Thành phần phân loại học quần xã oribatida ở rừng tự nhiên

Một phần của tài liệu Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên độ cao 300m, thuộc rừng quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (LV01305) (Trang 37)

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.2.Thành phần phân loại học quần xã oribatida ở rừng tự nhiên

300m, thuộc VQG Cúc phương

Kết quả bảng 3.1 cho thấy, trong số các họ đã được ghi nhận có một số họ có số lượng loài và giống tương đối lớn chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số các loài và các giống đã thu được tại khu vực nghiên cứu. Cụ thể:

Họ Otocepheidae Balogh, 1961 có 3 giống, 8 loài chiếm tỷ lệ cao nhất trong các họ đã thu được (chiếm tương ứng 7.3% tổng số giống, 13.5% tổng số loài đã thu được); Họ Xylobatidae J. Balogh et P. Balogh, 1984 cũng bao gồm 3 giống nhưng chỉ có 7 loài (chiếm tương ứng 7.3% tổng số giống và11.86% tổng số loài); Tiếp theo là Họ Lohamanniidae berlese, 1916 cũng bao gồm 3 giống nhưng chỉ có 5 loài (chiếm tương ứng 7.3% tổng số giống và 8,47% tổng số loài); Họ Scheloribatidae Grandjean, 1953, cũng đã ghi nhận được 3 giống với 4 loài (chiếm tương ứng 7.3% tổng số giống và6.77% tổng số loài); HọCarabodidae C. L. Koch, 1837; Tectocepheidae Grandjean, 1954; Họ Oppiidae Grandjean, 1954 là ba họ đều có 2 giống và 2 loài (chiếm tương ứng 4.8% tổng số giống và 3.38% tổng số loài); có 4 họ mà mỗ họ chỉ có 1 giống và 2 loài là Họ Euphthiracaridae Jacot, 1930;HọHermanniidae Sellnick, 1928; Họ Eremobelbidae Balogh, 1961; Họ Nothridae Berlese, 1896 (chiếm tương ứng 3,5% tổng số loài), các họ còn lại chỉ bao gồm 1 giống và 1 loài chiếm số lượng khá cao (19 trên tổng số 30 họ chiếm 63% tổng số họ thu được tại khu vực nghiên cứu).

Trong số 59 loài mà chúng tôi ghi nhận được qua hai lần thu mẫu tại đai cao 300m ở sinh cảnh đất rừng tự nhiên thuộc VQG Cúc Phương, có 2 loài mà chúng tôi chưa định loại được tên loài là Cultroribula sp.và Liebstadia sp. trên cơ sở các mẫu vật đã thu được ở vùng đã nghiên cứu, các mẫu vật đã lưu trữ trong phòng thí nghiệm, các bộ sưu tập mẫu vật, các tài liệu và thông tin lưu trữ của GS. TSKH Vũ Quang Mạnh và TS. Đào Duy Trinh thì chúng tôi

có thể khẳng định rằng hai loài chưa được định tên có thể là loài mới cho khoa học. Tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, do hạn chế về thời gian cũng như các trang thiết bị hỗ trợ nên chúng tôi chưa định rõ tên của hai loài này. Hy vọng trong tương lai không xa thì hai loài này sẽ được định loại một cách cụ thể.

3.1.3. Thành phần loài quần xã Oribatida theo tầng thẳng đứng của sinh cảnh đất rừng tự nhiên ở đai cao 300m, thuộc VQG Cúc Phương

Bảng 3.1 còn cho chúng ta thấy được sự thay đổi về cấu trúc thành phần loài Oribatida ở các tầng phân bố theo chiều thẳng đứng của khu vực nghiên cứu ở cả hai lần lấy mẫu: A1: tầng đất mặt từ 0 -10cm; A2: tầng đất sâu 11- 20cm; 0: tầng thảm lá, xác vụn thực vật phủ trên mặt đất rừng; +1: tầng xác vụn thực vật và thảm rêu từ 0 - 100cm trên mặt đất rừng.

