Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Một phần của tài liệu chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Trang 28 - 30)

5. Kết cấu đề tài

2.1.1Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trước đây, Bộ luật Lao động năm 1994 không có Điều luật cụ thể quy định về quyền của người lao động bị tai nạn lao động mà được lồng ghép vào cùng với trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quy định trên dẫn đến việc ảnh hưởng bất lợi đối với người lao động, vì người lao động trong giai đoạn này phần lớn trình độ còn thấp, và họ chỉ quan tâm đến mức lương mà người sử dụng lao động chi trả, không quan tâm đến những trường hợp rủi ro, nếu có rủi ro thì người lao động cũng không xác định được quyền lợi của mình, không biết quyền của mình được quy định ở Điều nào của Bộ luật Lao động năm 1994.

Từ những nhược điểm, bất cập của Bộ luật Lao động 1994 thì Bộ luật Lao động 2012 là Bộ luật Lao động hiện hành đã khắc phục được những nhược điểm, bất cập đó.

GVHD: Võ Thị Bảo Trâm 23 SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh

Bộ luật Lao động 2012 đã tách riêng quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thành một Điều luật cụ thể, được quy định tại Điều 145.

Khoản 1, 2 Điều 145 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;

Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên”.

Bảo hiểm xã hội là sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia15.

Hằng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề ngiệp bằng 1% trên quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động16. Người sử dụng lao động trực tiếp chịu trách nhiệm về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động. Do đó, các quy định của khoản 1, 2 Điều 145 là lẽ tất nhiên, đảm bảo lợi ích của người lao động.

Song song với quyền của người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định trên, nếu người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động thì người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành.

Khoản 3, 4 Điều 145 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:“Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường theo quy định Bộ luật Lao động năm 2012; Trường hợp do lỗi người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền theo quy định Bộ luật Lao động năm 2012”.

15 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2008.

16 Điều 43 Nghị định số 152/2006 ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

GVHD: Võ Thị Bảo Trâm 24 SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh

Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bồi thường cho người lao động theo quy định của khoản 3, 4 Điều 145 nêu trên.

Ngoài ra, người lao động còn được thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định; được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động trong thời

Một phần của tài liệu chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Trang 28 - 30)