0
Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Tình hình hoạt động của Sở Giao dịch I-Ngân hàng Đầu t và phát triển

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY VÀ VIỆC ÁP DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 58 -70 )

I. Giới thiệu chung về sở giao dịch I-Ngân hàng Đầu t và phát triển Việt

I.4. Tình hình hoạt động của Sở Giao dịch I-Ngân hàng Đầu t và phát triển

luật khác của quốc hội, của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam, Ngân hàng Đầu t và phát triển Việt Nam.

I.4. Tình hình hoạt động của Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu t và pháttriển Việt Nam triển Việt Nam

Từ khi đợc thành lập ( năm 1991) đến năm 1998, Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu t và phát triển Việt Nam hoạt động ngân hàng một cách phụ thuộc mang tính bao cấp, nhận tiền gửi và cho vay chủ yếu là theo chỉ định của Ngân hàng Đầu t và phát triển Việt Nam, lỗ lãi không tự hạch toán vì không chịu trách nhiệm, chủ yếu Ngân hàng Đầu t và phát triển Việt Nam đỡ đầu.

Từ năm 1998 đến nay, Sở giao dịch I đã có những bớc chuyển biến thật sự lớn, tách ra thành một Ngân hàng hạch toán độc lập. Trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến năm 1999, mặc dù đã chính thức tách ra hoạt động độc lập nhng hoạt động của Sở giao dịch I vẫn cha thoát khỏi sự bao cấp, chỉ thị: Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của Sở nh nợ, lợi nhuận, d nợ, lơng, chi phí đều do Ngân hàng Đầu t và phát triển Việt Nam đề ra. Từ năm 1999, sau Quyết định số 13 /TTg về chuyển đổi cơ chế hoạt động của Sở giao dịch I, Sở giao dịch I mới thực sự chuyển mình thoát khỏi nền kinh tế bao cấp, hoạt động kinh doanh một cách độc lập nh một Ngân hàng thơng mại. Sau hơn ba năm hoạt động, Sở giao dịch I đã tự khẳng định đợc vị trí của mình trong Ngân hàng Đầu t và phát triển Việt Nam nói riêng và trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung.

Với 12 phòng ban chức năng và một chi nhánh tại huyện Gia Lâm - Hà nội, phạm vi hoạt động của Sở giao dịch I là trên địa bàn thành phố Hà nội và một số tỉnh lân cận. Trong hai năm gần đây ( từ năm 2001 đến nay ), hoạt động của Sở giao dịch I đã đạt đợc những kết quả nh sau:

1.Kết quả hoạt động của Sở giao dịch I năm 2001

* Đối với công tác khách hàng: Sở giao dịch I xác định mục tiêu là hớng mọi hoạt động vào khách hàng, lấy việc phục vụ khách hàng là mục tiêu của Sở giao dịch I. Vì vậy, Sở giao dịch I rất chu trọng đến việc đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, t vấn, hỗ trợ khách hàng trong sản xuất, kinh doanh; Bởi vậy mà trong năm 2001 Số khách hàng mới tăng lên hàng ngàn khách hàng trong đó, có 613 khách hàng là các doanh nghiệp Nhà nớc và doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quan hệ tiền gửi, thanh toán, bảo lãnh, vay vốn và sử dụng các dịch vụ khác.

* Công tác huy động vốn.

Trong năm 2001, Sở giao dịch I đã có nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt, áp dụng lãi suất linh hoạt mang tính cạnh tranh, cải thiện phơng thức phục vụ khách hàng. Nhờ vậy trong năm 2001, kết quả đạt đợc của công tác huy động vốn tăng 21, 4% so với năm 2000, trong đó huy động vốn trong dân c tăng 21, 3%. Đặc biệt, nguồn tiền ổn định, chi phí huy động thấp từ các tổ chức kinh tế tăng 11, 9%, giữ vững thị phần hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch I trên địa bàn.

Ngoài ra, đợt phát hành trái phiếu đợt 3 năm 2001 Sở giao dịch I đã đạt đợc số d là 397 tỷ đồng chiếm gần 30 % số lợng trái phiếu huy động của toàn

ngành đa số d huy động trái phiếu lên 1265 tỷ, tăng so với năm 2000là 5,2%. Việc cải thiện cơ cấu tiền gửi kì hạn giúp cho Sở giao dịch I điều hoà đợc công tác sử dụng vốn có hiệu quả. Hiệu suất sử dụng năm 2001 tơng đối cao, trên 90%.

Trong năm 2001, Sở giao dịch I dã kí 44 hợp đồng tín dụng trung dài hạn thơng mại với tổng số vốn là 705 tỷ đồng và trên 80 triệu đô la. D nợ tín dụng tăng 30% (1,725 tỷ )so với kết quả ngày 31/12/2000 xấp xỉ đạt 100% kế hoạch. Trong đó d nợ tín dụng thơng mại (ngắn, trung, dài hạn) đạt 4.022 tỷ, tăng gần 100% góp phần nâng tỷ trọng tín dụng thơng mại từ 37% năm 2000 lên 67% năm 2001.

