Hàm lượng Dioxin trong mẫu sữa thu thập tại phường An Khê

Một phần của tài liệu Phân tích Dioxin trong mẫu sữa mẹ và góp phần đánh giá phơi nhiễm Dioxin trong cộng đồng dân cư sinh sống tại các khu vực lân cận sân bay Đà Nẵng (Trang 53)

Bảng 3.7 tóm tắt kết quả phân tích theo hàm lượng khối lượng của mẫu sữa thu thập tại phường An Khê. Hàm lượng Dioxin trong mẫu dựa theo khối lượng và TEQ lần lượt trong khoảng 117 - 237 và 14,0 - 51,4 pg/g mỡ.

Bảng 3.7: Hàm lượng PCDD/Fs và TEQ (pg/g mỡ) trong mẫu sữa mẹ, thu thập tại phường An Khê

TT Chất phân tích Hàm lượng theo khối lượng (pg/g mỡ) TB

M7 M8 M9 M10 M11 M12 M13 1 2,3,7,8-TCDD 42,8 16,1 12,0 11,0 3,01 5,14 7,12 13,9 2 1,2,3,7,8- PeCDD 4,75 5,26 9,11 8,20 5,91 4,38 6,78 6,30 3 1,2,3,4,7,8- HxCDD 0,281 2,10 2,79 3,18 2,65 1,95 3,89 2,4 4 1,2,3,6,7,8- HxCDD 8,26 11,4 19,7 21,1 17,5 13,7 16,4 15,4 5 1,2,3,7,8,9- HxCDD 1,15 0,458 2,43 2,12 3,37 1,98 2,33 2,0 6 1,2,3,4,6,7,8- HpCDD 6,75 5,73 10,1 19,7 13,3 7,73 16,9 11,5 7 OCDD 59,4 50,8 87,6 123 119 104 78,7 88,9 8 2,3,7,8-TCDF 1,01 1,22 0,717 0,771 1,53 0,737 1,89 1,1 9 1,2,3,7,8-PeCDF 0,972 0,689 0,796 0,655 1,13 0,632 1,27 0,9 10 2,3,4,7,8-PeCDF 4,64 4,98 8,02 7,54 9,43 4,98 7,79 6,8 11 1,2,3,4,7,8- HxCDF 6,70 6,40 8,89 9,16 26,8 5,06 8,26 10,2 12 1,2,3,6,7,8- HxCDF 3,89 3,59 5,03 4,75 16,7 3,34 5,58 6,1 13 1,2,3,7,8,9- HxCDF 0,785 0,430 0,764 0,872 1,41 0,680 1,26 0,9 14 2,3,4,6,7,8- HxCDF 0,217 0,612 0,499 0,256 0,891 0,353 1,52 0,6

45 15 1,2,3,4,6,7,8- HpCDF 4,75 3,48 4,24 4,32 12,8 3,31 4,40 5,3 16 1,2,3,4,7,8,9- HpCDF 4,26 3,38 0,570 0,611 0,702 0,403 1,32 1,6 17 OCDF 0,906 0,627 0,712 0,381 0,740 1,08 1,77 0,9 Tổng nồng độ PCDD/Fs 152 117 174 218 237 159 167 175 TEQ 51,4 25,7 27,8 26,0 19,2 14,0 20,6 26,4 %TCDD 83,3 62,8 43,2 42,3 15,7 36,8 34,5

3.2.3. Hàm lượng Dioxin trong mẫu sữa mẹ thu thập tại phường Hòa Thuận Tây

Bảng 3.8 tóm tắt kết quả phân tích theo hàm lượng khối lượng của mẫu sữa thu thập tại phường Hòa Thuận Tây. Hàm lượng Dioxin trong mẫu theo khối lượng và TEQ lần lượt trong khoảng 49,1 - 414 và 6,81 - 50,6 pg/g mỡ.

