Tình hình Viện kiểm sát phê chuẩn các quyết định bắt người, tạm giữ, tạm giam.

Một phần của tài liệu Vai trò của viện kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 57 - 65)

trong thời gian qua giúp chúng ta có thể nhìn nhận một cách khách quan về vấn đề này, từ đó có những kiến nghị và giải pháp hữu hiệu nhất cho công tác áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam đúng trình tự, thủ tục luật định, tránh tình trạng oan sai xảy ra trong quá trình tố tụng.

2.2. Tình hình Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc bắt người, tạm giữ, tạm giam. người, tạm giữ, tạm giam.

2.2.1. Tình hình Viện kiểm sát phê chuẩn các quyết định bắt người, tạm giữ, tạm giam. tạm giữ, tạm giam.

Có thể nói hoạt động của Viện kiểm sát trong việc phê chuẩn các quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam của cơ quan điều tra đã thực hiện có hiệu quả các biện pháp ngăn chặn: bắt, tạm giữ, tạm giam trong hoạt động tố tụng, góp phần rất quan trọng trong giải quyết các vụ án hình sự xảy ra ở nước ta.

Trong quá trình thực hiện việc phê chuẩn các quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam của Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã có nhiều đổi mới trong hoạt động nghiệp vụ. Viện kiểm sát đã chủ động phối hợp với các cơ quan nhà nước nắm chắc tình hình vi phạm và tội phạm, quản lý tình hình thông tin về tội phạm để chủ động trong việc thực hiện phê chuẩn các quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam. Thông qua công tác nắm vững tình hình vi phạm và tội phạm, Viện kiểm sát đã kịp thời phân loại vi phạm và tội phạm, từ đó có biện pháp hạn chế tình hình khởi tố oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Viện kiểm sát đã cố gắng kiểm sát điều tra từ đầu, nhất là đối với những vụ án trọng điểm, phức tạp làm cho việc phê chuẩn các quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam được đảm bảo hơn.

Nhận thức rõ được mục đích và yêu cầu của công tác phê chuẩn các quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam không chỉ đảm bảo cho việc bắt giam, giữ của cơ quan điều tra được thực hiện một cách đúng pháp luật, mà còn đảm bảo cho việc truy tố, xét xử được đúng người đúng pháp luật hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được trong công tác phê chuẩn các quyết định của Viện kiểm sát về bắt, tạm giữ, tạm giam, trong thực tế áp dụng các biện pháp này còn nảy sinh nhiều vấn đề dẫn đến oan sai đối với công dân nói chung và bị can, bị cáo, người bị nghi thực hiện tội phạm nói riêng. Những vấn đề này cần phải được nhìn nhận một cách khách quan để nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam. Do vậy, những vấn đề dưới đây có thể là những sai lầm, những vi phạm cần được nhìn nhận để rút kinh nghiệm trong việc phê chuẩn các quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam của Viện kiểm sát.

* Theo báo cáo số 117/BC- VKSTC ngày 09 tháng 10 năm 2004 và Báo cáo số 127/BC-VKSTC ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành kiểm sát nhân dân tại kỳ họp thứ 6 và kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI: Hoạt động điều tra trong hai năm từ năm 2004 – 2005 (khi Bộ luật TTHS năm 2003 có hiệu lực), có thể tham khảo bảng thống kê dưới đây:

Bảng 2.3 tình hình Viện kiểm sát không phê chuẩn: lệnh bắt khẩn cấp; gia hạn tạm giữ; lệnh bắt tạm giam và lệnh tạm giam từ 2004 – 2005

Năm Nội dung Trường

hợp

2004-2005 VKSND các cấp không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp 152 trường hợp

152

2004-2005 VKSND các cấp không phê chuẩn gia hạn tạm giữ 325 2004-2005 VKSND các cấp không phê chuẩn lệnh bắt tạm giam 433 2004-2005 VKSND các cấp không phê chuẩn lệnh tạm giam 612

Báo cáo của viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2004-2005

Qua bảng tổng kết nêu trên có thể rút ra được một số nhận xét sau:

Các cơ quan điều tra đã vận dụng chưa chính xác các quy định của pháp luật tố tụng hình sự vào việc bắt khẩn cấp, bắt để tạm giam, gia hạn tạm giữ, tạm giam. Các cơ quan điều tra có các văn bản mà Viện kiểm sát không phê chuẩn liên quan đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn này cần xem xét lại các đề xuất của mình theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Những con số trên càng cho thấy vai trò và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc giám sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam. Để từ đó các cơ quan điều tra phải xem xét cẩn thận trình tự, thủ tục điều tra, quá trình áp dụng và thực thi pháp luật, từ đó hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng oan sai xảy ra trong quá trình áp dụng. Từ việc không phê chuẩn của Viện kiểm sát đối với các quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam là cơ sở để cơ quan điều tra rút kinh nghiệm cho những trường hợp tượng tự sau.

