Tiếp cận theo hướng tích cực, bền vững

Một phần của tài liệu Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người và giá trị kế thừa ở Việt Nam hiện nay (Trang 103 - 105)

người trên thế giới từ trước đến nay, phương pháp ban đầu và đã được sử dụng rất phổ biến là việc một hay nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế… phát hiện những vi phạm nhân quyền ở quốc gia khác, tiếp đến là bày tỏ sự phê phán, lên án, thậm chí trừng phạt, can thiệp bằng các biện pháp kinh tế, chính trị, quân sự… nhằm mong muốn cải thiện hoặc giải quyết những vi phạm nhân quyền ấy. Song có thể nói, theo dòng chảy của sự phát triển, những phương pháp nêu trên không còn được Liên Hợp Quốc và các quốc gia, tổ chức quốc tế đang tham gia nhiệt thành nhất trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người đánh giá cao. Hiện nay, chính các biện pháp tiếp cận mang tính hòa bình, nhất là các phương pháp mang tính bền vững, giải quyết từ gốc vấn đề, như: Nâng cao nhận thức của cả cộng đồng về quyền con người, tiếp xúc đối thoại tìm hiểu hòa bình giữa các bên, chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy sự tự nguyện, hỗ trợ các điều kiện nhằm cải thiện dần dần, thực hiện việc đảm bảo quyền mang tính chương trình… khi giải quyết các vấn đề vi phạm quyền con người được tôn trọng và đề cao hơn, bản thân các phương pháp này luôn mang tính tôn trọng và đảm bảo quyền con người hơn.

Tư tưởng Phật giáo sẽ giúp ích không ít trong thực hành hiệu quả các phương pháp này. Điều cảm động nhất chính là giáo lí Phật giáo chống lại tư tưởng phục thù, hằn học, oán ghét.

Đức Phật nói rằng: “Chớ nên nói lời thô ác. Khi ngươi dùng lời thô ác nói với người khác thì người khác cũng dùng lời thô ác nói với ngươi. Thương thay những lời nói nóng giận, thô ác, chỉ làm cho các ngươi đau đớn khó chịu như dao gậy mà thôi” [11].

“Sung sướng thay chúng ta sống không thù oán giữa những người thù oán. Giữa những người thù oán, ta sống không thù oán.

Sung sướng thay chúng ta sống không tật bệnh giữa những người tật bệnh. Giữa những người tật bệnh, ta sống không tật bệnh.

Sung sướng thay chúng ta sống không tham dục giữa những người tham dục! Giữa những người tham dục, ta sống không tham dục.

Không lửa nào bằng lửa tham dục, không ác nào bằng ác sân hận. Không khổ nào bằng khổ Ngũ uẩn và không vui nào bằng vui Niết-bàn.” [11]

Rõ ràng cách tiếp cận cũng như giải quyết vấn đề trong tư tưởng Phật giáo chứa đựng sự vị tha và tích cực, giải quyết từ gốc rễ của vấn đề và như vậy đã mang tính bền vững cao nhất.

Một phần của tài liệu Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người và giá trị kế thừa ở Việt Nam hiện nay (Trang 103 - 105)