Bảng 3.8: Hàm lượng PCDD/Fs và TEQ (pg/g mỡ) trong mẫu sữa mẹ, thu thập tại phường Hòa Thuận Tây

TT Chất phân tích Nồng độ khối (pg/g) TB M14 M15 M16 M17 M1 8 M19 M2 0 1 2,3,7,8-TCDD 27,0 2,38 3,51 7,10 3,40 6,73 3,06 7,59 2 1,2,3,7,8- PeCDD 13,8 1,78 2,67 2,72 2,74 9,88 2,77 5,20 3 1,2,3,4,7,8- HxCDD 7,31 1,44 1,29 1,50 2,19 3,71 1,67 2,73 4 1,2,3,6,7,8- HxCDD 32,4 2,46 4,74 5,44 7,43 17,1 4,46 10,6 5 1,2,3,7,8,9- HxCDD 4,35 1,49 0,771 0,987 1,15 4,14 1,20 2,01 6 1,2,3,4,6,7,8- HpCDD 27,1 2,80 5,42 6,00 10,7 21,6 3,87 11,1 7 OCDD 261 14,6 38,1 32,9 82,8 168 27,8 89,2 8 2,3,7,8-TCDF 1,76 1,94 1,43 1,45 1,14 2,68 2,26 1,81

46 9 1,2,3,7,8- PeCDF 1,15 1,78 1,02 1,37 1,56 1,14 1,88 1,42 10 2,3,4,7,8- PeCDF 8,90 2,68 5,31 4,63 5,90 5,80 4,56 5,40 11 1,2,3,4,7,8- HxCDF 9,88 3,40 8,81 8,81 11,4 7,47 7,68 8,21 12 1,2,3,6,7,8- HxCDF 6,98 2,78 5,66 6,34 7,63 5,40 5,12 5,70 13 1,2,3,7,8,9- HxCDF 1,59 1,18 0,751 1,11 1,38 1,07 1,27 1,19 14 2,3,4,6,7,8- HxCDF 2,07 2,43 1,11 1,17 2,17 1,53 1,65 1,73 15 1,2,3,4,6,7,8- HpCDF 6,59 3,17 4,20 5,57 9,83 6,01 5,41 5,83 16 1,2,3,4,7,8,9- HpCDF 0,927 1,43 0,822 0,769 1,76 0,951 1,50 1,17 17 OCDF 1,63 1,39 0,583 1,01 2,40 0,855 1,50 1,34 Tổng nồng độ PCDD/Fs 414 49 86 89 156 264 78 162 TEQ 50,6 6,81 10,4 14,1 11,6 23,0 9,9 18,1 %TCDD 53,4 34,9 33,8 50,5 29,2 29,2 2,77

3.2.4. Hàm lượng Dioxin trong mẫu sữa mẹ thu thập tại phường Chính Gián

Bảng 3.9 tóm tắt kết quả phân tích theo hàm lượng khối lượng (pg/g mỡ) của mẫu sữa thu thập tại phường Chính Gián. Hàm lượng Dioxin trong mẫu theo khối lượng và TEQ lần lượt trong khoảng 89,8 - 292 và 8,74 - 44,9 pg/g mỡ.

Bảng 3.9: Hàm lượng PCDD/Fs và TEQ (pg/g mỡ) trong mẫu sữa mẹ, thu thập tại phường Chính Gián