Từ những phân tích trên cho thấy việc phê chuẩn các quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam của Viện kiểm sát có một vai trò rất quan trọng giúp cho quá trình bắt, tạm giữ, tạm giam của cơ quan điều tra được tiến hành đúng thủ tục, trình tự theo quy định, mặt khác tránh được tình trạng bắt, giam, giữ một cách tùy tiện trái pháp luật, ảnh hưởng, xâm phạm đến quyền tự do về thân thể của công dân.

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được trong việc phê chuẩn các quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam của Viện kiểm sát, vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động chung của công tác điều tra, truy tố và xét xử. Dưới đây là một số những tồn tại của Viện kiểm sát trong công tác phê chuẩn quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam:

Thứ nhất, từ những sai, sót của cơ quan điều tra trong quá trình bắt, tạm giữ, tạm giam thực hiện không đúng quy định của pháp luật, đã gây khó khăn

cho công tác phê chuẩn của Viện kiểm sát. Bên cạnh đó cộng với trình độ, năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ của không ít Kiểm sát viên chưa nắm vững các quy định của pháp luật.

Một số những hạn chế của cơ quan điều tra là việc vận dụng các quy định bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Sai lầm này thể hiện ở chỗ vận dụng không đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Ví dụ: Điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự quy định căn cứ bắt người trong trượng khẩn cấp khi : “ Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn”. Nhưng người có thẩm quyền hoạt động tố tụng tại cơ quan điều tra thường chỉ cần một nửa căn cứ là

“Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm” là đã ra lệnh bắt ngay mà không chú ý đến nửa thứ hai của căn cứ này là: “mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn” trong khi đó pháp luật tố tụng hình sự đòi hỏi phải đầy đủ cả hai nửa của một căn cứ. Tương tự như thế đối với căn cứ :

“khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ” cơ quan điều tra chỉ cần : “ khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm” là đủ, mà không cần đoạn sau của căn cứ “và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ”. Qua những hoạt động như khám chỗ ở, khám người, xem xét dấu vết trên thân thể, kiểm tra, kiểm soát hành chính .. cơ quan có thẩm quyền tìm thấy dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở người bị nghi thực hiện tội phạm. Những dấu vết của tội phạm được tìm thấy có thể là những vật chứng như công cụ, phương tiện phạm tội, đối tượng của tội phạm… cũng như dấu vết của tội phạm trên thân thể của người bị nghi

thực hiện tội phạm. Việc tìm thấy dấu vết của một tội phạm chỉ được coi là một điều kiện để bắt khẩn cấp.

“Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm” . Đây là trường hợp tội phạm đã xảy ra nhưng người thực hiện tội phạm không bị bắt ngay. Sau một thời gian người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người thực hiện tội phạm, nếu cơ quan điều tra xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn thì ra lệnh bắt khẩn cấp. Trong trường hợp này tính chất của tội phạm mà người phạm tội đã thực hiện không đóng vai trò quyết định trong việc xác định lý do bắt khẩn cấp. Lý do phải bắt đối với người phạm tội ở đây chính là việc có đủ cơ sở để khẳng định người đó đã thực hiện tội phạm và nếu không bắt họ sẽ bỏ trốn ngay. Ở đây người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm có thể là người bị hại hoặc người khác đã chính mắt trông thấy người phạm tội và hành vi phạm tội được thực hiện và trực tiếp xác nhận với cơ quan có thẩm quyền đúng là người đã thực hiện tội phạm. Việc xác nhận phải mang tính chất khẳng định chứ không thể xác nhận một cách chung chung hình như, hoặc giống như người đã thực hiện tội phạm. Nếu việc xác nhận không phải do người trực tiếp chứng kiến sự việc phạm tội thì không coi là điều kiện để bắt khẩn cấp, bởi lẽ, nếu bắt trong trường hợp đó dễ dẫn đến việc bắt nhầm người không thực hiện tội phạm.

Những căn cứ cho rằng người phạm tội bỏ trốn thường là: đang có hành động bỏ trốn, đang chuẩn bị trốn, không có nơi cư trú rõ ràng, hoặc có nơi cư trú nhưng ở quá xa, là đối tượng lưu manh, côn đồ, hung hãn, chưa xác định được nhân thân của người đó, căn cước lý lịch không rõ ràng.

Căn cứ để cho rằng “ người bị nghi thực hiện tội phạm … tiêu hủy chứng cứ” : như đang xóa dấu vết tội phạm, đang cất giấu công cụ, phương

tiện phạm tội, đang tẩu tán tài sản vừa lấy được hoặc đang có hành vi làm giả chứng cứ, làm sai lệch các tài liệu có liên quan đến hành vi phạm tội nhằm gây khó khăn cho việc điều tra xác định tội phạm thì những hành vi đó vẫn được coi là điều kiện để bắt khẩn cấp.

