Phật giáo Việt Nam tham gia phòng ngừa vi phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người và giá trị kế thừa ở Việt Nam hiện nay (Trang 101 - 102)

Xuất phát từ việc Phật giáo không tách rời lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, có thể thấy rằng trong tư tưởng Phật giáo, lợi ích cá nhân và xã hội phải đi cùng để tạo ra một hạnh phúc cho nhân loại. Triết lí này của Phật giáo được thể hiện trong Năm giới điều, chuẩn mực nền tảng đạo đức của Phật giáo. Con người nên tuân giữ Năm giới để làm cho cuộc sống không bị tổn hại, không vi phạm pháp luật quốc gia, vì lợi ích cá nhân và vì lợi ích cho cả xã hội. Chúng cần thiết để hình thành xã hội dân chủ, cuộc sống yên lành. Bởi vì Phật giáo là tôn giáo có tính xã hội, với tinh thần nhập thế rất sâu.

Chúng ta hoàn toàn nên và có thể kết hợp giáo dục nhà trường với các tổ chức xã hội, các cơ sở Phật giáo trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho mọi người, nhất là cho học sinh, sinh viên. Sự kết hợp này sẽ không những

làm đa dạng, phong phú hoạt động giáo dục mà còn tận dụng và phát huy được các ưu thế của cơ sở Phật giáo, tu sĩ Phật giáo vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho người học. Những giá trị tích cực của văn hóa Phật giáo góp phần xây dựng nền tảng đạo đức cho mỗi con người: Tư tưởng không hại người tất sẽ hạn chế hành vi hành hạ, gây thương tích hay tổn hại cho người khác; người hiếu hạnh sẽ hạn chế xảy ra hành vi vi phạm đạo đức gia đình và tội ác loạn luân, nghịch tử; tư tưởng yêu thương con người, hòa hợp môi trường, môi sinh tất sẽ hạn chế xu hướng phá hủy môi trường; người không tham, sân, si tất sẽ sống đạo hạnh, hạn chế xu hướng phạm tội kinh tế, không lừa đảo, chiếm đoạt tài sản không phải của mình làm ra, không làm hàng giả, độc hại cho người khác tiêu dùng...

Một phần của tài liệu Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người và giá trị kế thừa ở Việt Nam hiện nay (Trang 101 - 102)