5. Kết cấu
3.2.3 Kiện toàn cơ cấu tổ chức thực hiện
* Cải cách thủ tục hành chính:
Cải cách hành chính là một loạt những việc làm không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn so với trước, chất lượng các thể chế quản lý nhà nước đồng bộ, khả thi, đi vào cuộc sống hơn, cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước sau khi tiến hành cải cách hành chính đạt hiệu quả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội của một quốc gia.
Hiện nay, BHXH huyện Vĩnh Tường chưa áp dụng cơ chế “một cửa” do cần có thời gian đào tạo cán bộ làm quen với mô hình mới, số lượng cán bộ nhân viên còn hạn chế nên đến nay BHXH vẫn đang thực hiện mô hình cũ, gây bất tiện cho đối tượng hưởng bởi đối tượng phải tự đến các bộ phận để giao dịch.
Để cải cách thủ tục hành chính cần thực hiện tốt những biện pháp sau: đẩy mạnh quá trình thực hiện chế độ BHXH theo cơ chế “một cửa” thay vì phải thông qua nhiều phòng ban, cần nhiều loại giấy tờ như trước đây thì nay chủ SDLĐ và các đối tượng chỉ vào “một cửa”. Giảm các giấy tờ, thủ tục không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc, thủ tục pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng. Trước đây khi các đối tượng đến liên hệ công việc thì phải tuân theo đúng trình tự và rất nhiều giấy tờ, phải gặp trực tiếp từng cán bộ ở nhiều phòng ban khác nhau thì nay các đối tượng chỉ cần tập trung vào một đầu mối. Nếu chưa đủ điều kiện để giải quyết ngay thì cơ quan sẽ cho đối tượng giấy hẹn.Đến thời gian ghi trong giấy hẹn, đối tượng đến cơ quan để được giải quyết công việc một cách nhanh chóng, giảm bớt các thủ tục phiền nhiễu.
3.2.4 Nâng cao n ng lực đội ngũ cán bộ làm công tác chi trả
Với thực trạng chung của ngành BHXH như hiện nay, tình trạng thiếu cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành ở các cấp thì vấn đề tổ chức, tăng cường, nâng cao năng lực và quản lý đội ngũ cán bộ BHXH là rất được coi trọng. Để đáp ứng tốt khối lượng công việc ngày càng cao của ngành, trong thời gian tới, hệ thống BHXH cần phải nâng cao trình độ, đội ngũ cán bộ cụ thể là:
Lê Thị Dung 55 Lớp: Đ6.BH6
Việc thực hiện luân chuyển, điều chỉnh vị trí công tác trong nội bộ đã làm các cán bộ này phải mất thời gian để làm quen với công việc, ảnh hưởng đến công tác xét duyệt chế độ và thực hiện chi trả. Vì vậy cần tiến hành rà soát và sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức viên chức cho phù hợp với năng lực chuyên môn và những yêu cầu đặt ra của công tác chi trả BHXH.
Trong khi các phần mềm quản lý BHXH luôn được thay đổi theo hướng ngày càng tốt hơn, đòi hỏi cán bộ trong đơn vị phải được tham dự, học tập đầy đủ các lớp học này để nâng cao hơn nữa trình độ tin học của cán bộ trong đơn vị thì mới ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình làm việc và giải quyết các chế độ cho NLĐ. Đồng thời cần có sự tuyển dụng, bố trí, sắp xếp cán bộ công nghệ thông tin tại đơn vị để kịp thời xử lý các sự cố bất thường.
Cử các cán bộ trong cơ quan đi học hỏi kinh nghiệm và các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ.
Ngoài việc tham gia các lớp học được tổ chức thì mỗi cán bộ cần có ý thức trong việc tự học hỏi, tìm hiểu thêm về các chế độ chính sách mới được ban hành, chủ động, sáng tạo trong công việc được giao.
Ngoài bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, cần đẩy mạnh tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ từ hành chính sang tác phong phục vụ đối tượng. tăng cường kiểm tra chặt chẽ trong tổ chức thực hiện và công tác xét duyệt hồ sơ hưởng các chế độ cho NLĐ.
Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên chức trong ngành trên cơ sở phân phối thu nhập hợp lý, công bằng và làm cho mức thu nhập này trở thành động lực và mục tiêu phấn đấu của họ.
3.2.5 Nâng cao chất lượng đại lý chi trả
Các đại lý xã phường, thị trấn có vai trò rất quan trọng trong công tác chi trả các chế độ BHXH. Vì vậy việc lựa chọn, ký hợp đồng và đào tạo các đại diện chi trả cần phải được thực hiện một cách thường xuyên.
BHXH huyện Vĩnh Tường cần phối hợp chặt chẽ với UBND xã, hệ thống bưu điện để lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn, nhiệt tình làm đại diện chi trả, đồng thời BHXH cần quan tâm đến công tác tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao hiểu biết và kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết cho các đại lý chi trả để có thể nắm bắt cụ thể việc tăng giảm đối tượng hưởng nhằm chi đúng người, đúng chế độ. Xây dựng cơ chế đảm bảo hài hòa giữa nghĩa vụ và quyền lợi nhằm tạo sự gắn kết giữa đại
diện chi trả với cơ quan BHXH. Ngoài ra, đại diện chi trả phải nắm bắt kịp thời đầy đủ thông tin về đối tượng thụ hưởng nhằm chi đúng người, đúng chế độ.
Để đảm bảo tốt cho công tác chi trả chế độ BHXH một lần tránh tình trạng chen lấn gây mất trật tự, cơ quan BHXH nên đưa ra một số biện pháp như: khi đối tượng hưởng đến cơ quan nhận trợ cấp thì cán bộ cơ quan BHXH nên có bảng đặt ở trước cổng cơ quan ghi rõ quy trình hướng dẫn làm thủ tục nhận trợ cấp, chỉ nhận giải quyết giấy hẹn theo đúng thời gian đã thông báo để tránh tình trạng chen lấn xô đẩy, ai đến trước giải quyết trước theo đúng thứ tự. Những đối tượng gây mất trật tự yêu cầu giải quyết sau cùng cho trường hợp đó.
Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chi trả bằng nhiều hình thức như kiểm tra định kỳ, xác suất, giám sát tình hình chi trả tại các xã, tập trung vào việc quản lý đối tượng thụ hưởng, xử lý nghiêm những trường hợp cắt giảm chậm, trục lợi bảo hiểm.
Tăng cường công tác thi đua khen thưởng, kịp thời biểu dương, động viên đối với những đại lý chi trả làm tốt công tác chi trả, tạo động lực thúc đẩy công tác chi trả BHXH của huyện.
3.2.6 T ng cường công tác thanh tra kiểm tra trong công tác chi trả BHXH.
Công tác kiểm tra BHXH nói chung và trong công tác chi trả BHXH nói riêng là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm uốn nắn, điều chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện chính sách BHXH đối với người dân; răn đe, định hướng cho các cơ quan, đơn vị, chủ SDLĐ và NLĐ thực hiện đúng quy định trong quá trình thi hành Luật BHXH.
Tại BHXH huyện Vĩnh Tường công tác thanh tra kiểm tra đã được thực hiện nhưng vẫn còn chưa sâu, chưa thường xuyên, chỉ những trường hợp nào có nghi vấn hay có đơn khiếu nại, tố cáo thì mới kiểm tra. Vì vậy trên địa bàn huyện Vĩnh Tường vẫn còn một số tình trạng trục lợi bảo hiểm gây thất thoát cho nguồn quỹ BHXH. Để thực hiện tốt hơn công tác chi trả BHXH thì cơ quan BHXH cần phải thực hiện tốt công tác thanh tra kiểm tra trong việc giải quyết các chế độ cho đối tượng hưởng cụ thể như sau:
Đối với nghiệp vụ kiểm tra việc giải quyết các chế độ BHXH ngắn hạn cho người lao động, theo quy định của luật thì đơn vị được giữ lại 2% tổng số tiền đóng BHXH để giải quyết kịp thời chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động, quyết toán hằng quý hoặc hàng tháng tùy theo từng đơn vị. Nội dung kiểm tra ở đây là xem đơn vị giải quyết có đúng chế độ cho người lao động hay không, mức hưởng
Lê Thị Dung 57 Lớp: Đ6.BH6
có đầy đủ, có đến tận tay người lao động hay không. Biện pháp kiểm tra là đối chiếu hồ sơ đã giải quyết và đang lưu trữ tại đơn vị với mức được hưởng đã được quyết toán hoặc được đơn vị duyệt chi.
