Cấu trúc quần xã Oribatida ở đai cao 300m, sinh cảnh đất RTN

Một phần của tài liệu Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên độ cao 300m, thuộc rừng quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (LV01305) (Trang 54 - 55)

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.3.Cấu trúc quần xã Oribatida ở đai cao 300m, sinh cảnh đất RTN

VQG Cúc Phƣơng

3.3.1. Đa dạng thành phần loài

Quần xã Oribatida ở đai cao 300m, sinh cảnh đất RTN thuộc VQG Cúc Phươngđã ghi nhận sự có mặt của các Oribatida với số lượng và thành phần loài khác nhau ở 4 tầng phân bố theo chiều thẳng đứng và được thống kê ở bảng sau:

Bảng 3.5. Chỉ số định lƣợng cấu trúc quần xã Oribatida ở các tầng phân bố theo chiều thẳng đứng, đai cao 300m thuộc VQG Cúc Phƣơng

Tầng Tầng phân bố

Mùa mƣa Mùa khô

Chỉ số A1 A2 +1 0 A1 A2 +1 0 S 19 8 13 14 13 13 16 19 S1 54 61 MĐTB 3840 1760 97 490 2960 2240 110 1155 H’ 2.98 2.818 2.307 2.83 2.403 2.321 2.51 2.8 J’ 0.9258 0.898 0.89 0.898 0.910 0.905 0.9 0.94

Ghi chú: S: Số lượng loài theo tầng phân bố

A1: Tầng đất 0 - 10cm S1: Số lượng loài theo mùa

A2: Tầng đất 11- 20cm H’: Chỉ số đa dạng

0: Tầng thảm lá J’: Chỉ số đồng đều

Để đánh giá, tìm hiểu ảnh hưởng của chiều sâu đất đến sự đa dạng thành phần loài, sự phân bố Oribatida trong hệ sinh thái đất, tôi tiến hành phân tích, đánh giá sự thay đổi của các chỉ số: Số lượng loài, mật độ trung bình, độ đa dạng loài (H’), chỉ số đồng đều (J’) theo 2 tầng sâu của đất theo chiều thẳng đứng là tầng đất mặt (A1: 0 -10cm) và tầng đất sâu (A2: 11 - 20cm) ở cả hai lần thu mẫu. Các số liệu thu được qua quá trình nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.5.

Từ kết quả bảng 3.5 cho thấy, số lượng loài thu được ở mùa mưa và mùa khô có giá trị tương đương nhau (mùa mưa 27 loài, mùa khô là 26 loài), như vậy sự chênh lệch này là không đáng kể. Xét về số loài theo độ sâu tầng đất, ta thấy.

Vào thời điểm mùa mưa, tầng đất 0 - 10cm có số loài (19 loài) nhiều hơn so với số loài thu được ở thời điểm mùa khô cũng của tầng này (13 loài). Tầng đất sâu (11- 20cm) số loài Oribatida thu được ở mùa mưa (8 loài) ít hơn so với số loài thu được ở mùa khô (13 loài).

Như vậy, từ bảng số liệu này cho thấy, nếu xét về tổng thể cả hai lần thu mẫu thì số lượng loài thu được ở cả hai mùa là tương đương nhau ở cả hai tầng phân bố. Tuy nhiên nếu xét riêng từng tầng phân bố thì ở tầng đất A2 ở hai lần lấy mẫu có sự chênh lệch đáng kể về số lượng loài.

3.3.2. Mật độ trung bình

Mật độ trung bình theo độ sâu tầng đất ở hai lần thu mẫu có chiều hướng cao nhất ở tầng đất mặt (0 -10cm) và thấp hơn ở tầng đất sâu (11- 20cm). Cụ thể như sau, mùa mưa tầng đất A1 có mật độ trung bình là 3840 cá thể/ m2; tầng đất sâu A2 có mật độ trung bình là 1760 cá thể/ m2; mùa khô, tầng A1 có mật độ trung bình là 2960 cá thể/m2, tầng đất A2 có mật độ trung bình là 2240 cá thể/m2.

Một phần của tài liệu Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên độ cao 300m, thuộc rừng quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (LV01305) (Trang 54 - 55)