở cả 4 tầng phân bố và chiếm tỷ lệ khá cao là loài: Cultroribula lata (24,12% ở tầng lá) và loài Liebstadia humerata; có 3 loài ưu thế ở hai trong bốn tầng phân bố là: Eremella vestita; Allozetes pusillus và loài Archegozetes longisetosus.

Các loài còn lại chỉ ưu thế ở từng tầng riêng biệt, cụ thể: tầng đất A1 có 3 loài là Brasilobates maximus;Fissicepheus elegans Belba corynopus, tầng đất A2 có 6 loài ưu thế trong đó có 3 loài chỉ ưu thế ở tầng này là

Rhysotritia duplica; Dolicheremaeus inaequalisTectocepheus cuspidentatus, tầng 0 có 4 loài:Aokiella florens; Xylobateslophotrichus; Scheloribates fimbriatus; Acrotocepheus triplicornutus, tầng +1 có 3 loài là:

Hermanniella thani; Dolicheremaeus ornata và Dolicheremaeus inaequalis. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tong đó đạt ưu thế cao nhất là ở tầng 0 là loài Cultroribula lata (đạt tương ứng 24,12%), tầngA2 có loài Dolicheremaeus inaequalis có độ ưu thế cũng khá cao (21,02%); tầng A1 có 3 loài có độ ưu thế cao là Cultroribula lata; Fissicepheus elegans; Belba corynopus (đều có giá trị tương ứng là 17,85%); đối với tầng +1 có giá trị ưu thế cao nhất cũng là loài Cultroribula lata(12,12%). Nhìn chung, các loài Oribatida ưu thế ở lần thu mẫu này có sự biến động với biên độ khá chênh lệch nhau, thấp nhất từ 6,5% và cao nhất là 24,12%, tuy nhiên các loài ưu thế này đều đạt giá trị ưu thế khá cao ở cả 4 tầng phân bố. Điều này cho thấy, ở mỗi tầng phân bố đều có những tập hợp các loài ưu thế khác nhau và thay đổi theo từng tầng. Đồng thời trong lần thu mẫu này còn ghi nhận được sự có mặt của loài Cultroribula lata có mặt ở cả 4 tầng phân bố mà điều đặc biệt là loài này đều có độ ưu thế cao nhất ở 3/ 4 tầng phân bố. Điều đó chứng tỏ rằng, đây là loài có phổ phân bố rộng và có khả năng thích nghi được ở tất cả các môi trường sống tương đối gần nhau về các điều kiện sinh thái.

Hình 3.4. Biểu đồ cấu trúc ƣu thế Oribatida đai 300mcủa VQG Cúc Phƣơng (mẫu thu ngày 9/11/2013)

Ghi chú:Số thứ tự của loài từ 1 đến 18 là số thứ tự của tên loài ở

3.2.6. Bàn luận và nhận xét

Kết quả nghiên cứu và định loại khu hệ Oribatida ở đai cao 300m, sinh cảnh đất rừng tự nhiên thuộc VQG Cúc Phương ở hai lần thu mẫu đã ghi nhận 59 loài Oribatida. Trong đó tầng đất mặt A1 và tầng đất sâu A2 có 49 loài, tầng lá 37 loài và tầng rêu 25 loài. Các chỉ số phản ánh mức độ phong phú và đa dạng của khu hệ Oribatida ở điểm lấy mẫu này được thể hiện qua các chỉ số cụ thể như sau:

Mật độ trung bình cao nhất ở tầng A1 (đạt 3040 cá thê/m2

), tiếp theo là tầng đất A2 (đạt 2360 cá thể/m2), tầng lá (1155 cá thể/m2), tầng rêu (đạt 103 cá thể/kg).

Độ đa dạng loài (H’): Chỉ số đa dạng loài (H’) ở các tầng phân bố khác nhau có sự chênh lệch không đáng kể, dao động từ 2,5 đến dưới 4,0. Cụ thể: Tầng rêu có chỉ số đa dạng loài thấp nhất với H’ = 2,578; cao nhất ở tầng đất mặt A1 có H’ = 3,965; còn lại đối với tầng đất sâu A2 và tầng lá có giá trị H’ lần lượt là 2,672 và 2,989.

Độ đồng đều (J’): Chỉ số J’ ở các tầng phân bố cũng được ghi nhận với sự biến động khác nhau ggiữa các tầng phân bố ở cả hai lần thu mẫu. Chỉ số J’ cao nhất ở tầng đất mặt A1 và thấp nhất ở tầng đất sâu A2 (J’ = 0,9013 và J’ = 0,8941).

