Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động,

Một phần của tài liệu chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Trang 30 - 32)

5. Kết cấu đề tài

2.1.2Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động,

Lao động năm 2012 không quy định các quyền này. Nhưng Điều 144 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động là phải thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế và phải có trách nhiệm trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ trong thời gian điều trị.

Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định rõ ràng, cụ thể từng trường hợp xảy ra đối với người lao động, giúp người lao động nhận biết được quyền lợi của mình dễ dàng hơn.

2.1.2 Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bệnh nghề nghiệp

Khoản 2, 3 Điều 107 Bộ luật Lao động cũ năm 1994 quy định như sau:

“Người sử dụng lao động phải chịu chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa tham gia loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản tiền ngang với mức quy định trong Điều lệ Bảo hiểm xã hội;

Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật lao động”.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm về toàn bộ chi phí y tế, bồi thường thiệt hại cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tạo gánh nặng về tài chính cho người sử dụng lao động.

Năm 2008 Luật Bảo hiểm Y tế ra đời và quy định cụ thể về đối tượng tham gia, tổ chức khám chữa bệnh, thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Bộ luật Lao động năm 2012 là Bộ luật hiện hành có những sửa đổi, bổ sung để phù hợp Luật Bảo hiểm Y tế năm 2008 và phù hợp với những yêu cầu phát triển của xã hội.

GVHD: Võ Thị Bảo Trâm 25 SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh

Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế”.

Người sử dụng lao động và bảo hiểm y tế cùng chịu trách nhiệm chi trả chi phí điều trị của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quy định thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của người lao động và giảm bớt đi một phần trách nhiệm của người sử dụng lao động, đồng thời cũng nhắc người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và có trách nhiệm trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp vào quỹ bảo hiểm y tế.

Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ trong thời gian điều trị”17. Đây là một quy định mới mà Bộ luật Lao động năm 2012 bổ sung, nhằm đảm bảo người lao động bị tai nạn lao động được an tâm điều trị cho đến khi hoàn toàn hồi phục sức khỏe, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với người lao động.

Nghị định số 44/2013 ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động có bổ sung về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Khoản 1 Điều 5 quy định: “Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động bị tai nạn lao động hoặc được xác định bị bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tình trạng sức khoẻ của người lao động cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết”. Bổ sung này được áp dụng cho các trường hợp một người lao động mà ký kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động như cho thuê lại lao động, người lao động trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao. Người sử dụng lao động còn lại cần phải được biết về tình trạng sức khỏe của người lao động để đảm bảo được quyền lợi, nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động.

Khoản 3 Điều 5 quy định:“Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian điều trị, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động năm 2012; Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp

GVHD: Võ Thị Bảo Trâm 26 SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh

đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết theo quy định của pháp luật”.

Người lao động là người làm công ăn lương, thu nhập chính từ tiền lương hằng tháng, nếu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra mà người lao động cần phải nghỉ việc để điều trị mà không được người sử dụng lao động trả lương hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp, đối mặt với tình trạng thiếu thốn, cuộc sống không đảm bảo, lúc này người lao động không thể an tâm điều trị cho đến khi sức khỏe hồi phục. Quy định thể hiện rõ tinh thần bảo vệ người lao động trong mối quan hệ với người sử dụng lao động, phù hợp với nhu cầu thực tiễn khách quan.

Quy định cũng quan tâm đến quyền lợi của người sử dụng lao động, mục đích của người sử dụng lao động là lợi nhuận từ dây chuyền sản xuất, sản phẩm do người lao động làm ra. Nếu người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà phải điều trị dài hạn làm ảnh hưởng tới quy trình sản xuất, số lượng sản phẩm và lợi nhuận thì người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp này được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012 “Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 6 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục”.

Một phần của tài liệu chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Trang 30 - 32)