5. Kết cấu đề tài
1.3.2 Đảm bảo lợi ích của các bên trong quan hệ lao động
Lợi ích kinh tế là mục tiêu cuối cùng mà các bên tham gia quan hệ lao động hướng tới. Lợi ích của người sử dụng lao động là giá trị thặng dư sức lao động của người lao động, còn lợi ích của người lao động là khoản tiền công được trả cho việc bán sức lao động hay còn gọi là tiền lương. Chế độ bồi thường thiệt hại mang lại cho bên thiệt hại một khoảng tiền nhất định bù đắp những giảm sút về sức khỏe mà bên thiệt hại phải gánh chịu. Chế độ bồi thường quy định mức bồi thường thiệt hại ở mức cơ bản đảm bảo người gây thiệt hại có thể bồi thường mà không gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh sản xuất. Mặt khác, chế độ bồi thường thiệt hại quy định việc đồng chi trả chi phí giúp giảm đi một phần gánh nặng tài chính đối với bên gây thiệt hại.
1.4 Sơ lược lịch sử quy định pháp luật về chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Pháp luật luôn là sự phản ánh xã hội một cách trung thực nhất, phản ánh những yêu cầu của cuộc sống trong từng giai đoạn cụ thể và điều chỉnh những hành vi, xử sự của con người phù hợp với những yêu cầu đó. Tùy theo từng điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, cùng với những đặc trưng riêng thì hệ thống pháp luật lại có những quy định khác nhau. Việc nghên cứu một chế độ pháp lý cụ thể cần được đặt trong mối liên hệ chung với lịch sử hình thành để thấy được bản chất của quy định.
Lịch sử hình thành và phát triển của chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gắn liền với lịch sử hình thành của luật lao động.