Đối với chế độ ốm đau cần xem xét số ngày nghỉ ốm có trùng với ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ không, mức hưởng có đúng với mức đóng BHXH không, tỷ lệ % hưởng đúng không, số ngày nghỉ ốm có vượt số ngày được nghỉ (tùy theo thời gian đã đóng BHXH) theo quy định không, kiểm tra giấy chứng nhận ốm đau của cơ sở khám chữa bệnh…
Đối với chế độ thai sản cần phải kiểm tra thời gian đóng BHXH đã đủ chưa (6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi nghỉ sinh), mức tính lương bình quân đúng chưa, đối với doanh nghiệp cần phải xem diễn biến tiền lương có hợp lý không, nếu người lao động trước khi sinh mà có mức đóng BHXH tăng thất thường thì phải cương quyết thu hồi khoản chi sai
Đối với các chế độ dài hạn thì tăng cường công tác kiểm tra ở đại diện chi trả để nắm bắt kịp thời sự tăng giảm đối tượng hưởng chế độ BHXH trên địa bàn đồng thời thu hồi và xử lý nghiêm những trường hợp cắt giảm chậm.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra trong công tác xét duyệt hồ sơ hưởng nhằm chi đúng chế độ, đúng đối tượng một cách đầy đủ và kịp thời.
Phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm toán, lao động, kiểm sát, tòa án để thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, xử lý việc chấp hành chính sách BHXH của các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện.
3.2.7 Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách BHXH.
Tuyên truyền về BHXH là quá trình phổ biến, giải thích các chính sách BHXH nhằm hình thành cho các đối tượng đang tham gia, và sẽ tham gia BHXH có nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng, ý nghĩa của chính sách BHXH.
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật là hoạt động chính sách nhằm tăng cường đối tượng tham gia BHXH, song cũng rất cần thiết cho công tác chi trả BHXH. Bởi nếu như người tham gia hiểu được quyền lợi của mình thì sẽ tránh được tình trạng trục lợi của một số cá nhân.
Việc tuyên truyền, giải thích về BHXH có ý nghĩa rất quan trọng đối với BHXH nói chung và công tác chi trả BHXH nói riêng vì:
+ Tuyên truyền giúp cho NLĐ, NSDLĐ và các đối tượng tuyên truyền hiểu rõ về chế độ, chính sách BHXH theo quy định của pháp luật.
+ Tuyên truyền về BHXH sẽ làm thay đổi thái độ của đối tượng tuyên truyền đối với công tác BHXH theo hướng tích cực, phù hợp với quy định của pháp luật.
đồng thời có tác dụng động viên, cổ vũ NLĐ và các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và chủ SDLĐ tự giác, tích cực thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHXH theo đúng quy định của pháp luật, đấu tranh loại bỏ những hành vi gian lận, trái pháp luật nhằm trục lợi bảo hiểm.
Tại BHXH huyện đã phối hợp với đài phát thanh truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc, Liên đoàn Lao động lồng ghép vào các buổi họp, sơ tổng kết của các cơ quan đơn vị lao động trong huyện những nội dung tuyên truyền về BHXH và phổ biến luật BHXH. Tổ chức in ấn tờ rơi có nội dung tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò và quyền lợi khi tham gia BHXH; phô tô tài liệu, chủ trương, chính sách mới gửi đến các đơn vị để hướng dẫn các đơn vị thực hiện công tác thu BHXH, quy định về mẫu biểu thu, mức đóng BHXH, BHYT, BHTN cách thức và thời hạn tiếp nhận danh sách báo tăng, giảm lao động tại cơ quan…
Bên cạnh các kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền trên thì BHXH huyện Vĩnh Tường cần phải tiếp tục phối hợp với Liên đoàn lao động huyện, các công đoàn cơ sở, các cơ quan báo chí, thông tin đại chúng, mở rộng các hình thức tuyên truyền về chính sách BHXH, nhấn mạnh tới lợi ích và tầm quan trọng của BHXH, nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm, ý thức của NLĐ và chủ SDLĐ trong việc tham gia bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật về BHXH cả về nội dung lẫn hình thức.