Trong 59 loài ghi nhận ở đai cao 300m, sinh cảnh đất rừng tự nhiên thuộc VQG Cúc Phương, đã xác định được 9 loài xuất hiện ở cả 4 tầng phân bố chiếm tương ứng 14,03%, bao gồm các loài: Archegozetes longisetosus

Aoki, 1965 giống Archeozetes Grandjean, 1931;Nanhermannia thainensis

Aoki, 1965 thuộc giống Nanhermannia Berlese, 1913; Cultroribula lata

Aoki, 1961 giống Cultroribula Berlese, 1908; Furcoppia parva Balogh et Mahunka, 1967 thuộc giống Ceratoppia Berlese, 1908; Aokiella florens

Balogh et Mahunka, 1967 giống Aokiella Balogh et Mahunka, 1967; Arcoppia longisetosaBalogh, 1982 của giống PulchroppiaSubias et Balogh, 1989; cuối cùng là loài Liebstadia humerata Sellnick, 1928;Allozetes pusillus Berlese, 1910. Có 3 loài xuất hiện ở 3 trong 4 tầng phân bố, bao gồm: Dolicheremaeus inaequalis Balogh et Mahunka, 1967; Dolicheremaeus lineolatus Balogh et Mahunka, 1967 và Brasilobates maximus Mahunka, 1988. Có 18 loài phân bổ ở hai tầng phân bố, 32 loài còn lại chỉ phân bố ở 1 tầng phân bố.

Trong đó ghi nhận sự xuất hiện của 10 loài chỉ có mặt ở tầng này là:xylobates Vermiseta;Javacarus kuehnelti; Cultroribula sp; Lohamannia javana; Xylobates Gracilis; Ceratoppia crassiseta; Zetochestes Santator; Phylhermannia similis;Pulchroppia vietnamica;Perxylobates vermiseta.

Có 5 loài được ghi nhận chỉ xuất hiện ở tầng A2:Cosmochthonius lanatus; Sphodrocepheus tuberculatus; Acrotocepheus duplicornutus; Scapheremaeus foveolatus; Punctoribates punctum.

Có 9 loài chỉ xuất hiện ở tầng thảm lá và xác vụn thực vật phủ trên mặt đất rừng ở cả hai lần lấy mẫu là:Eniochthonius minutissimus Berlese, 1904;

Austrocarabodes szentivanyi (Balogh et Mahunka, 1967; Acrotocepheus triplicornutus Balogh et Mahunka, 1967;Scapheremaeus foveolatus Mahunka, 1987; Xylobates capucinus (Berlese, 1908);Xylobateslophotrichus (Brerlese, 1904);Cordiozetes olahi (Mahunka, 1987); Oripoda excavata Mahunka, 1988. Ở tầng rêu không ghi nhận loài nào xuất hiện riêng đơn lẻ mà các loài phân bố ở tầng rêu thì phân bố ở cả các tầng còn lại.

3.1.4. Bàn luận và nhận xét

Kết quả nghiên cứu, phân tích và định loại Oribatida ở sinh cảnh đất rừng tự nhiên, đai cao 300m tại VQG Cúc Phương. Qua hai lần thu mẫu trong năm, chúng tôi đã ghi nhận sự có mặt của 59 loài, thuộc 41 giống của 30 họ. Trong đó đã định loại được tên của 57 loài, còn hai loài chưa định loại được tên và để ở dạng sp là Liebstadia sp.;Cultroribulasp. (Bảng 3.1.).

Kết quả nghiên cứu và ghi nhận, thành phần loài của quần xã Oribatida ở đai cao 300m, sinh cảnh đất rừng tự nhiên, thuộc VQG Cúc Phương khá đa dạng và phong phú về số họ, giống cũng như là số loài. Trong đó, có nhiều loài thích nghi và phân bố ở cả bốn tầng phân bố và ở cả hai lần lấy mẫu như

