II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3.7 KỸ THUẬT TÁI CHẾ VÀ ĐẤU TRỘN
3.7.1 Tái chế
Trong quá trình sản xuất, đôi khi sản phẩm cuối cùng có chất lượng kém (gạo không trắng, không bóng, sọc đỏ nhiều…) hay gạo bảo quản lâu ngày bị lên cám, xuống màu…Ta không thể đem lượng hàng trên đi xuất mà phải dùng các biện pháp xử lý để gạo đạt yêu cầu, các biện pháp này gọi là tái chế. Thường tại phân xưởng, quá trình tái chế chủ yếu là cho gạo vào sàng tạp chất (sàng bụi và trứng côn trùng, sâu mọt) rồi đưa vào máy lau lại và sấy để giảm độ ẩm.
3.7.2 Đấu trộn
Đấu trộn gạo là phương pháp điều hòa các chỉ tiêu chất lượng của các lô hàng với nhau để tạo ra những lô hàng có chỉ tiêu chất lượng đúng với yêu cầu hợp đồng mới. Đấu trộn gạo nhằm cải thiện các tính chất của gạo mà trước đó việc tái chế chưa thực hiện được triệt để.
Quá trình đấu trộn gạo được tiến hành qua các bước sau
Thông qua kiểm nghiệm, xác định từng lô hàng, từ đó biết được các chỉ tiêu đã đạt và chưa đạt của từng lô hàng.
Căn cứ vào hợp đồng đặt hàng, chọn ra các lô hàng có tính chất phù hợp với nhau để đấu trộn nhằm tạo ra các sản phẩm có tính chất đúng theo yêu cầu hợp đồng.
Tiến hành đấu trộn các lô hàng với nhau.
Nguyên tắc đấu trộn
Đấu trộn giữa gạo có tỉ lệ tấm cao với gạo có tỉ lệ tấm thấp.
Giữa gạo có độ trắng cao với gạo có độ trắng thấp.
Giữa gạo có chất lượng cao với gạo có chất lượng thấp hơn.
Giữa gạo có độ ẩm cao với gạo có độ ẩm thấp. Quy trình đấu trộn gạo được thể hiện ở hình 21.
Áp dụng quy tắc đường chéo để đấu trộn :
VD: có 2 lô hàng gạo 15% tấm và gạo 25% tấm. Để được gạo 20% tấm, ta đấu trộn như sau:
Vậy ta đấu trộn theo tỉ lệ 1 bao gạo 15% tấm và 1 bao gạo 25% tấm để được 2 bao gạo 20% tấm. Hộc nguyên liệu Băng tải Bồ đài Sàng Trống trộn Thùng thành phẩm 15 | 25 – 20 | 1 25 | 15 – 20 | 1 | | | | C A C B B A A B B-C A-C 15-20 25-20 25 15 C 20
CHƢƠNG 4: KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA ĐỘ ẨM GẠO NGUYÊN LIỆU ĐẾN HIỆU SUẤT THU HỒI GẠO NGUYÊN THÀNH PHẨM VÀ SỰ THAY ĐỔI TỶ LỆ GẠO NGUYÊN Ở CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT GẠO TRẮNG
4.1 PHƢƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
4.1.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: từ ngày 07/01/2013 đến ngày 30/03/2013. Địa điểm: công ty TNHH TM-DV Quang Trung.
4.1.2 Dụng cụ thí nghiệm
- Xiên lấy mẫu - Máy chia mẫu
- Máy đo độ ẩm ( máy Kett) - Cân điện tử
- Sàng tách tấm
- Thước đo tấm và một số dụng cụ khác.
4.1.3 Nguyên liệu thí nghiệm
Nguyên liệu gạo lức chạy gạo 15% tấm.
4.2 PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
4.2.1 Thí nghiệm 1
- Thí nghiệm: khảo sát ảnh hưởng của độ ẩm gạo nguyên liệu đến hiệu suất thu hồi gạo nguyên thành phẩm.
