Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Một phần của tài liệu chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Trang 34 - 38)

5. Kết cấu đề tài

2.2.2Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trước đây, Bộ luật Lao động năm 1994 quy định mức bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn khá sơ xài, chưa cụ thể. Bộ luật này chỉ quy định mức bồi thường thiệt hại đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và mức bồi thường chỉ quy định ít nhất bằng 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp “Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động”19. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến dưới 81% thì không quy định cụ thể về mức bồi thường thiệt hại. Không quy định mức bồi thường trong trường hợp suy giảm từ 5% đến dưới 81%, việc bồi thường phải dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, nhưng trên thực tế người quyết định mức bồi thường vẫn là người sử dụng lao động, người lao động không thể quyết định mức bồi thường vì người lao động phụ thuộc vào người sử dụng lao động về việc làm, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động.

Tuy nhiên, mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến dưới 81% đã được bổ sung và quy định cụ thể trong Nghị định số 110/2002 ngày 27 tháng 12 năm 2002 của

GVHD: Võ Thị Bảo Trâm 29 SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh

Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động như sau:

“Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% đến dưới 81% thì cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có)”20. Tức là người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10% thì được bồi thường ít nhất bằng 1,5 tháng lương theo hợp đồng lao động. Suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng lên 1% thì cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường là tiềnlương theo hợp động lao động, tiền lương của người lao động được quy định cụ thể trong hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi tai nạn lao động xảy ra hoặc trước khi được xác định bị bệnh nghề nghiệp, gồm lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) theo quy định hiện hành. Trường hợp thời gian làm việc không đủ 6 tháng thì lấy mức tiền lương của tháng liền kề hoặc tiền lương theo hình thức trả lương tại thời điểm xảy ra tai nạn lao động, xác định bị bệnh nghề nghiệp để tính bồi thường.

Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định rõ chế độ bồi thường đối với người học nghề, tập nghề bị suy giảm khả năng lao động. Người học nghề, tập nghề bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng lương tối thiểu. Quy định tiền lương căn cứ tính bồi thường là tháng lương tối thiểu là phù hợp với thực tiễn, vì người học nghề, tập nghề không ký hợp đồng lao động.

Ngoài ra, Thông tư số 10/2003 ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn bổ sung thêm một số hướng dẫn chi tiết về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp “Việc bồi thường đối với tai nạn lao động được thực hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó; Việc bồi thường đối với bệnh nghề nghiệp được thực hiện từng lần. Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động lần khám đầu và sau đó kể từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm

20 Khoản 4 Điều 1 Nghị định 110/2002 ngày 27 tháng 12 năm 2002 của chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

GVHD: Võ Thị Bảo Trâm 30 SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh

khả năng lao động tăng hơn so với lần trước liền kề”. Tai nạn lao động xảy ra gây ảnh hưởng ngay tức khắc đến sức khỏe của người lao động bị tai nạn lao động, người lao động cần phải được bồi thường thiệt hại để điều trị phục hồi sức khỏe để tiếp tục làm việc và mỗi vụ tai tai nạn lao động xảy ra có hậu quả, tổn thương đối với người lao động là khác nhau, hậu quả của tai nạn lao động lần trước không liên quan đến hậu quả của tai nạn lao động lần sau.

Các quy định trên giúp người lao động và người sử dụng lao động dễ xác định được số tiền bồi thường, cách thực hiện bồi thường đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, giảm sự tranh chấp giữa người sử dụng lao động và người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Bộ luật Lao động năm 2012 ra đời xây dựng quy định về mức bồi thường thiệt hại đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bị suy giảm khả năng lao động như sau: “Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng thêm 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động” 21.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn An bị bệnh nghề nghiệp, sau khi giám định sức khỏe và xác định ông An bị suy giảm khả năng lao động 20%. Tính mức bồi thường.

