Xung đột giữa con người với thiên nhiên

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thế giới nhân vật trong truyện ngắn của jack london (Trang 30 - 32)

Như vậy, qua phần phân tíc hở trên chúng ta có thể thấy được tác giả đã thành công trong việc tạo nên một thế

2.2.1 Xung đột giữa con người với thiên nhiên

Trong tình huống xung đột giữa con người với thiên nhiên, J. London luôn đặt con người vào môi trường thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt. Đó là khung cảnh miền Bắc cực hoang vu mịt mù tuyết rơi và gió hú, là miền biển phương Nam với sóng lớn dữ dội và bão tố hoành hành, là những quần đảo khủng khiếp và những thung lũng hoang sơ... Trong môi trường thiên nhiên mênh mông, hoang sơ và đầy nguy hiểm ấy, con người thường xuất hiện trong tư thế đơn độc, một số nhân vật thậm chí không có nổi một cái tên. Điều đó khiến cho hình ảnh con người trở nên mờ nhạt, và thiên nhiên vì thế càng trở nên khốc liệt và nguy hiếm hơn. Thiên nhiên được J. London thể hiện như một sinh thể vô cảm, thù địch, luôn gia tăng sự đe dọa đối với tính mạng con người. Trước khung cảnh thiên nhiên như thế, con người trong truyện của J. London bao giờ cũng là con người hành động, vượt lên tất cả sự đe dọa của thiên nhiên để bảo toàn sự sống của mình và vươn tới những mục đích tốt đẹp. Trong cuộc vật lộn chống lại sức mạnh tàn hại của thiên nhiên, con người đã tự bộc lộ rõ những phẩm chất tính cách và tâm hồn của mình. Thiên nhiên hoang vắng, khốc liệt, đầy bất trắc khiến cho tính cách của nhân vật bộc lộ rõ nét hơn trong cuộc tồn sinh dữ dội và quyết liệt. Quá trình gia tăng sức mạnh của thiên nhiên đồng hành với quá trình bộc lộ tính cách của nhân vật.

Truyện Sự im lặng màu trắng là dẫn chứng tiêu biểu cho xung đột giữa con người với thiên nhiên. Trong truyện ngắn này J. London viết: “Thiên nhiên có nhiều cái để nhắc nhở con người về cái chết (...) nhưng mạnh mẽ hơn và khủng khiếp hơn tất cả là sự im lặng màu trắng trong cái thờ ơ, hiu quạnh của nó” [9, 12]. Đối lập với thiên nhiên lạnh lùng, vô cảm thì “con người là cái phần nhỏ duy nhất của sự sống còn sót lại đang chuyển động giữa một sa mạc chết trắng buốt”. Một bên là thiên nhiên bao la, vô cảm, với sức mạnh hủy diệt, một bên là con người bé nhỏ với sức mạnh có hạn. Cuối cùng Mâyxơn- nhân vật chính của truyện đành phải gác lại giấc mộng về cuộc sống giàu sang và từ biệt người vợ yêu quý của mình để nằm lại trong tuyết trắng. “Đen giữa trưa mặt trời chiếu sáng bằng một thứ ánh sáng màu đỏ nhỏ, nhưng chang bao lâu cũng tắt. Sự im lặng màu trắng như đang chế giễu anh, anh bỗng thấy sợ, Kit vung roi quất bầy chó, vộ vã phóng đi giữa cái sa mạc mênh mông màu trắng [9, 22]. Cái chết của Mâyxơn là một lời cảnh tỉnh đối với con người trong cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên. Thiên nhiên đầy bí hiểm với sức mạnh hủy diệt luôn là mối đe dọa khủng khiếp đến tính mạng của con người.

Truyện ngắn Ngôi nhà của Mapithi cũng có sự xuất hiện của tình huống xung đột giữa con người với thiên nhiên, nhưng lần này đối diện với thiên nhiên hoang sơ, khắc nghiệt không phải là một người đàn ông mạnh mẽ, mà là một bà lão. Bà lão Nauri là một thổ dân vùng biển có sức sống mạnh mẽ đến kỳ diệu được J. London thể hiện như một người anh hùng. Ngay sau đó bão tố nổi lên, biển dậy sóng cuốn trôi hàng ngàn người xuống biển. Bà lão Nauri cũng bị bão ném ra biển. Mặc dù đã ngót sáu mươi tuổi nhưng bà lão vẫn ra sức chống chọi với bão biển. Không ai có thế hình dung nổi là bà lão Nauri lại có thể sống sót trở về sau ngần ấy thử thách gian khố. Chỉ có một người luôn mang trong mình một tình yêu cuộc sống mãnh liệt, một niềm tin vào sức sống kỳ diệu của con người thì mới có thế tưởng tượng ra điều đó. Thiên nhiên hoang dã đầy bất trắc và nguy hiểm là môi trường đế thanh lọc con người, đế cho con người tự bộc lộ hết mọi phẩm chất tính cách của mình. Mặt khác, qua xung đột giữa con người với thiên nhiên, J. London đã thể hiện tư tưởng mang tính triết lí của mình: “Thế giới tự nhiên bao la và bí hiểm khôn lường, sức mạnh của con người ta hữu hạn. Muốn chiến thắng trong cuộc chinh phục tự nhiên thì con người cần phải đoàn kết xích lại gần nhau để có thêm sức mạnh”. Xung đột giữa con người với thiên nhiên hoang dã cũng có thể xem là một ẩn dụ cho mối xung đột giữa con người với môi trường xã hội.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thế giới nhân vật trong truyện ngắn của jack london (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w