Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi có Bộ luật Lao động năm 1994

Một phần của tài liệu chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Trang 25 - 27)

5. Kết cấu đề tài

1.4.1Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi có Bộ luật Lao động năm 1994

Ngay từ sau năm 1945, trong các văn bản pháp luật đầu tiên được nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành, cơ chế bảo đảm quyền lợi cho các bên trong quan hệ lao động đã được chú trọng qua các quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại như:

Sắc lệnh số 29 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 12 tháng 3 năm 1947 cho đến nay vẫn được coi là Bộ luật Lao động đầu tiên của nước ta. Trong đó các quy định về chế độ bồi thường thiệt hại chiếm một vị trí quan trọng.

Sắc lệnh đã chú trọng đến việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, tránh sự lạm dụng của chủ sử dụng lao động nhằm bóc lột người lao động. Tai nạn lao động và bồi thường thiệt hại khi bị tai nạn lao động được đề cập đến tại Điều 149 của Sắc

GVHD: Võ Thị Bảo Trâm 20 SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh

lệnh quy định: “Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra cho công nhân bỏ việc làm hay công nhân khi làm việc và công nhân bị tai nạn lao động dù là lỗi tại mình hay không, nếu nghỉ việc quá 4 ngày thì được chủ bồi thường. Số tiền bồi thường được kể từ ngày hôm sau ngày xảy ra tai nạn. Ngày xảy ra tai nạn coi như công nhân vẫn làm việc, chủ vẫn trả lương”.

Những quy định về bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động đã được quy định cụ thể trong Sắc lệnh. Tuy nhiên, Sắc lệnh chưa quy định về chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị bệnh nghề nghiệp. Chưa quy định cụ thể về trình tự thủ tục, mức bồi thường. Đây là hạn chế khiến cho chế độ bồi thường trong giai đoạn này chưa có tính cưởng chế cao, phần lớn dựa vào sự thỏa thuận của các bên và chưa bảo vệ hợp lý về quyền lợi của người lao động.

Từ năm 1954 đến những năm trước đổi mới, chúng ta chủ trương thiết lập nền kinh tế tập trung, bao cấp với vai trò độc tôn của kinh tế quốc doanh và tập thể, chế dộ sở hữu tư nhân không được coi trọng, sở hữu nhà nước và tập thể được đặc biệt quan tâm và được đặt ở vị trí trung tâm. Xu thế kinh tế tập trung, bao cấp sẽ có tác động đến các chính sách của Nhà nước về lao động và quản lý lao động.

Trong giai đoạn này, quyền lợi Nhà nước được quan tâm hàng đầu. Việc bảo vệ tài sản của xã hội chủ nghĩa được đề cao. Nhà nước chú trọng nhiều đến hành vi vi phạm kỷ luật gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, trách nhiệm vật chất của công nhân, viên chức nhà nước đối với tài sản của nhà nước. Nhà nước chưa thật sự quan tâm đến người lao động và vấn đề bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động.

Năm 1986 đất nước tiến hành đổi mới, xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, đa hình thức tạo động lực phát triển kinh tế, xây dựng nên lực lượng lao động đông đảo. Thực tiễn đồi hỏi cần phải có cơ chế để điều chỉnh các vấn đề trên cho phù hợp.

Pháp lệnh Bảo hộ Lao động số 61 năm 1991 của Hội đồng Nhà nước đã thể hiện sự quan tâm đến người lao động, các bệnh nghề nghiệp trong lao động được quan tâm. Các khái niệm cơ bản về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã được quy định cụ thể. Điều 20 quy định: “Tai nạn lao động làm chết người hoặc làm tổn thương bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động xảy ra trong quá trình lao động, gắn với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”. Điều 21 quy định: “Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại đối với người lao động”.

GVHD: Võ Thị Bảo Trâm 21 SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh

động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động như sau:“Người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng nguyên tiền công, tiền lương, kể cả phụ cấp trong thời gian điều trị, điều dưỡng, được trợ cấp, bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Từ những năm mới xây dựng đất nước thì Nhà nước ta đã bảo vệ, quan tâm đến người lao động và những vấn đề bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nhưng chưa quy định rõ về trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại. Vấn đề bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Trang 25 - 27)