TT Chất phân tích Hàm lượng khối lượng (pg/g mỡ) TB

M21 M22 M23 M24 M25 M26 M27

1 2,3,7,8-TCDD 1,73 2,37 2,05 24,3 1,49 1,76 1,80 5,08

2 1,2,3,7,8-

47 3 1,2,3,4,7,8- HxCDD 3,57 2,54 1,54 3,35 1,28 2,82 2,33 2,49 4 1,2,3,6,7,8- HxCDD 12,9 13,7 5,72 23,8 4,18 11,7 20,0 13,2 5 1,2,3,7,8,9- HxCDD 3,15 1,99 1,72 2,37 1,59 2,52 1,64 2,14 6 1,2,3,4,6,7,8- HpCDD 13,4 8,31 4,89 12,3 14,1 15,6 25,8 13,5 7 OCDD 80,7 73,1 33,0 108 66,2 64,6 179 86,4 8 2,3,7,8-TCDF 2,53 5,82 1,58 3,24 2,47 2,02 1,14 2,68 9 1,2,3,7,8- PeCDF 2,86 3,82 1,59 1,82 1,45 5,88 1,10 2,65 10 2,3,4,7,8- PeCDF 10,0 9,73 5,17 12,3 4,42 9,87 7,74 8,46 11 1,2,3,4,7,8- HxCDF 28,3 20,2 10,4 22,6 10,3 49,1 19,6 22,9 12 1,2,3,6,7,8- HxCDF 18,1 14,2 7,88 14,6 5,69 26,3 12,7 14,2 13 1,2,3,7,8,9- HxCDF 2,49 1,36 0,914 1,51 1,30 3,76 1,24 1,80 14 2,3,4,6,7,8- HxCDF 2,80 2,25 1,31 2,51 1,26 3,16 1,10 2,06 15 1,2,3,4,6,7,8- HpCDF 17,2 11,9 6,59 9,58 8,59 49,8 9,32 16,1 16 1,2,3,4,7,8,9- HpCDF 3,04 1,52 1,27 1,79 1,28 5,36 1,01 2,18 17 OCDF 2,17 1,55 1,30 2,66 1,24 3,94 1,50 2,05 Tổng nồng độ PCDD/Fs 210 180 90 256 130 263 292 203 TEQ 17,1 17,6 9,82 44,9 8,74 20,5 16,1 19,3 %TCDD 10,1 13,5 20,8 54,2 17,1 8,6

3.2.5. Hàm lượng Dioxin tiêu thụ hàng ngày (pg/kg bw/ngày) ở trẻ

Áp dụng công thức để tính toán giá trị liều lượng tiêu thụ PCDD/Fs hàng ngày ở trẻ, kết quả TDI được tổng kết trong bảng 3.10.

48

Bảng 3.10: Lượng tiêu thụ PCDD/Fs hàng ngày (pg/kg bw/ngày) ở trẻ

KT (n=6) AK (n=7) HTT (n=7) CG (n=7) TDI (pg TEQ/kg bw/ngày) 21,0 252 248 83,8 37,2 126 33,4 86,2 58,8 136 50,8 48,1 56,2 127 68,9 220 30,7 93,9 57,1 42,8 35,6 68,4 113 101 101 48,5 79,0 TDI trung bình 39,9 134 88,5 94,3 Khoảng giá trị 21,0 - 58,8 68,4 - 252 33,4 – 248 42,8 – 220

3.3. Đánh giá kết qủa phân tích mẫu sữa mẹ tại Đà Nẵng

3.3.1. Đánh giá kết qủa phân tích hàm lượng 17 đồng loại Dioxin theo khối lượng và TEQ lượng và TEQ

Hình 3.3 : Hàm lượng Dioxin trong mẫu sữa tại Đà Nẵng

Kết quả phân tích hàm lượng Dioxin trong 27 mẫu sữa cho thấy tất cả các chỉ tiêu Dioxin đều được tìm thấy trong mẫu (Trừ một mẫu thu thập tại phường Khuê Trung có hàm lượng 1,2,3,6,7,8-HxCDD nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương

49

pháp). Khoảng nồng độ của các mẫu thu thập tại bốn phường khác nhau, phường Hòa Thuận Tây có khoảng nồng độ rộng nhất (49,1 - 414 pg/g mỡ). Khi sử dụng ANOVA-1 biến để so sánh sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các giá trị hàm lượng theo khối lượng trung bình ở độ tin cậy 95%, hàm lượng Dioxin trung bình tại phường Khuê Trung nhỏ hơn có nghĩa so với phường An Khê (p= 0,034) và Chính Gián (p= 0,027). Hàm lượng theo khối lượng trung bình của các chất trong mẫu tại bốn phường theo thứ tự sau: Khuê Trung (103 pg/g mỡ ) < Hòa Thuận Tây (162 pg/g mỡ)< An Khê (175 pg/g mỡ) < Chính Gián (203 pg/g mỡ).

