Định lượng flavonoid toàn phần bằng phương pháp cân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cốt toái bổ (Trang 40 - 43)

Cân chính xác khoảng 20(g) bột Cốt toái bổ, đã được xác định độ ẩm bằng máy phân tích độ ẩm Prescica của Thuỵ Sĩ . Cho dược liệu vào túi lọc . Đặt túi vào bình Soxhlet rồi chiết loại lạp bằng ether dằu hoả cho tới khi dịch chiết

chiết lên tờ giấy thấm được hơ trên lọ Amoniac đặc. Lọc, cất thu hồi dung môi đến cắn , hoà tan cắn vào 30 ml nước cất và lọc . Cho dịch lọc vào bình gạn dung tích 250 ml . Chiết bằng ethyl acetat 10 lần , mỗi lần 15 ml . Gộp dịch chiết ethyl acetat rồi cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm, thu được cắn Havonoid toàn phần . Sấy cắn ở 80°c đến khối lượng không đổị Cân, rồi tính ra hàm lượng flavonoid toàn phần. Tiến hành làm 3 lần và lấy kêt quả trung bình.

Hàm lượng flavonoid toàn phần (Ftp) được tính theo công thức:.

Trong đó :

a : lượng cắn khô flavonoid(g)

A : khối lượng dược liệu đem định lượng(g)

X : hàm ẩm của dược liệu(%)

Kết quả định lượng flavonoid toàn phần được ghi ở bảng 3.9 và 3.10

Bảng 3.9. Kết quả định lượng flavonoid toàn phần của Drynaria bonii

Mẫu Khối lượng dược liệu(g) Hàm ẩm (%) Khối lượng cắn flavonoid(g) Hàm lương (%) 1 20,12 8,5 0,1726 0,94 2 19,96 8,5 0,1683 0,92 3 21,09 8,5 0,1829 0,95 Trung bình 0,937

Bảng 3.10.Kết quả định lượng flavonoid toàn phần của Drynaria fortune!

Mẫu Khối lượng dược liệu(g) Hàm ẩm (%) Khối lượng cắn flavonoid(g) Hàm lương (%) 1 21,08 5,48 0,1342 0,674 2 21,47 5,48 0,1398 0,689 3 19,32 5,48 0,1297 0,71

Kết luận : Hàm lượng flavonid toàn phần của loài Drynaria bonii (0,937%) cao hơn so với loài Drynaria fortunei (0,69%) ở hai mẫu mà chúng tôi nghiên cứụ

3.3. BÀN LUẬN

+ Nguồn dược liệu

Trên thị trường hiện nay chủ yếu là hai loài Drynaria bonii và Drynaria fortunei ,họ Dương xỉ (polypodiacecae). Trước đây thì loài D. fortunei được sử dụng rộng rãi nhưng do sự khai thác không có kế hoạch nên loài này đã trở nên hiếm hơn và đã được đưa vào danh sách đỏ. Để thay thế người ta đã sử dụng Drynaria bonii nhưng nếu không có sự khai thác hợp lỷ thì loài này cũng trở nên khan hiếm. Do đó để bảo vệ nguồn gen chúng ta cần có kế hoạch trổng trọt và khai thác hợp lý.

+ Hoá học

Việc nghiên cứu về hoá học của Cốt toái bổ ở Việt Nam còn rất ít chủ yếu là tham khảo tài liệu của Trung Quốc. Theo các tài liệu đó thì thành phần của flavonoid có hesperidin nhưng khi khảo sát trên hai mẫu thu hái tại hai tỉnh Hoà Bình và Lạng Sơn chúng tôi đã chứng minh được là không có hesperidin. Có thể là vào thời điểm chúng tôi thu hái thì hesperidin chưa có, cũng có thể cốt toái bổ của Việt Nam khác với của Trung Quốc.

+ Tác dụng dược lý

Theo các tài liệu chúng tôi tham khảo cốt toái bổ có tác dụng giảm đau, chống viêm. Tác dụng đó có thể là do saponin và flavonoid.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cốt toái bổ (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)