Ngôn ngữ đối thoạ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thế giới nhân vật trong truyện ngắn của jack london (Trang 46 - 47)

Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), Nxb Đà Nang, tr.882:

2.5.1 Ngôn ngữ đối thoạ

Đối thoại là “sự tương tác bằng lời” giữa người nói và người nghe trong quá trình giao tiếp cụ thể. Đối thoại là lời đối đáp của các nhân vật với nhau trong cuộc giao tiếp, nó xuất hiện như một phản ứng đáp lại lời nói trước [13].

Khắc hoạ nhân vật bằng biện pháp đối thoại, J. London đã đế nhân vật của mình tự trực tiếp phát ngôn ra những suy nghĩ, con người thật nhất của mình mà không hề che giấu dưới bất kì hình thức ngôn ngữ hoa mỹ nào. Trong truyện ngắn

Sóng lớn Canaca hai ông bà Li Bactơn đã có cuộc đối thoại “Xin lỗi em! Anh thều thà bằng một giọng đau đớn sau khi hít vội một hơi - Buông anh ra- anh nói hổn hển, dằn từng tiếng, giọng đau đớn-Hãy để một mình anh chết cuộc đời em còn đáng sóng lắm, chị nhìn anh với vẻ mặt đầy oán trách, nhưng Em sóng làm gì nếu khng phải để vì anh ...-Không anh không thể -Anh thét lên giọng bi thảm...”. Cuộc đối thoại giữa hai người đối là cuộc giằng co, một sự thử thách cho tình yêu của hai

người, và để thử thách tình yêu đó thì nhân vật người chồng đã giả vờ bị chuột rút khi bơi dưới biển. Trong truyện Người đàn bà sinh ban đêm Nhân vật Tifden đã kể lại câu chuyện về một người đàn bà mà anh ta gặp, trong cuộc đối thoại với nhân vật Liuxi mỗi câu nói của nàng là một lời tâm sự , khát vọng về một tình yêu lãng mạn, chân thật, một hạnh phúc đơn giản “Tôi đọc được một nỗi buồn thèm khát cái nỗi buồn mà tôi cảm thấy khát khao được có Tôxô ở đây - Đe làm gì - Đế tôi lấy ông ta làm chồng, đôi lúc tôi cảm thấy cô đơn quá vì dù sao tôi cũng chỉ là một người đàn bà, một người đàn bà bình thường nhất” [9, 149]. Biện pháp đối thoại được J. London sử dụng khá thành công . Nhà văn để các nhân vật trong tác phẩm của mình đối đáp, trò truyện với nhau một cách tự nhiên. Qua đó làm nổi bật cá tính, quan niệm sống và đặc điểm khác của nhân vật tính cách, lứa tuổi và hơn thế nữa là nó thể hiện được không chỉ cái tâm hồn cá tính bên trong mà nó còn thể hiện được cái hình thức bên ngoài của nhân vật.

Đọc truyện ngắn của J. London ta thấy nhàvăn sử dụng ngôn ngữ đối thoại không quá cầu kì, gọt giũa mà thô mộc dân dã tự nhiên. Biện pháp đối thoại được nhà văn sử dụng hết sức phong phú và đa dạng. Trong từng tình huống cụ thể, với từng đối tượng, tác giả đều có sự lựa chọn ngôn ngữ đối thoại phù hợp để nhân vật hiện lên một cách chân thực nhất về tính cách cũng như quan điểm tư tưởng của mình. Đây được xem là công cụ đắc lực giúp nhà văn và bạn đọc khám phá chiều sâu tâm lý nhân vật.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thế giới nhân vật trong truyện ngắn của jack london (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w