Thứ hai, việc sử dụng chứng cứ trong bắt người hết sức tùy tiện, không tuân thủ quy định của pháp luật. Tại điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: lời khai của bị can, bị cáo: “ Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án. không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội.” Mặt khác, đánh giá từng chứng cứ và đánh giá tổng hợp các chứng cứ của vụ án có quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau. Đánh giá từng chứng cứ là điều kiện để đánh giá đúng tổng hợp chứng cứ của vụ án. Nếu từng chứng cứ không được đánh giá chính xác, khách quan thì không thể đảm bảo cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Tuy nhiên, khi đánh giá tổng hợp chứng cứ thì các chứng cứ thu thập được có thể phù hợp với nhau nhưng cũng có thể có những chứng cứ khác nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau. Trong trường hợp này, việc đánh giá tổng hợp chứng cứ là nhằm lý giải cho sự khác nhau, sự mâu thuẫn đó để đi đến nhận thức thống nhất, kết luận về sự thật duy nhất đúng đắn, khách quan về vụ án làm cơ sở cho việc ra bản án, các quyết định giải quyết thực chất vụ án, hạn chế tình trạng oan sai xảy ra. Tuy nhiên, trong nhiều vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng đã vi phạm điều này nên dẫn đến việc bắt, tạm giữ, tạm giam oan, sai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: vụ án hiếp dâm xảy ra năm 2000 tại cánh đồng xã Yên Nghĩa huyện Chương Mỹ (nay là phường Yên Nghĩa quận Hà Đông) ba thanh niên trú tại Yên Nghĩa sau đó đã bị bắt, bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tây khi đó tuyên phạt mỗi đối tượng trên 10 năm tù, trong quá trình chấp hành hình phạt tù, sau rất nhiều lá đơn kêu oan của ba thanh niên gửi đến các cơ quan và chủ

tịch nước, đầu năm 2010 vụ án được chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chỉ đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xem xét lại, quá trình xem xét lại vụ án cho thấy trong quá trình điều tra, truy tố cũng như sử dụng chứng cứ buộc tội có nhiều vi phạm nghiêm trọng, ngay sau đó ba thanh niên được trả tự do sau gần 10 năm ngồi tù. Điều đặc biệt trong vụ án này là cơ quan điều tra chỉ căn cứ vào chiếc áo phông để lại tại hiện trường sau khi gây án có đặc điểm là giống với chiếc áo mà một trong ba đối tượng bị bắt đã từng mặc trước đó cơ quan điều tra, tòa án đã kết luận ba đối tượng chính là thủ phạm trong vụ án hiếp dâm xảy ra tại cánh đồng Yên nghĩa quận Hà Đông, mặt khác trong lời khai của bị hại có khai trong ba kẻ hiếp dâm có một thanh niên khoảng 30 tuổi có ria mép, yếu tố này cơ quan điều tra đã không làm rõ, điều này là rất thiếu khách quan, dẫn đến sự việc 03 thanh niên phải chịu oan sai ngồi tù 10 năm, và điều đáng tiếc nữa đó là trong thời gian chịu án phạt tù một trong ba thanh niên đã mắc phải căn bệnh HIV. Trong thời gian tới vụ án sẽ được xem xét lại nếu Tòa án nhân dân tối cao đủ cơ sở tuyên ba thanh niên không phạm tội trong vụ án hiếp dâm xảy ra năm 2000 tại cánh đồng Yên Nghĩa thì vấn đề đặt ra là việc bồi thường oan sai cho ba thanh niên mà đặc biệt là người bị nhiễm HIV trong thời gian chấp hành hình phạt tù sẽ được giải quyết như thế nào cho thỏa đáng.

Bắt người, tạm giữ, tạm giam oan sai tuy chưa phải là hiện tượng phổ biến nhưng đã xảy ra ở nhiều địa phương, gây nên sự bất bình trong dư luận xã hội, có trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Ví dụ, trường hợp oan sai của thầy giáo Nguyễn Minh Hoàng ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Một lần đi dự tiệc cưới về thầy “chếnh choáng” và bị té ngã bầm tay. Cũng đêm đó xảy ra vụ đánh nhau tại nhà vợ chồng anh Hùng, chị Đôi. Nghe tiếng lộn xộn bà Hum và con trai là anh Đức chạy sang. Một bóng đen dùng gậy phang anh Đức và bà Hum ngất xỉu. Bóng đen cùng

đồng bọn bỏ chạy. Anh Hùng bị thương tật 4%, chị Đôi 10%, Bà Hum 10%, anh Đức 8%. Một tuần sau thầy giáo Hoàng được mời lên xã. “Tới nơi thấy có đủ cả công an tỉnh, công an huyện, công an xã chờ sẵn, chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì thầy nghe tiếng hô: Tên giết người, cướp của hạ vũ khí đầu hàng! Thầy choáng váng, đang nghĩ xem vũ khí của minh là gì thì họ thoăn thoắt cởi hết đồ của thầy... rồi thầy bị đưa lên xe chở thẳng về nơi giam giữ... suốt sáu tháng trong phòng giam thầy mới máng máng hiểu mình bị bắt vì có các yếu tố gần giống với những điều mà các nạn nhân kể lại một cách lộn xộn thiếu

Một phần của tài liệu Vai trò của viện kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 57 - 65)