Archegozetes longisetosus;Nanhermannia thainensis; Cultroribula lata; Furcoppia parva;Aokiella florens; Arcoppia longisetosa; Liebstadia

humerata; Allozetes pusillus. Còn lại các loài đa số là có mặt ở 3 tầng hoặc hai tầng phân bố, có rất ít loài chỉ xuất hiện ở một tầng phân bố. Như vậy, có thể nói rằng ở đai cao 300m, sinh cảnh đất rừng tự nhiên của VQG Cúc Phương không những phong phú và đa dạng về số loài mà các loài này còn có sự thích nghi khá tốt với hầu như tất cả các loại môi trường ở các tầng phân bố theo chiều thẳng đứng mà chúng có thể sinh trưởng và phát triển được. Đồng thời có thể thấy rằng, số loài tuy không quá lớn so với một số vùng nghiên cứu khác như ở Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc hay Xuân Sơn, Phú Thọ mà tác giả Vương Thị Hòa, 1996 (63 loài, 39 giống, 25 họ)[2] và Đào Duy Trinh, 2011 (103 loài, 48 giống và 28 họ) [22] nhưng số loài của các giống thuộc các họ đã ghi nhận lại được phân bố đều ở các sinh cảnh, không có sự bủng nổ về số lượng cá thể hay số loài ở từng tầng nghiên cứu. Từ đó có thể thấy rằng công tác quản lý, bảo vệ ở VQG Cúc Phương luôn được sự quan tâm, giữ gìn và bảo vệ, ít bị tác động của con người cho nên các loài vẫn gần như tự chiếm cứ lấy vùng sống tự nhiên của riêng mình. Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự đa dạng và phong phú về số lượng họ, giống và loài ở khu vực nghiên cứu thuộc VQG Cúc Phương, là do VQG Cúc Phương có hệ thống thảm thực vật đa dạng với nhiều kiểu khác nhau như rừng tự nhiên, rừng trồng... Đồng thời, nơi đây còn là khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng nguyên sinh đặc dụng được thành lập từ rất sớm. Do đó, nơi đây gần như ít bị tác động của con người cho nên nó vẫn có giá trị cao về mặt sinh học. Mặt khác, VQG Cúc Phương với hệ thống thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới che phủ phần lớn diện tích rừng, cho nên tầng đất mặt thường có tỉ lệ mùn khá cao, tầng rêu ở các thân cây gỗ già hoặc cây gỗ đã chết cũng tương đối dày và phân bố rộng khắp... Chính những yếu tố tự nhiên vô cùng thuận lợi như vậy, cho nên đã tạo điều kiện cho các loài Oribatida có sự phân bố đa dạng về số loài cũng như số lượng mỗi cá thể có trong loài.

Nhìn chung, về cơ bản ở đai cao 300m, sinh cảnh đất rừng tự nhiên thuộc VQG Cúc Phương, số loài phân bố ở 4 tầng có sự chênh lệch nhau không đáng kể. Số loài tập trung nhiều nhất ở tầng lá 0 có 37 loài (chiếm tương ứng 62.71% tổng số loài); tiếp theo là tầng đất A1 có 25 loài (chiếm tương ứng 42.37%); thứ ba là tầng rêu có 25 loài (chiếm tương ứng 42.37% tổng số loài) và thấp nhất là ở tầng đất A2 có 24 loài và chỉ chiếm tương ứng 40.67% trong tổng số 59 loài được ghi nhận ở khu vực nghiên cứu. Như vậy, sự phân bố của oribatida theo độ sâu tầng đất có chiều hướng giảm từ tầng 0 cho đến tầng A2.

Cũng từ kết quả ở bảng 3.1 cho thấy sự phân bố của Oribatida tại khu vực nghiên cứu thuộc VQG Cúc Phương là sự tập trung nhiều loài ở tầng thảm lá và xác vụn thực vật, tầng thảm rêu và xác vụn thực vật phù hợp với quan sát thực địa tại điểm thu mẫu có thảm lá dày, thảm rêu phát triển tốt, có độ ẩm cao, ít chịu sự tác động của con người. Sự phân bố số lượng loài ở hai tầng sâu của đất là gần như nhau. Ở tầng đất mặt (tầng A1) có số loài nhiều hơn ở tầng đất sâu (tầng A2), do đó theo nhận định chủ quan của chúng tôi, thì kết quả này phản ánh khá chính xác về sự thích nghi của Oribatida ở các tầng đất khác nhau có điều kiện tự nhiên và điều kiện sống khác nhau thì khác nhau.

