Như vậy, qua phần phân tíc hở trên chúng ta có thể thấy được tác giả đã thành công trong việc tạo nên một thế
2.1.2 Tình huống thử thách và tình huống ngẫu nhiên
Trong truyện ngắn của J. London, tình huống thử thách thường là hệ quả của các tình huống bi kịch và xung đột, còn tình huống ngẫu nhiên có khi là biến cố đầu tiên có ý nghĩa thắt nút (như trong truyện Sự im lặng màu trắng), cũng có khi xuất hiện sau và giữ vai trò thêm “gia vị” cho câu chuyện được kế thêm kịch tính (thí dụ như trong truyện Sóng lớn CanaCa).
Trong truyện ngắn Sóng lớn Canaca, có sự xuất hiện của tình huống thử thách với tư cách là một giải pháp nghệ thuật mà J. London sử dụng đế kết thúc tình huống xung đột. Nhân vật Li Bactơn đã giả vờ bị chuột rút để thử thách tình yêu của Iđa khi hai vợ chồng đang ở giữa sóng nước canaca dữ dội. Người Mỹ thường thực dụng, họ không coi trọng lời nói mà chỉ đánh giá cao giá trị của việc làm. Iđa đã chứng tỏ tình yêu đích thực và sự chung thuỷ của mình với người chồng của mình bằng hành động dũng cảm, bất chấp sự nguy hiểm khó khăn đang bủa vây trước mắt để cứu chồng. Sau khi tình huống thử thách kết thúc, hai vợ chồng nhận ra tình yêu mãnh liệt mà họ giành cho nhau, họ quấn quýt bên nhau trong niềm hạnh phúc trọn
vẹn. “Tim Li Báctơn đập rộn ràng. Vợ anh không hề nói đến chuyện chính chị cũng có thế chết. Thì ra đây chính là tình yêu chân chính, tình yêu đã được thử thách, tình yêu lớn lao khi con người ta quên đi bản thân, chỉ nghĩ đến người mình yêu. - Còn anh thì là người đáng tự hào nhất trên trần gian, - anh nói, - bởi vì anh có người vợ dũng cảm nhất trên đời. - Dũng cảm ư? - chị phản đối. - Tại em yêu anh. Khi chưa có nguy cơ mất anh, em vẫn còn chưa biết em yêu anh đến mức nào. Bây giờ thì vợ chồng mình quay vào bờ đi. Em muốn được riêng một mình bên anh, để anh ôm em và em sẽ kể anh nghe, em yêu anh đến mức độ nào và sẽ mãi mãi yêu anh như thế. Sau đấy nửa tiếng đồng hồ, họ bơi một mạch vào đến bờ rồi bước trên mặt cát rắn và ẩm, tiến vào phòng thay quần áo, giữa đám người ăn không ngồi rồi đang trên bãi tắm. - Hai anh chị làm cái trò gì ngoài ấy thế? - một trong số thuyền trưởng của Câu lạc bộ hỏi đôi vợ chồng trẻ - Chỉ đùa thôi chứ gì? - Vâng, chúng tôi đùa đấy, - Iđa mỉm cười trả lời” [10, 195].
Cũng trong truyện ngắn này còn có sự xuất hiện của tình huống ngẫu nhiên, đó là tình huống Li Bactơn vô tình chứng kiến vợ anh và Xani vụng trộm hôn nhau trong bóng tối. Tình huống này xuất hiện có tác dụng đẩy cao kịch tính, khi mà chính ông chồng đã nhìn thấy tận mắt anh chàng Xani hôn vợ của mình ngay sau bữa tiệc, và chính tình huống này đã càng tạo cho câu chuện có phần thêm hấp dẫn kịch tính và nó được đặt ngay ở phần của cuối câu chuyện này, đồng thời cũng góp phần thế hiện rõ tính cách bình tĩnh và bản lĩnh ứng xử người chồng hiện tại của cô ta, và sự nghi ngờ lại một lần nữa được hoá giải khi mà cô vợ đã kế toàn bộ sự thật cho chồng nghe. Thay vì giận Xani thì chồng của Iđa đã có thái độ cảm thương cho anh chàng này.
Trong một số truyện ngắn khác cũng có lúc tình huống ngẫu nhiên xuất hiện một cách độc lập, giữ vai trò quyết định trong việc thúc đẩy diễn tiến cốt truyện, và góp phần không nhỏ vào việc khắc họa tính cách, số phận nhân vật. Ở truyện Sự im lặng màu trắng, cây thông khổng lồ mang trên mình gánh nặng năm tháng và tuyết trắng bỗng nhiên đổ xuống và cướp đi tính mạng của Mâyxơn, nhân vật người đàn ông trong truyện Tình yêu cuộc sổng bất ngờ bị trượt chân trên một phiến đá, để rồi sau đó bị người bạn đồng hành bỏ rơi trong suốt cuộc hành trình đầy gian khổ và nguy hiếm.Tình huống bất ngờ còn được thể hiện trong truyện ngắn Một trạm nghỉ,
cuộc gặp gỡ giữa nhân vật Giôn Mexnor với gã tình địch và cô vợ chưa li dị của mình. Bất ngờ thứ hai là ở phần kết của truyện, Giôn Mexnor đã đồng ý ra đi để nhường lại căn lều hoang cho cô vợ hư hỏng và gã tình nhân của cô ta. Đổi lại gã tình nhân kia phải trả cho Giôn Mexnor một số tiền vàng. Sau cuộc kì kèo ngã giá, Giôn Mexnor ra đimột mình. Trước lúc ra đi anh đã đổ hết số tiền vàng xuống hố sâu băng tuyết. Theo logic tâm lí đời thường, thì chắc chắn sẽ không có chuyện Giôn Mexnor nhường lại căn lều cho kẻ thù. Cũng không ai ngờ Giôn Mexnor đã đổ hết tiền vàng xuốnghố sau khi đã qua một cuộc mặc cả rất gay go. Cách kết thúc đầy bất ngờ như vậy đã mang đến cho truyện ngắn này những chiều sâu tư tưởng. Trước hết đó là sự trả thù đau đớn nhất và thông minh nhất mà Giôn Mexnor dành cho đôi tình nhân kia. Đó cũng là cách đểj. London thế hiện triết lí sâu sắc của mình về cuộc sống: “vàng bạc có thể đổi được mọi thứ nhưng không thể mua nổi nhân cách con người”.
Tình huống truyện là yếu tố then chốt, là điếm nhấn nghệ thuật mà người đọc có thế thấy rõ trong bất kỳ truyện ngắn nào của J. London. Mỗi truyện ngắn của ông bao giờ cũng có ít nhất là một tình huống truyện. Thậm chí có những truyện có hai hoặc ba tình huống đan xen với nhau (chẳng hạn, Sóng lớn CanaCa, Một trạm nghỉ, Tình yêu cuộc song...). Việc tạo ra những tình huống khác nhau, dù có khi ngay trong một tác phẩm, điều đó càng khẳng định sự tìm tòi sáng tạo của J. London trên hành trình nghệ thuật. Với hệ thống tình huống truyện phong phú, đa dạng, J. London đã thể hiện thành công thế giới nhân vật. Đồng thời cũng qua các tình huống truyện mà nhà văn đã thể hiện được cái nhìn sâu sắc trước hiện thực cũng như những trăn trở, khát vọng của mình đối với con người và xã hội.