Đánh giá thống kê kết quả hàm lượng Dioxin theo hàm lượng TEQ (P = 0,95) cũng cho thấy phường Khuê Trung có hàm lượng TEQ nhỏ hơn có nghĩa so với phường An Khê (p=0,004). Hàm lượng tổng TEQ trung bình: Khuê Trung (8,15 pg/g TEQ mỡ) < Hòa Thuận Tây (18,1 pg/g TEQ mỡ) < Chính Gián (19,3 pg/g TEQ mỡ <) An Khê (26,4 pg/g TEQ mỡ).

Như vậy, có sự khác biệt về thứ tự giữa các phường khi so sánh hàm lượng các chất Dioxin theo khối lượng và TEQ. Sự khác biệt này do các chỉ tiêu có số nguyên tử Clo lớn đóng góp nhiều vào hàm lượng tổng nhưng lại có hệ số độc TEF nhỏ nên các đồng loại này đóng góp không nhiều vào TEQ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàm lượng Dioxin trong mẫu sữa mẹ thu thập tại phường Khuê Trung thấp nhất trong bốn phường dựa trên so sánh theo cả khối lượng và TEQ. Điều này khá phù hợp với thực tế phường Khuê Trung có vị trí ở phía Nam, cách xa vị trí nhiễm độc Dioxin trong sân bay Đà Nẵng (phía Bắc sân bay) và mức độ tiêu thụ thực phẩm liên quan đến sân bay Đà Nẵng tại phường này (11%) cũng nhỏ hơn phường An Khê (55%) và Chính Gián (22%). Tuy chưa có đầy đủ thông tin để đánh giá thống kê về mối tương quan giữa tình trạng phơi nhiễm Dioxin và thói quen tiêu thụ thực phẩm của người dân địa phương nhưng có thể nhận thấy tại phường có hàm lượng Dioxin thấp nhất (Khuê Trung) và cao nhất (An Khê) người dân tiêu thụ thực phẩm liên quan đến sân bay ít nhất và nhiều nhất trong số phường tiến hành lấy mẫu.

50

3.3.2. Đánh giá đặc trưng đồng loại Dioxin

3.3.2.1. Đặc trưng đồng loại Dioxin theo nồng độ khối

Hình 3.4: Đặc trưng đồng loại của Dioxin theo nồng độ khối lượng trong mẫu sữa mẹ Tất cả 17 chỉ tiêu phân tích đều đóng góp vào tổng nồng độ khối của từng mẫu phân tích, trong đó đóng góp của PCDDs (63 - 87%) lớn hơn các chất PCDFs. Đặc trưng đồng loại của các PCDD/Fs khá giống nhau đối với mẫu sữa ở cả 4 phường với sự đóng góp lớn nhất trong giá trị tổng nồng độ khối là OCDD (43 - 55%). Ngoài ra, còn có sự đóng góp của 1,2,3,6,7,8-HpCDD; 1,2,3,4,6,7,8-HpCDD; 1,2,3,4,7,8-HpCDF; 1,2,3,6,7,8-HxCDF và 1,2,3,4,6,7,8-HpCDF. Đặc trưng đồng loại PCDD/Fs theo nồng độ khối được biểu diễn trong hình 3.4.

3.3.2.2. Đặc trưng đồng loại Dioxin theo TEQ

Khi phân tích đặc trưng đồng loại theo TEQ dễ dàng nhận thấy các chất PCDDs cũng đóng góp chủ yếu trong tổng TEQ (63 – 85%) so với các chất PCDFs, đặc biệt là hai đồng loại 2,3,7,8-TCDD và 1,2,3,7,8-PeCDD và 1,2,3,6,7,8-HxCDD cũng đóng góp một phần nhỏ (khoảng 10% trong mẫu sữa ở cả bốn phường). Trong mẫu sữa thu thập tại phường An Khê, sự đóng góp của đồng loại 2,3,7,8-TCDD lên đến 53% tổng TEQ. Đối với các chất PCDFs, chỉ có các đồng loại 2,3,4,7,8-PeCDF,

51

1,2,3,4,7,8-HxCDF, 1,2,3,6,7,8-HxCDF đóng góp một phần nhỏ vào tổng TEQ (tổng đóng góp của ba đồng loại này trong khoảng 14 - 34%). Các nhóm đóng góp không đáng kể vào tổng TEQ là các nhóm có số nguyên tử Clo trong phân tử lớn bao gồm Hepta-CDD/F và OctaCDD/F.

