Cách lấy mẫu:

Một phần của tài liệu tìm hiểu quy trình chế biến gạo trắng và các thiết bị sản xuất chính tại công ty tnhh tmdv quang trung – sa đéc (Trang 41 - 42)

II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3.4.2.3 Cách lấy mẫu:

Muốn đánh giá chính xác phẩm chất của khối lương thực (trong kho, trên phương tiện vận chuyển, trong các dụng cụ chứa đựng…) thì yêu cầu phải lấy mẫu đại diện khách quan và thật chính xác để tiến hành kiểm nghiệm.

Mẫu lương thực đại diện là mẫu được chọn lấy một lượng vừa đủ để đại diện cho cả lô hàng, phải lấy ở nhiều đống và nhiều nơi của khối lương thực để có đủ các tính chất đại diện cho toàn khối lương thực.

Một số khái niệm về các loại mẫu trong kiểm nghiệm

 Mẫu đầu tiên (mẫu ban đầu): là mẫu lấy ra từ những điểm, vị trí đã quy định trước tùy theo từng loại, phẩm chất, quy cách đóng gói, chế biến, thời gian xuất nhập hàng lương thực. Khối lượng mẫu lấy theo quy định ≤ 250g, được áp dụng chung cho khối lương thực lớn lẫn nhỏ.

 Mẫu chung:Là tổng cộng các mẫu ban đầu gom lại, khối lượng mẫu chung ≥ 2 kg. Nếu khối lương thực rất lớn (200 – 300 tấn) thì khối lượng mẫu chung cũng lớn theo, vì vậy phải lấy mẫu trung bình ngay sau khi có mẫu chung.

 Mẫu trung bình: là lượng mẫu lấy ra từ mẫu chung sau khi tráo trộn, chia đều bằng cách chia bốn hoặc bằng máy trộn chia mẫu. khối lượng mẫu trung bình ≤ 2kg.

 Mẫu phân tích: là lượng mẫu được lấy từ mẫu trung bình với một khối lượng cần thiết theo yêu cầu các chỉ tiêu cần phân tích. Thông thường là từ 20-30g.

 Mẫu lưu: là mẫu cần giữ lại một thời gian để đối chiếu phẩm chất giữa 2 bên giao - nhận, để xác định kết quả của một phương pháp kiểm nghiệm hoặc kiểm tra việc thực hiện hợp đồng kinh tế của các đơn vị. Thông thường, khối lượng mẫu lưu bằng với khối lượng mẫu trung bình. Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu thực tế mà khối lượng mẫu lưu có thay đổi.

 Trước khi tiến hành lấy mẫu, ta phải xác định tính đồng nhất của khối lương thực bằng cảm quan và qua lý lịch hàng. Khi lấy mẫu phải loại bỏ những bao mốc, ướt, không cùng quy cách.

Vị trí bao lấy mẫu :

Trong một bao lấy tại 3 điểm : đầu, giữa và cuối bao.

Trong khối lương thực chất theo cây, lô thì lấy cả 5 mặt và định tầng, điểm trên các đường chéo của các mặt khối lương thực, hoặc lấy theo hình chữ Z.

+ Tầng: sát trên mặt, giữa và sát đáy. Nếu chiều cao của khối lương thực khoàng 1,5m thì ta lấy 3 tầng mỗi tầng 0,5m.

+ Điểm: có thể lấy nhiều điểm nằm trên đường chéo của các mặt khối lương thực. Nếu mặt khối lương thực 100m2 thì ta lấy 5 điểm (4 điểm ở góc và 1 điểm ở giữa).

Thông thường tại xí nghiệp, do điều kiện chất xếp chỉ theo mặt bằng kho nên nếu lấy cả 5 mặt của lô hàng là không thể nên thường lấy ngẫu nhiên và lấy đến khi đủ số lượng mẫu cần thiết là được.

Một phần của tài liệu tìm hiểu quy trình chế biến gạo trắng và các thiết bị sản xuất chính tại công ty tnhh tmdv quang trung – sa đéc (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)