Tuy nhiên hoạt động tín dụng của Sở giao dịch I trong năm 2001 vẫn còn một số tồn tại thể hiện ở việc: khoản d nợ tín dụng 290 tỷ đồng mà Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu t và phát triển Việt Nam cho vay theo kế hoạch của Nhà nớc vẫn cha đợc giải ngân. Có lẽ bởi vậy mà mặc dù tín dụng thơng mại của Sở giao dịch I tăng trởng rất cao nhng về tình hình tín dụng nói chung lại cho thấy tôc độ tăng trởng thấp hơn năm 2000. Việc thu nợ lãi năm 2001 thực hiện đúng quy định không phát sinh nợ quá hạn, lãi chậm trả mới. Chất lợng tín dụng ngày càng nâng cao, khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng của Sở giao dịch I đợc đáp ứng ngày càng tốt hơn, tỉ lệ nợ quá hạn giảm từ 0, 66% năm 2000 xuống còn 0, 52% năm 2001.

Về tín dụng bảo lãnh: Sở giao dịch I đã giúp khách hàng trúng thầu và thực hiện tốt nhiều công trình, hợp đồng kinh tế, thơng mại. Không xẩy ra thất thoát hoặc vi phạm nào mà Sở giao dịch I phải trả thay đồng thời qua đó góp

phần tăng trởng tín dụng và tăng uy tín của Sở giao dịch. Đến 31/12/2001 bảo lãnh đạt 1.070 tỷ tăng 15% so với năm 2000.

* Về công tác thanh toán quốc tế:

Năm 2001, doanh số thanh toán quốc tế đạt 430 triệu USD giá trị L/C hàng nhập là 160 triệu USD, thanh toán 130 triệu USD, chiết khấu đòi tiền với giá trị hàng xuất 23 triệu USD, hàng nhập 3 triệu USD, thanh toán nhờ thu hàng xuất là 1,1 triệu. Tổng kết hoạt động thanh toán quốc tế trong năm tăng 44,4%, góp phần cùng các hoạt động khác nâng cao tỷ trọng từ hoạt động dich vụ của Sở giao dịch I.

Cũng trong năm 2001, trạng thái ngoại tệ của Sở giao dịch I luôn dơng, doanh số mua bán ngoại tệ năm 2001 đạt 400 triệu USD, vợt kế hoạch về chỉ tiêu thu nhập từ nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tăng 43%.

* Công tác thanh toán, kế toán:

Doanh số thanh toán của Sở giao dịch I đạt 120 000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2000 đáp ứng nhu cầu chu chuyển vốn của các đơn vị, cá nhân trong nền kinh tế.

Có một số ý kiến cho rằng năm 2001 là năm Sở giao dịch I đạt đợc những tăng trởng thấp, hoạt động kém hiệu quả. Trên thực tế có thể thấy ý kiến này có phần đúng (vì tăng trởng nói chung của Sở giao dịch I có giảm) nhng xét trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nớc có nhiều biến động bất lợi, trong khi hoạt động của nhiều tổ chức kinh tế lớn, nhiều Ngân hàng trên thế giới lâm vào tình trạng tăng trởng âm, nguy cơ bị phá sản thì Sở giao dịch I vẫn đạt đợc những tăng trởng ổn định- đó cũng là một thành tích đáng chú ý

của Sở giao dịch I. Có thể nói, nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I trong năm 2001 là tốt, hầu nh đạt sự tăng trởng dơng trong mọi hoạt động mặc dù vẫn còn một số tồn tại nhng kết quả đó đã thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của Ban lãnh đạo Sở cũng nh toàn bộ cán bộ, nhân viên, đoàn thể của Sở giao dịch I, góp phần khẳng định vị trí của Sở giao dịch I trong nền kinh tế thị trờng. Theo tác giả Đoàn Hữu trong bài "năm 2001, Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu t và phát triển Việt Nam là đơn vị tiêu biểu của cả hệ thống "- tạp chí thị trờng tài chính tiền tệ, thì những thành quả của Sở giao dịch I đã giúp cho Sở giao dịch I có thể đợc coi là "Đơn vị chủ lực của cả hệ thống"

2. Kết quả hoạt động của Sở giao dịch I trong năm 2002

Năm 2002 cũng là một năm của sự nỗ lực trong hoạt động của Sở giao dịch I-Ngân hàng Đầu t và phát triển Việt Nam trên mọi lĩnh vực hoạt động tín dụng ngân hàng cũng nh những hoạt động khác và đã thu đợc những kết quả rất đáng khích lệ. Tổng tài sản (theo thống kê ngày 31/12/2002) đạt 1.069 tỷ đồng Việt Nam, tăng so với năm 2001 (theo thống kê ngày 31/12/201) là 1,871 tỷ đồng, tơng đơng với 21, 51%. Thị phần huy động vốn trên địa bàn hoạt động vẫn giữ ở mức 7% với 3 phòng giao dịch và 8 quỹ tiết kiệm. Kết quả hoạt động chủ yếu năm 2002 (kết quả thực hiện kế hoạch, tốc độ tăng tr- ởng) của Sở giao dịch I đợc thể hiện trong các bảng sau:

Bảng 2: Đánh giá chung kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của Sở giao dịch I năm 2002.