+ Về hình thức thông qua các đài truyền hình, truyền thanh, báo chí, các
chuyên mục: giải đáp chế độ chính sách, thông tin về chính sách mới, về tình hình hoạt động của toàn ngành BHXH mặt tốt, xấu, phát hành rộng rãi tạp chí BHXH, báo BHXH, tăng số trang, số lượng bài viết hoặc mở riêng chuyên mục về BHXH hàng tuần, hàng kỳ; tổ chức chương trình phổ biến pháp luật BHXH cho NLĐ để mọi người cùng hiểu, biết và tích cực tham gia các chế độ chính sách của BHXH.
+ Về nội dung tuyên truyền cần phải nhấn mạnh “Tham gia BHXH vừa là
quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của người lao động” và cần chú ý tác động cụ thể vào hai đối tượng: Đối với NLĐ, giúp họ hiểu rõ về lợi ích của BHXH, khi tham gia họ được hưởng những quyền lợi gì, điều kiện và thủ tục để được hưởng… đối với NSDLĐ, công tác tuyên truyền phải tỏ rõ thái độ khen chê, một mặt biểu dương, động viên khuyến khích những doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ, chính sách BHXH nói chung và công tác chi trả BHXH nói riêng. Mặt khác phải tạo được dư luận mạnh mẽ, lên án, phê phán nghiêm khắc những đơn vị, những sai phạm, trục lợi bảo hiểm và buộc họ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.
Lê Thị Dung 59 Lớp: Đ6.BH6
bắt buộc tại BHXH huyện Vĩnh Tƣờng.
3.3.1 Đối với Nhà nước
Luật BHXH ra đời và có hiệu lực từ năm 2007 nhưng do thay đổi của tình hình kinh tế nên hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH ở nước ta hiện nay vẫn còn một số hạn chế. Vì vậy để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, Nhà nước cần:
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế BHXH trước hết là Luật BHXH, có
những văn bản hướng dẫn chỉ đạo kịp thời, sâu sắc. Để hình thành hệ thống pháp luật về BHXH đồng bộ và có hiệu lực trước hết cần phải sắp xếp và rà soát lại các văn bản về BHXH từ trước tới nay, xem xét hiệu qủa việc thực hiện các văn bản đó để điều chỉnh hoặc đổi mới cho phù hợp.
- Cần tăng cường chỉ đạo với các ban ngành chức năng tỉnh, thành phố trong
công tác quản lý Nhà nước về BHXH ở địa phương gắn liền với cơ quan BHXH trong việc quản lý đối tượng tham gia, đối tượng hưởng.
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bên trong của BHXH Việt Nam, xây dựng đội ngũ
cán bộ viên chức ngành BHXH theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.
- Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành còn hạn hẹp. Nhận thức của một
số chủ SDLĐ về chấp hành pháp luật BHXH còn yếu, mức xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực này còn thấp, chưa đủ mạnh để buộc các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật. Vì vậy cần tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, giám sát thực hiện luật BHXH nhằm phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm hoặc những điều luật chủ trương chính sách của Nhà nước không còn phù hợp với thực tế.
3.3.2 Đối với BHXH Việt Nam
Phát triển và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn ngành BHXH nhằm đáp ứng được các yêu cầu trong nền kinh tế thị trường.
+ Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cho toàn hệ thống từ trung ương tới địa phương.
+ Đầu tư phát triển hệ thống thông tin trong toàn ngành. Đầu tư xây dựng và hoàn thiện các phần mềm tin học phục vụ cho quản lý sự nghiệp BHXH như: quản lý các đối tượng tham gia và hưởng BHXH, quản lý tài chính BHXH, thống kê, kế