3.2. Thành phần loài Oribatida ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên, đai cao 300m thuộc VQG Cúc Phƣơng 300m thuộc VQG Cúc Phƣơng

Để đánh giá đặc điểm cấu trúc quần xã Oribatida đai cao 300m, sinh cảnh đất rừng tự nhiên, thuộc VQG Cúc Phương, tôi tiến hành phân tích 4 chỉ số định lượng cơ bản của Oribatida đối với 4 chỉ số định lượng cơ bản của Oribatida đối với kết quả của từng thời điểm lấy mẫu trong năm và với từng tầng phân bố. Các chỉ số định lựng cụ thể: Số lượng loài, mật độ trung bình (số cá thể /m2 đối với mẫu đất và mẫu lá; số cá thể/kg đối với mẫu rêu), chỉ số đa dạng loài (H’: chỉ số Shannon-Waever) và chỉ số đồng đều (chỉ số J’: chỉ

số Pielou). Đồng thời phân tích sự thay đổi các giá trị của 4 chỉ số định lượng này ở 4 tầng phân bố và ở mỗi thời điểm thu mẫu. Kết quả phân tích các chỉ số này sẽ phản ánh được đặc điểm khu hệ Oribatida của khu vực lấy mẫu như sau:

Có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái của môi trường đến cấu trúc định lượng của quần xã Oribatida.

Đánh giá mức độ đa dạng loài của Oribatida ở các tầng phân bố theo chiều thẳng đứng của mỗi lần lấy mẫu và chung của các lần lấy mẫu.

Kết quả phân tích còn phản ánh mức độ thích nghi của các loài trong quần xã tương ứng với sự thay đổi liên tục của điều kiện môi trường.

Phản ánh mức độ đồng đều của các quần xã Oribatida ở từng thời điểm và ở từng tầng phân bố của đai nghiên cứu.

Như vậy, từ kết quả định loại, phân tích ở trên và phân tích mối quan hệ qua lại giữa quần xã Oribatida với môi trường để chỉ ra được những nét đặc trưng cơ bản của quần xã, quần thể hay cá thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1. Đa dạng thành phần loài

Kết quả ghi nhận về số loài thu được ở 4 tầng phân bố theo chiều thẳng đứng ở sinh cảnh đất rừng tự nhiên ở đai cao 300m, thuộc VQG Cúc Phương qua hai lần thu mẫu có sự chênh lệch nhau không đáng kể (24 loài ở tầng đất sâu A2; 25 loài ở tầng đất mặt A1; 25 loài ở tầng rêu (tầng +1) và 37 loài ở tầng lá (tầng 0). Trong đó, tầng có số lượng loài nhiều nhất là tầng lá.

Đối với mẫu thu vào thời điểm của mùa mưa (5/2013), nhìn chung số lượng các loài Oribatida của lần lấy mẫu này có số lượng loài và giống ít hơn so với các mẫu được thu vào thời điểm của mùa khô (11 năm 2013). Đồng thời ở các tầng phân bố của sinh cảnh này, số lượng các loài ở mỗi tầng phân bố cũng có sự chênh lệch. Tuy nhiên sự chênh lệch này là không đáng kể. Cụ thể như sau: Những mẫu thu vào mùa mưa (ngày 18/5/2013) tầng đất A1- 19

loài; tầng đất A2- 8 loài; Tầng 0- 13 loài; Tầng lá - 14 loài. Mùa khô (9/11/2013) tầng đất A2- 13 loài; tầng đất A1 - 13 loài; tầng rêu (+1) - 16 loài; tấng lá (0) - 19 loài.

Bảng 3.2. Một số chỉ số định lƣợng cấu trúc quần xã Oribatida theo tầng phân bố ở đai cao 300m, VQG Cúc Phƣơng

Tầng Tầng phân bố

Mùa mƣa Mùa khô

Chỉ số A1 A2 +1 0 A1 A2 +1 0 S 19 8 13 14 13 13 16 19 S1 54 61 MĐTB 3840 1760 97 490 2960 2240 110 1155 H’ 2.98 2.818 2.307 2.83 2.403 2.321 2.51 2.8 J’ 0.9258 0.898 0.89 0.898 0.910 0.905 0.9 0.94