Hình 3.5: Đặc trưng đồng loại của Dioxin theo TEQ trong mẫu sữa mẹ

Như vậy có sự khác nhau giữa đặc trưng đồng loại của 17 chất phân tích theo tổng nồng độ TEQ với nồng độ khối. Điều này có thể giải thích được do các đồng loại Dioxin có số nhóm thế Clo cao tuy có nồng độ theo khối lượng lớn nhưng do độ độc ít hơn nhiều so với các chất có số nhóm thế Clo thấp (giá trị TEF thấp hơn), nên khi tính theo TEQ thì những chất này lại đóng góp không đáng kể.

3.3.3. So sánh kết quả của luận văn với một số nghiên cứu trên thế giới

Trong luận văn này chúng tôi tiến hành so sánh kết quả thu được với một số nghiên cứu khác bao gồm nghiên cứu ở một số nước khác trên thế giới cũng như nghiên cứu đã được tiến hành trước đó ở Việt Nam để có thể nhận định rõ hơn về tình trạng phơi nhiễm Dioxin trong cộng đồng dân cư sinh sống lân cận sân bay Đà Nẵng.

52

đóng góp PCDD/ PCDF > 1 đối với tất cả các mẫu đã phân tích, trong đó đóng góp của đồng loại 2,3,7,8-TCDD khá cao (> 20%). Kết quả này tương đối khác so với kết quả phân tích trong mẫu sữa của người dân sống tại một số khu vực công nghiệp trên thế giới. Ví dụ, nghiên cứu của Jiyeon Yang và cộng sự (2001) phân tích hàm lượng Dioxin trong mẫu sữa của 24 bà mẹ tại Hàn Quốc cho thấy tỉ lệ PCDDs/ PCDFs < 1 và đồng loại độc nhất chỉ đóng góp khoảng 3% trong tổng TEQ. Ngoài ra, nghiên cứu của Schecter và cộng sự (1991) phân tích mẫu sinh phẩm người tại một số nước gồm Campuchia, Đức, Thái Lan, Mỹ và Việt Nam đã chỉ ra rằng TCDD thường chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng giá trị TEQ ở các mẫu thu thập tại những cộng đồng dân cư bình thường, tức là không bị phơi nhiễm với các chất Dacam /Dioxin. Như vậy, hàm lượng Dioxin cao trong những cộng đồng dân cư trong luận văn này có thể có nguồn gốc từ nguồn chất Da cam/Dioxin từ điểm nóng sân bay Đà Nẵng.[5,24]

Một nghiên cứu của WHO (2003) tiến hành phân tích hàm lượng các hợp chất Dioxin trong 97 mẫu sữa mẹ ở nhiều quốc gia thuộc khác nhau trên thế giới trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2003. Kết quả về khoảng nồng độ thu được cũng như giá trị trung vị của các mẫu đã phân tích được tổng hợp trong phần phụ lục. Tiến hành so sánh kết quả thu được trong luận văn với nghiên cứu này cho thấy hàm lượng Dioxin trong mẫu sữa thu thập tại Đà Nẵng có giá trị trong khoảng rộng hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới, đặc biệt là các mẫu ở khoảng nồng độ cao, cao hơn nhiều lần so với các nước khác. Như vậy, có sự phơi nhiễm Dioxin khá cao ở một số bà mẹ tiến hành lấy mẫu sữa trong luận văn. Nói cách khác, trẻ em sinh ra từ những bà mẹ này cũng có nguy cơ phơi nhiễm Dioxin cao do sữa mẹ là nguồn thực phẩm đầu tiên và quan trọng của trẻ.[13]

53

Hình 3.6: So sánh hàm lượng Dioxin trong mẫu sữa mẹ của luận văn với một số nước trên thế giới

