- Chiết lỏng - lỏng
Một trong những phương pháp chiết cổ điển nhất là chiết lỏng - lỏng, nhưng phương pháp có nhược điểm tốn thời gian, cần lượng dung môi lớn và ít tự động hóa. Trong phương pháp này, mẫu sữa lỏng (30 g) được cho vào phễu chiết 1000 mL cùng với 4 mL dung dịch KOH bão hòa, 200 mL etanol và 100 mL dietyl ete theo thứ tự lần lượt để phá vỡ liên kết protein trong sữa. Sau đó, hỗn hợp trong phễu chiết được tiến hành chiết hai lần bằng 100 mL n - pentan, thu pha dung môi hữu cơ và tiến hành lọc qua muối natri sunfat khan để loại nước. [38]
- Chiết Soxhlet
Phương pháp tiến hành với mẫu khô nên mẫu sữa lỏng cần phải được đông khô trước khi tiến hành chiết. Một lượng mẫu sữa khô (5 - 10 g) được chiết trên hệ chiết Soxhlet có thể tích ống chiết 200 mL. Hệ dung môi sử dụng để chiết mẫu có thể là 400 mL toluen/diclometan/hexan (1/1/1, v/v/v) hoặc pentan/DCM (1/1 v/v). Mẫu sữa được chiết qua đêm và trong quá trình chiết phải đảm bảo 6 chu kì chiết/ h. Sau khi chiết, dịch chiết mẫu được cho qua muối Na2SO4 để loại nước và được tiến hành cô đuổi dung môi trên thiết bị cô quay chân không. Hàm lượng k.l mỡ được xác định bằng phương pháp trọng lượng.[21]
- Chiết lỏng rắn áp suất cao
Trong phương pháp này, một lượng mẫu khô hoặc mẫu tươi được trộn với một lượng vật liệu nhồi theo tỉ lệ nhất định, sau đó hỗn hợp trên được đưa vào cột chiết.
17
Mẫu được chiết sử dụng hệ dung môi thích hợp. Phương pháp sử dụng nhiệt độ cao và áp suất cao để tách chất phân tích ra khỏi nền mẫu.
Một lượng mẫu khô (5 g) được trộn với đất chứa tảo Silic (diatomaceous earth) theo tỉ lệ 4/1 về khối lượng và được chiết với hỗn hợp dung môi n- hexan/diclometan/metanol (5/2/1, v/v/v) trên thiết bị ASE 300 (Dionex, USA), ống chiết thể tích 34 cm3, nhồi đến khoảng 85÷90% thể tích cột. Mẫu được chiết ở áp suất 10 MPa, nhiệt độ 100°C, 3 chu kì. [38]