- Mục đích: tìm ra độ ẩm thích hợp để sản xuất gạo thành phẩm có tỉ lệ hạt nguyên cao, từ đó nâng cao chất lượng gạo thành phẩm.
- Tiến hành thí nghiệm: lấy mẫu nguyên liệu của các lô gạo lức chạy ra gạo 15% tấm, mỗi mẫu lấy 3 lần. Các mẫu có độ ẩm khác nhau được đem đi đo độ ẩm sau đó phân tích tỉ lệ hạt nguyên cho từng mẫu.
4.2.2 Thí nghiệm 2
- Thí nghiệm: đánh giá tổn thất ở các công đoạn sản xuất gạo trắng. - Mục đích: khảo sát sự thay đổi gạo nguyên qua các công đoạn chế biến.
- Tiến hành thí nghiệm: khi nhà máy thu mua nguyên liệu ta tiến hành lấy mẫu từng lô nguyên liệu, kí hiệu rồi đem phân tích tỉ lệ gạo nguyên. Khi nguyên liệu đem vào sản xuất ta tiếp tục lấy mẫu của nguyên liệu đó ở từng công đoạn và đem phân tích gạo nguyên. Ghi nhận kết quả.
4.3 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN
4.3.1 Ảnh hưởng của độ ẩm gạo nguyên liệu đến hiệu suất thu hồi gạo nguyên thành phẩm. phẩm.
Bảng 4: Sự thay đổi độ ẩm nguyên liệu ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi gạo nguyên thành phẩm
Độ ẩm (%) Gạo nguyên (%) Độ lệch chuẩn
16,5 57,7b 2,23
17 64,25a 1,34
17,5 67,03a 2,46
18,1 58,1b 1,99
Ghi chú: độ lệch chuẩn là một đại lượng thống kê mô tả dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần số.
Hình 22: Biểu đồ ảnh hƣởng của độ ẩm gạo nguyên liệu đến hiệu suất thu hồi gạo nguyên thành phẩm. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 16,5 17 17,5 18,1 ĐỘ ẨM G ẠO N G UY ÊN ĐỘ ẨM (%) G Ạ O NGUYÊN (%)
Qua biểu đồ hình 22 và bảng 4 cho thấy độ ẩm nguyên liệu khác nhau cho tỉ lệ gạo nguyên thành phẩm khác nhau. Hiệu suất thu hồi hạt nguyên ở độ ẩm từ 17 đến 17,5% là cao nhất, các độ ẩm ngoài khoảng giá trị này đều cho hiệu suất thu hồi hạt nguyên không cao. Nếu độ ẩm gạo nguyên liệu quá cao cấu trúc hạt mềm, nếu độ ẩm quá thấp cấu trúc hạt giòn cả hai dạng cấu trúc hạt đều không chịu được tác động của lực va chạm trong quá trình chế biến khi hạt gạo đi vào máy xát trắng hay lau bóng hoặc khi sấy thì tỉ lệ gãy cao làm giảm hiệu suất thu hồi hạt nguyên.
4.3.2 Khảo sát sự thay đổi tỷ lệ gạo nguyên ở các công đoạn sản xuất gạo trắng
Bảng 5: Sự thay đổi tỷ lệ gạo nguyên qua từng công đoạn chế biến
Công đoạn Gạo nguyên (%) Độ lệch chuẩn Nguyên liệu 80,89a 0,87 Xát trắng 68,78b 0,85 Lau bóng 66,98b 1,62
Sấy 61,09c 1,57
Hình 23: Biểu đồ sự thay đổi tỷ lệ gạo nguyên ở các công đoạn sản xuất gạo trắng CÔNG ĐOẠN 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
nguyên liệu xát trắng lau bóng sấy
CÔNG ĐOẠN G Ạ O N G U Y Ê N
Nguyên liệu Xát trắng Lau bóng Sấy
G
Ạ
O
NGUYÊN
Qua biểu đồ hình 23 và bảng 5 cho thấy có sự biến động về tỷ lệ hạt nguyên ở các công đoạn như sau:
- Từ công đoạn nguyên liệu đến công đoạn xát trắng có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê, tỷ lệ gạo nguyên giảm đáng kể là do trong quá trình xát trắng gạo phải chịu áp lực ma sát lớn trong buồng xát, lúc này những hạt xanh non, bạc bụng, hạt hư trong khối hạt có cấu trúc hạt mềm, xốp dễ bị gãy, vỡ khi va chạm.