54

Kết quả trong luận văn được so sánh với nghiên cứu của Hatfield (2009) trong mẫu sữa thu thập tại Đà Nẵng 05 mẫu tại phường An Khê, 2 mẫu tại phường Khuê Trung, 7 mẫu tại Hòa Thuận Tây và 1 mẫu tại Chính Gián. Ngoài ra, hàm lượng Dioxin trong mẫu sữa của hai nghiên cứu này được so sánh với hàm lượng thu được tại Kim Bảng, Hà Nam – vùng không bị nhiễm chất độc da cam/Dioxin chiến tranh trong nghiên cứu của Đặng Đình Nhu và cộng sự (2011). [9]

Hình 3.7: So sánh kết quả phân tích hàm lượng Dioxin trong mẫu sữa mẹ Trong cả hai nghiên cứu tiến hành tại Đà Nẵng, phường An Khê có hàm lượng PCDD/Fs thu được cao hơn hẳn so với các phường còn lại. Như vậy, có thể kết luận được rằng người dân sinh sống tại phường An Khê có nguy cơ phơi nhiễm Dioxin cao hơn các phường khác tiếp giáp sân bay Đà Nẵng. Ngoài ra, hàm lượng PCDD/Fs trung bình theo TEQ trong hai nghiên cứu tại Đà Nẵng đều cao hơn hàm lượng Dioxin tại vùng không bị nhiễm chất độc Da cam. Điều này càng làm sáng tỏ hơn nguồn gốc phơi nhiễm Dioxin trong cộng đồng dân cư lân cận sân bay Đà Nẵng là do nguồn chất độc Da cam trong chiến tranh. Có thể thấy hàm lượng Dioxin thu được trong luận văn tương đối thấp so với nghiên cứu của Hatfield, tuy nhiên, do nghiên cứu năm 2009 chỉ tiến hành lấy mẫu với số lượng ít, chưa thể đại diện cho cộng đồng dân cư, chưa thể kết luận được rằng nồng độ các chất Dioxin trong cộng

55

đồng dân cư sinh sống gần điểm nóng đã giảm đi hay tình trạng phơi nhiễm Dioxin đã về mức thấp hơn.[15]

3.3.4. Đánh giá lượng tiêu thụ hàng ngày (TDI) ở trẻ

Bảng 3.10 cho thấy trẻ sơ sinh ở phường Khuê Trung có lượng tiêu thụ PCDD/Fs hàng ngày nhỏ nhất (39,9 pg TEQ/kg bw/ngày) trong khi trẻ em ở phường An Khê phải tiêu thụ lượng Dioxin lớn nhất trong bốn phường lấy mẫu (134 pg TEQ/kg bw/ngày). Kết quả cho thấy trẻ sơ sinh phải đối mặt với nguy cơ phơi nhiễm Dioxin từ sữa mẹ ở hàm lượng cao hơn rất nhiều lần so với mức cho phép của một số tổ chức quốc tế đưa ra, trong đó có tổ chức WHO với mức tiêu thụ 1 - 4 pg TEQ/kg bw/ngày.[47]

Một nghiên cứu do L. Wayne Dwernychuk tiến hành phân tích 16 mẫu sữa mẹ tại 4 phường khác nhau tại A Lưới, Việt Nam – một trong những vùng đã từng bị phun rải chất Diệt cỏ trong chiến tranh cho kết quả mức độ tiêu thụ hàng ngày ở trẻ trung bình là 59,2 TEQ/kg bw/ngày (Khoảng giá trị: 14,7-107 TEQ/kg bw/ngày). Từ đó có thể thấy nguy cơ phơi nhiễm Dioxin cao ở trẻ bú sữa mẹ bị nhiễm Dioxin tại các vùng đã từng bị phun rải Chất độc hóa học trong chiến tranh. Đà Nẵng được biết đến là một trong những điểm nóng chính về Dioxin/Da cam tại Việt Nam nên nguy cơ phơi nhiễm Dioxin cao hơn những vùng khác.[30]

56

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu tài liệu, tiến hành thí nghiệm, xử lý và đánh giá kết

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích Dioxin trong mẫu sữa mẹ và góp phần đánh giá phơi nhiễm Dioxin trong cộng đồng dân cư sinh sống tại các khu vực lân cận sân bay Đà Nẵng (Trang 53)