Do ông An bị suy giảm khả năng lao động trên 10%, nên ông An được bồi thường ít nhất 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và cứ tăng thêm 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Mà ông An bị suy giảm khả năng lao động là 20%, mức bị suy giảm khả năng lao động tăng thêm là 10%.

Ông An bị suy giảm khả năng lao động 10% thì được bồi thường ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và ông An được nhận thêm phần bồi thường do suy giảm khả năng lao động trên 10% ít nhất là 4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Mức bồi thường cho ông An bị suy giảm khả năng lao động 20% là: 1,5 + 4 = 5,5 tháng lương theo hợp đồng lao động.

Vậy ông An nhận được bồi thường thiệt hại là 5,5 tháng lương theo hợp đồng lao động.

Mặc dù, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định mức bồi thường đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Điều luật giúp người lao động, người

GVHD: Võ Thị Bảo Trâm 31 SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh

sử dụng lao động có thể dể tiếp cận, thực hiện. Tuy nhiên Bộ luật Lao động năm 2012 vẫn còn thiếu sót một số vấn đề chi tiết chưa quy định, hướng dẫn gây khó khăn, nhầm lẫn cho người áp dụng, dẫn đến việc tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động như các vấn đề sau:

Về tiền lương làm căn cứ bồi thường Bộ luật Lao động năm 2012 quy định là tiền lương theo hợp đồng lao động. Bộ luật Lao động năm 2012 quy định cụ thể tiền lương là gì và gồm các khoản phụ cấp nào “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận; tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác”22. Nhưng lại không quy định tiền lương làm căn cứ tính bồi thường là tiền lương theo hợp đồng lao động ngay trước khi xảy tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay bình quân 6 tháng tiền lương hợp đồng lao động liền kề trước khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trên thực tế thì người sử dụng lao động áp dụng tiền lương làm căn cứ bồi thường là bình quân 6 tháng tiền lương hợp đồng lao động liền kề trước khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Về vấn đề bồi thường đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhiều lần thì việc bồi thường thực hiện như thế nào, Bộ luật Lao động năm 2012; Nghị định số 45/2013 ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động vẫn chưa quy định. Vấn đề này dẫn đến việc người áp dụng tùy chọn cách thực hiện bồi thường có thể thực hiện bồi thường từng lần hoặc cộng dồn nhiều lần.

Về vấn đề bồi thường đối với người học nghề, tập nghề: Bộ luật Lao động năm 2012 quy định trong trường hợp có tai nạn lao động xảy ra thì áp dụng luôn cho cả người học nghề, tập nghề, nhưng Bộ luật Lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn hiện hành cũng chưa quy định, nhắc đến việc bồi thường đối với người học nghề, tâp nghề khi có tai nạn lao động xảy ra. Mặt khác, người học nghề, tập nghề thực hiện công việc như người lao động nhưng không được xem là người lao động, không ký kết hợp đồng lao động, chế độ không giống như người lao động, do đó tiền lương làm căn cứ bồi thường không thể áp dụng chung với người lao động. Cần phải có một quy định cụ thể về bồi thường riêng cho người học nghề, tập nghề bị tai nạn lao động.

Các vấn đề trên được quy định trong Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Nghị định số 110/2002 ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính

GVHD: Võ Thị Bảo Trâm 32 SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh

phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Thông tư số 10/2003 ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn bổ sung thêm một số hướng dẫn chi tiết về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nhưng các Nghị định và Thông tư hướng dẫn Bộ luật Lao động năm 1994 đã hết hiệu lực pháp luật, không thể áp dụng hướng dẫn cho Bộ luật Lao động mới năm 2012. Để tránh tình trạng nhầm lẫn, hay sử dụng Nghị định, Thông tư hướng dẫn Bộ luật Lao động cũ mà hướng dẫn áp dụng cho Bộ luật Lao động mới thì Chính phủ, các Bộ cần phải ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết về các vấn đề trên.

Một phần của tài liệu chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Trang 34 - 38)