- Từ công đoạn xát trắng đến công đoạn lau bóng tỷ lệ gạo nguyên không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê là do những hạt xanh non, bạc bụng…đã gãy ở công đoạn trước, đến công đoạn lau bóng dù gạo vẫn chịu áp lực nhưng gạo đã quen với áp lực nên tỷ lệ gạo gãy thêm là không đáng kể.
- Từ công đoạn lau bóng đến công đoạn sấy có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê, tỷ lệ hạt nguyên giảm đáng kể là do khi sấy sử dụng nhiệt độ cao làm khối hạt nóng lên cấu trúc hạt giòn hơn, gây ra sự gạn nứt ở hạt gạo khi chịu lực va chạm gạo bị gãy thành tấm.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Qua thời gian nghiên cứu và thực tập tại công ty TNHH TM-DV Quang Trung, thu nhận được kết quả như sau:
Xí nghiệp có một dây chuyền sản xuất hiện đại tự động hoá từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến khâu thành phẩm, các loại máy sử dụng trong dây chuyền sản xuất cũng như đội ngũ cán bộ nhân viên công ty có đủ khả năng đáp ứng những đơn đặt hàng lớn của thị trường trong và ngoài nước.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
- Độ ẩm gạo nguyên thành phẩm từ 17 đến 17,5% cho hiệu suất thu hồi gạo nguyên cao nhất.
- Tỷ lệ hạt nguyên giảm dần qua các công đoạn chế biến, giảm mạnh ở công đoạn xát trắng và sấy.
5.2 KIẾN NGHỊ
Cần khảo sát thêm ảnh hưởng của một vài yếu tố như hạt bạt bụng, hạt sọc đỏ… ảnh hưởng đến gạo nguyên thành phẩm như thế nào.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài Liệu công ty TNHH TM-DV Quang Trung
Hà Thanh Toàn, Dương Thị Phượng Liên (2012), Giáo trình công nghệ sau thu hoạch ngũ cốc, NXB Đại Học Cần Thơ.
Vũ Trường Sơn, Nhan Minh Trí, Bài Giảng Chế Biến Lương Thực (2000), Trường Đại Học Cần Thơ.
Các trang wed:
www.buivanngo.cm.vn www.lamico.com.vn www.sinco.com.vn
PHỤ LỤC
Thí nghiệm 1: Kết quả thống kê khảo sát sự thay đổi độ ẩm ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi gạo nguyên thành phẩm
ANOVA Table for gao nguyen by do am
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Between groups 190.631 3 63.5436 15.03 0.0012
Within groups 33.8197 8 4.22747 Total (Corr.) 224.45 11
Multiple Range Tests for gao nguyen by do am
Method: 95.0 percent LSD
do am Count Mean Homogeneous Groups
16.5 3 57.7467 X
18.1 3 58.1 X
17 3 64.25 X
17.5 3 67.0367 X
Thí nghiệm 2: kết quả thống kê tỉ lệ thu hồi gạo nguyên qua từng công đoạn
ANOVA Table for gao nguyen by cong doan
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Between groups 5306.04 3 1768.68 143.87 0.0000
Within groups 1278.55 104 12.2937 Total (Corr.) 6584.59 107
Multiple Range Tests for gao nguyen by cong doan
Method: 95.0 percent LSD
cong doan Count Mean Homogeneous Groups
4 27 61.7659 X
3 27 66.9859 X
2 27 68.7789 X