STT Chỉ tiêu đơn vị TH.2001 KH.2002 TH. 31/12/2002 Số tuyệt đối % Tăng so với 2001 % Hoàn thành KH 1 Huy động vốn Tỷ đồng 6986 8733 8515 21,3 97,03 VND Tỷ đồng 3447 4308 4583 32,95 106,38 2 D nợ Tỷ đồng 4971 6289 26,51 VND Tỷ đồng 2346 2799 19,3 3 Thu dịch vụ ròng Tỷ đồng 17 27 27 61,10 101,48 4 Nợ quá hạn % 0,44 2 1,01 129,54 0,505 5 Nợ TM quá hạn ròng % 0 0 0 0 100 6 Trích DPRR Tỷ đồng 36 32 34 106,25

7 Lợi nhuận trớc thuế Tỷ đồng 57,58 85 85 46,93 100

8 ROA(LNST/TSC) Tỷ đồng 0,49 0,45 0,55 12,24 122,22

9 Thu nợ theo KHNN % 1,957 64 119 185,94

Trong đó chỉ định của CP Tỷ đồng 12 3 0,462 0,154

10 Thu dịch vụ TTQT Tỷ đồng 4,389 5,6 6,5 48,09 116,07

11 Doanh số TTQT Tỷ đồng 443 470 451,5 1,92 96,06

Bảng 3: kết quả huy động vốn năm 2003

(Triệu đồng)

Chỉ tiêu Số lợng Biến động so với đầu năm

Tổng nguồn vốn huy động 8515541 1459658

Tổng huy động dân c 5876027 1031491

- VND 2218209 699977

- NT 3657818 331514

Tiền gửi các tổ chức kinh tế 2638513 607666

- VND 2365508 639045 - NT 273005 -31379 Bảng 4: Hoàn thành các chỉ tiêu tín dụng đến 31/12/2003 (Triệu đồng) Chỉ tiêu Hoàn thành Tăng, giảm so với 2001 Tỷ trọng d nợ Thị phần/địa bàn (%) 2001 2002 2001 2002

Tổng d nợ tín dụng 6289298 1317841 12,87 1. Vay ngắn hạn 292599 111427 16,32 14,67 6,04 - VND 676263 76208 - NT 246336 35219 2. Vay trung,dài hạn TM 3556264 1345275 44,47 56,54 13,97 -VND 1184103 411813 - NT 2372101 933463 3. Vay theo KHNN 1124640 29787 22,02 17,88 - VND 938959 34515 - NT 185681 -4728 4. Tài trợ uỷ thác 684667 -89080 47,19 16,91 61,36

Nh vậy, có thể thấy tình hình thực hiện các hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I trong năm 2002 nh sau.

* Đối với công tác huy động vốn.

Trong năm 2002, công tác huy động vốn của Sở giao dịch I đạt 8.515 tỷ đồng, tăng so với năm 2001 là 1529 tỷ đồng (tơng đơng với 21,3%), đạt 97,03% so với kế hoạch. Trong đó nguồn vốn huy động trong dân c là 5876027 triệu đồng, biến động so với đầu năm là 1.031.491 triệu đồng, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 2.638.513 triệu đồng, tăng so với đầu năm là 639.045 triệu đồng.

Nhìn chung, công tác huy động vốn tăng so với năm 2001 song mới chỉ đạt 97,03% so với kế hoạch đề ra (kế hoạch: 8733 tỷ đồng). So với tốc độ tăng trởng nguồn vốn năm 2001 thì ít có sự giao động ( năm 2001, nguồn vốn đạt 21,3% so với năm 2000).

* Công tác tín dụng.

ngắn hạn đạt 922.599 triệu, tăng so với năm 2001 là 111.427 triệu đồng, cho vay trung, dài hạn đạt 3.556.204 triệu, tăng so năm 2001 là 1.345.275 triệu đồng, cho vay theo kế hoạch Nhà nớc đạt 1.124.640 triệu đồng, tăng 29,787 triệu so với đầu năm v.v…

So với năm 2001, tăng trởng d nợ tín dụng của Sở giao dịch I giảm. Năm 2001 d nợ tín dụng đạt 1,725 tỷ so với năm 2000.