Từ kết quả phân tích các chỉ số định lượng cơ bản của quần xã Oribatida ở đai cao 300m, sinh cảnh đất rừng tự nhiên, thuộc VQG Cúc phương. Chúng tôi nhận thấy rằng ở từng thời điểm thu mẫu khác nhau có điều kiện thời tiết và khí hậu khác nhau đều cũng có ảnh hưởng đến số lượng cá thể của các loài trong quần xã. Do đó có thể khẳng định rằng ngoài yếu tố tự nhiên của khu vực lấy mẫu thì sự thay đổi của các nhân tố sinh thái của môi trường cũng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự biến động số lượng của Oribatida, từ đó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của các chỉ số định lượng của

quần xã Oribatida. Điều này cũng phù hợp với quy luật của quá trình chọn lọc tự nhiên là trong những điều kiện sống luôn thay đổi của môi trường thì bản thân sinh vật luôn có những thay đổi của cơ thể hay tập tính sống để thích nghi được với điều kiện sống mới.

3.3. Cấu trúc quần xã Oribatida ở đai cao 300m, sinh cảnh đất RTN ở VQG Cúc Phƣơng VQG Cúc Phƣơng

3.3.1. Đa dạng thành phần loài

Quần xã Oribatida ở đai cao 300m, sinh cảnh đất RTN thuộc VQG Cúc Phươngđã ghi nhận sự có mặt của các Oribatida với số lượng và thành phần loài khác nhau ở 4 tầng phân bố theo chiều thẳng đứng và được thống kê ở bảng sau:

Bảng 3.5. Chỉ số định lƣợng cấu trúc quần xã Oribatida ở các tầng phân bố theo chiều thẳng đứng, đai cao 300m thuộc VQG Cúc Phƣơng

Tầng Tầng phân bố

Mùa mƣa Mùa khô

Chỉ số A1 A2 +1 0 A1 A2 +1 0 S 19 8 13 14 13 13 16 19 S1 54 61 MĐTB 3840 1760 97 490 2960 2240 110 1155 H’ 2.98 2.818 2.307 2.83 2.403 2.321 2.51 2.8 J’ 0.9258 0.898 0.89 0.898 0.910 0.905 0.9 0.94

Ghi chú: S: Số lượng loài theo tầng phân bố

A1: Tầng đất 0 - 10cm S1: Số lượng loài theo mùa

A2: Tầng đất 11- 20cm H’: Chỉ số đa dạng

0: Tầng thảm lá J’: Chỉ số đồng đều

Để đánh giá, tìm hiểu ảnh hưởng của chiều sâu đất đến sự đa dạng thành phần loài, sự phân bố Oribatida trong hệ sinh thái đất, tôi tiến hành phân tích, đánh giá sự thay đổi của các chỉ số: Số lượng loài, mật độ trung bình, độ đa dạng loài (H’), chỉ số đồng đều (J’) theo 2 tầng sâu của đất theo chiều thẳng đứng là tầng đất mặt (A1: 0 -10cm) và tầng đất sâu (A2: 11 - 20cm) ở cả hai lần thu mẫu. Các số liệu thu được qua quá trình nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.5.

Từ kết quả bảng 3.5 cho thấy, số lượng loài thu được ở mùa mưa và mùa khô có giá trị tương đương nhau (mùa mưa 27 loài, mùa khô là 26 loài), như vậy sự chênh lệch này là không đáng kể. Xét về số loài theo độ sâu tầng đất, ta thấy.

Vào thời điểm mùa mưa, tầng đất 0 - 10cm có số loài (19 loài) nhiều hơn so với số loài thu được ở thời điểm mùa khô cũng của tầng này (13 loài). Tầng đất sâu (11- 20cm) số loài Oribatida thu được ở mùa mưa (8 loài) ít hơn so với số loài thu được ở mùa khô (13 loài).

Như vậy, từ bảng số liệu này cho thấy, nếu xét về tổng thể cả hai lần thu mẫu thì số lượng loài thu được ở cả hai mùa là tương đương nhau ở cả hai tầng phân bố. Tuy nhiên nếu xét riêng từng tầng phân bố thì ở tầng đất A2 ở hai lần lấy mẫu có sự chênh lệch đáng kể về số lượng loài.

3.3.2. Mật độ trung bình

Mật độ trung bình theo độ sâu tầng đất ở hai lần thu mẫu có chiều hướng cao nhất ở tầng đất mặt (0 -10cm) và thấp hơn ở tầng đất sâu (11- 20cm). Cụ thể như sau, mùa mưa tầng đất A1 có mật độ trung bình là 3840 cá thể/ m2; tầng đất sâu A2 có mật độ trung bình là 1760 cá thể/ m2; mùa khô, tầng A1 có

Một phần của tài liệu Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên độ cao 300m, thuộc rừng quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (LV01305) (Trang 44)