Ghi chú: S: Số lượng loài theo tầng phân bố

A1: Tầng đất 0 - 10cm S1: Số lượng loài theo mùa

A2: Tầng đất 11- 20cm H’: Chỉ số đa dạng

0: Tầng thảm lá J’: Chỉ số đồng đều

+1: Tầng rêu MĐTB: Mật độ trung bình

3.2.2. Mật độ trung bình

Mật độ trung bình của Oribatida ở hai mùa thu mẫu có biến động theo chiều hướng giảm dần, cao nhất là đất A1 giảm dần ở tầng A2 đến tầng 0 và thấp nhất ở tầng +1. Cụ thể như sau: mùa mưa; A1- 3840 cá thể /m2; tầng A2- 1760 cá thể/m2; tầng 0 - 490 cá thể/m2; thấp nhất ở tầng +1 - 97 cá thể/kg. mùa mưa: tầng A1- 2960 cá thể/m2; tầng A2 - 2240 cá thể/m2; tầng +1 - 110 cá thể/kg; tầng 0 - 1155 cá thể/m2.

3.2.3. Chỉ số đa dạng loài H’

Chỉ số đa dạng lòa (H’) của Oribatida tại điểm nghiên cứu là sinh cảnh đất rừng tự nhiên, đai cao 300m thuộc VQG Cúc Phương có kết quả như sau: chỉ số đa dạng loài (H’) cao nhất ở tầng A1 và có xu hướng giảm dần ở các tầng tiếp theo; thấp hơn là tầng đất A2; tầng 0 và thấp nhất ở tầng + 1 ở cả hai lần thu mẫu, (mùa mưa: A1: H’ = 2,98; A2: H’ = 2,818; 0: H’ = 2,8; +1: H’ = 2,307; mùa khô: A1: H’ = 2,403; A2: H’ = 2,321; 0: H’ = 2,181; +1: H’ = 2,15).

3.2.4. Chỉ số đồng đều (J’)

Chỉ số đồng đều (J’) ở đai cao 300m, sinh cảnh đất rừng tự nhiên thuộc VQG Cúc Phương cũng có sự biến động theo chiều hướng giảm dần, cao nhất ở tầng đất A1 (J’ = 0,9103) chung ở cả hai lần lấy mẫu; tiếp theo là tầng 0 (J’ = 0,9069); thấp nữa là tầng đất A2 (J’ = 0,8941) và thấp nhất ở tầng +1 (J’ = 0,8607). Cụ thể ở hai lần thu mẫu như sau: Đối với các mẫu thu ở mùa mưa, tầng A1: J’ = 0,9258; tầng 0: J’ = 0,9205; tầng đất A2: J’ = 0,8997; tầng +1: J’ = 0,8995; mùa khô: tầng A1: J’ = 0,9407; tầng 0: J’ = 0,9107; tầng đất A2: J’ = 0,9057; tầng +1: J’ = 0,9053. Tuy nhiên sự chênh lệch giá trị J’ giữa các tầng phân bố và các lần thu mẫu là không đáng kể.

Qua quá trình thống kê và phân tích các giá trị định lượng của quần xã Oribatida (MĐTB, chỉ số đa dạng loài - H’; chỉ số đồng đều - J’) ở đai cao 300m của sinh cảnh đất rừng tự nhiên thuộc VQG Cúc Phương, phản ánh sự đa dạng và phong phú của khu hệ Oribatida. Cùng với các phương pháp điều tra thực địa cho thấy ở đai cao 300m của sinh cảnh đất rừng tự nhiên thuộc VQG Cúc Phương gần như ít bị tác động của con người biểu hiện ở các chỉ số định lượng: MĐTB, chỉ số đa dạng loài (H’), chỉ số đồng đều(J’) khá cao. Kết quả này phần nào phản ánh được sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến điều kiện sống của khu hệ Oribatida. Trong thời điểm thu mẫu thì điều

kiện môi trường ở đây khá thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của quần xã này. Khu hệ có hệ thống thảm thực vật phong phú về chủng loại, độ che phủ lớn, lớp đất bề mặt có tỉ lệ mùn cao, tầng thảm lá và xác vụn thực vật dày. Do đó, đây chính là những điều kiện cần thiết tốt nhất cho khu hệ Oribatida sinh trưởng và phát triển, cũng chính những lý do này mà các chỉ số định lượng của khu hệ thu được là khá cao.

3.2.5. Các loài Oribatida ưu thế ở đai cao 300m, thuộc VQG Cúc Phương

Một phần của tài liệu Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên độ cao 300m, thuộc rừng quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (LV01305) (Trang 37)