Tuy nhiên, công tác tín dụng năm 2002 cũng đạt đợc những tiến bộ so với năm 2001 nhất là về công tác thu nợ tín dụng. Công tác thu nợ tín dụng năm 2002 của Sở giao dịch I đợc đánh giá là tốt, hoàn thành các kế hoạch đợc giao, trong đó thu nợ kế hoạch Nhà nớc là 119 tỷ đồng (đạt 185,94% kế hoạch). Đặc biệt thu hồi đợc nhiều khoản nợ quá hạn: 18,5 tỷ đồng và 700 triệu nợ khó đòi.

Năm 2002, Sở giao dịch I vẫn còn 47 tỷ đồng nợ qúa hạn (bao gồm cả 28 tỷ là vốn ODA). Trong đó có 24 tỷ nợ tồn đọng, 25 tỷ đồng là quá hạn thông thờng. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2002 chiếm 1,01%, tuy chỉ bằng 50,5% kế hoach cho phép song vẫn lớn hơn tỷ lệ nợ quá hạn năm 2001 (năm 2001 tỷ lệ này là 0, 44%). Điều đáng nói là nợ tồn đọng phần lớn lại là ở các nguồn vốn câp tín dụng theo kế hoạch của Nhà nớc.

Công tác xử lí nợ tồn đọng năm 2002 đợc thực hiện theo công văn số 3370 của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu t và phát triển Việt Nam về xử lí nợ tông đọng và đã thu đợc một số kết quả nhất định.

Với công tác tín dụng bảo lãnh năm 2002, Sở giao dịch I đạt doanh số 1808,45 tỷ đồng, số d bảo lãnh quy đổi là 1964,6 tỷ đồng, tăng 80% so với

năm 2001 và 6% so với kế hoạch. Có thể nói, công tác bảo lãnh của Sở giao dịch I năm 2002 có những tiến bộ rõ rệt và đã đa lại những kết quả rất tốt. Tổng thu từ dịch vụ bảo lãnh năm 2002 đạt 9.000 triệu đồng, chiếm 33,33% tổng thu dịch vụ trong cả năm.

* Công tác thanh toán quốc tế.

Công tác thanh toán quốc tế năm 2002 với các chức năng nh mở L/C, thanh toán nhờ thu (nhờ thu hàng xuất, nhờ thu hàng nhập) v.v…đạt doanh số 451 triệu USD tăng 1,2% năm 2001 nhng chỉ đạt 96,06% kế hoạch. Trong đó có 233 triệu USD là thanh toán xuất nhập khẩu (tăng 120% so với năm 2001 về số món song doanh số lại giảm 125,8 triệu USD). Thu dịch vụ từ thanh toán quốc tế đạt 6,5 tỷ đồng bằng 148,09% năm 2001 và đạt 116, 07% kế hoạch.

Ngoài ra năm 2002, Sở giao dịch I đã hoàn tất quy trình hạch toàn chuyển tiền nhanh đã đợc duyệt và đa vào áp dụng, đa dịch vụ BANK DRAF vào triển khai hoạt động, phát hành BANK DRAF, thẻ du lịch.

Năm 2002, tuy doanh số trong hoạt động thanh toán quốc tế giảm song lợi nhuận từ hoạt động này tăng tơng đối, hoàn thành vợt mức kế hoạch, góp phần tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ, khẳng định đợc vị trí, tăng uy tín của Sở giao dịch I trên nền kinh tế thị trờng trong và ngoài nớc.

Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ, doanh số mua bán quy đổi năm 2002 đạt 460 triệu USD, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 7,2 tỷ đồng, chiếm 26,27% tổng doanh thu dịch vụ.

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I năm 2002 đạt kết quả tơng đối tốt, tuy còn một số lĩnh vực cha đạt kế hoạch có tăng so với năm

2001 nhng còn tăng ít. Tuy vậy, kết quả hoạt động kinh doanh mà Sở giao dịch I đạt đợc trong năm cũng đã là một kết quả khả quan, rất đáng hoan nghênh nhất là trong tình trạng tình hình kinh tế thế giới nói chung có nhiều biến động ảnh hởng xấu đến hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh tiền tệ nói riêng (nhất là sau cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ).

Tổng kết các hoạt động kinh doanh năm 2002, Sở giao dịch I đạt 119 tỷ đồng Việt Nam (chênh lệch thu chi) không bao gồm chi nhánh Gia Lâm, trong đó, 34 tỷ trích dự phòng rủi ro, lợi nhuận trớc thuế đạt 85 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng so với năm 2001 là 46,93% ( với tỷ trọng thu từ dịch vụ là 32,24%, tăng 61,67% so với năm 2001, hoàn thành vợt mức kế hoạch 6,2%),

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY VÀ VIỆC ÁP DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 58 -70 )

×