hỗ trợ, dẫn dắt, khuyến khích người dân, các tổ chức và cộng đồng tự giác, tích cực tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới.
Từ thực tiễn của Chƣơng trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới, Nhà nƣớc cần tăng đầu tƣ và phát huy tốt vai trò định hƣớng, dẫn dắt và khuyến khích cộng đồng và các thành phần kinh tế trên địa bàn xây dựng nông thôn mới, thể hiện trên các mặt:
- Nhà nƣớc cần ƣu tiên nguồn vốn ngân sách để đầu tƣ theo các dự án của cấp xã trở lên, nhất là các công trình thiết yếu (nhƣ trục giao thông, thuỷ lợi,…) trên địa bàn; đồng thời dành nguồn vón thích đáng để hỗ trợ cộng đồng các thôn, bản, ấp đầu tƣ các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn cấp thôn, bản, ấp theo mức hỗ trợ tối đa tới 70% tổng chi phí công trình nhà nƣớc đã quy định.
- Tập trung vào công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển; chỉ đạo rà soát thực trạng các tiêu chí, xây dựng các phƣơng án xây dựng phát triển nông thôn để đƣa ra dân, cộng đồng bàn bạc, lựa chọn và tự quyết định;
- Trên cơ sở các chính sách của Nhà nƣớc, chính quyền sở tại cần cụ thể hoá và xây dựng các cơ chế chính sách cụ thể khuyến khích ngƣời dân bỏ công sức, vật chất, tiền vốn, đất đai,… cùng tham gia xây dựng hạ tầng, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phƣơng;
- Hƣớng dẫn các địa phƣơng, cộng đồng xây dựng kế hoạch và các thủ tục cần thiết để vừa huy động nguồn lực tại chỗ trong dân, vừa bảo đảm các cơ chế quản lý vốn ngân sách hỗ trợ theo quy định hiện hành.
- Hƣớng dẫn thực thi công tác kiểm tra, giám sát các công trình, hạng mục đầu tƣ từ các nguồn vốn, bảo đảm nguyên tắc ngƣời dân làm chủ thể trong việc giám sát thực hiện xây dựng nông thôn mới.3.4.3. Đa dạng hóa huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới
- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chƣơng trình mục tiêu quốc gia; các chƣơng trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn nông thôn và tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo; vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của chƣơng trình này, bao gồm cả trái phiếu Chính phủ (nếu có).
Đối với nguồn ngân sách Nhà nước: Về nguyên tắc, áp dụng cơ chế hỗ
trợ trực tiếp từ nguồn vốn trực tiếp cho Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Theo Quyết định 800-QĐ/TTg cần lƣu ý có 3 dạng:
(i) Hỗ trợ 100% từ ngân sách trung ƣơng cho: Công tác quy hoạch;
đƣờng giao thông đến trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã; xây dựng trƣờng học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, HTX.
(ii) Hỗ trợ một phần từ ngân sách Trung ƣơng cho xây dựng công trình
cấp nƣớc sinh hoạt, thoát nƣớc thải khu dân cƣ; đƣờng giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mƣơng nội đồng; phát triển sản xuất và dịch vụ; nhà văn hóa thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; hạ tầng các khu SX tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản.
(iii) Mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ƣơng căn cứ điều kiện kinh tế xã hội để bố trí phù hợp với quy định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ƣơng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ƣu tiên hỗ trợ cho các địa phƣơng khó khăn chƣa tự cân đối ngân sách, địa bàn đặc biệt khó khăn và những địa phƣơng làm tốt.
Thực hiện Chƣơng trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới đã đề xuất mức hộ trợ trực tiếp cho các xã khó khăn chƣa tự cân đối ngân sách, có địa bàn đặc biệt khó khăn cụ thể nhƣ: Xã ven đô (Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh) có điều kiện kinh tế trung bình khá hỗ trợ 10,0 tỷ đồng/xã; xã đồng bằng, mức hỗ trợ 20,0 tỷ đồng; các xã có điều kiện khó khăn hơn mức hỗ trợ là 30 tỷ đồng/xã; và xã đặc bịet khó khăn (nhƣ xã Thanh Chăn, tỉnh Điện Biên) hỗ trợ là 50 tỷ đồng. Với mức hỗ trợ trên từ ngan sách, các xã đã áp
dụng và mang lại hiệu quả cao trong quá trình thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới.
- Huy động tối đa nguồn lực của địa phƣơng (tỉnh, huyện, xã), HĐND tỉnh cần quy định tăng tỷ lệ vốn thu đƣợc từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn;
- Huy động vốn đầu tƣ của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp đƣợc vay vốn tín đụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc hoặc tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ƣơng đƣợc ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ sau đầu tƣ và đƣợc hƣởng ƣu đãi đầu tƣ theo quy định của pháp luật;
- Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể, do HĐND xã thông qua;
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc cho các dự án đầu tƣ;
- Giải quyết những vƣớng mắc để ngƣời dân, các doanh nghiệp trên địa bàn có thể tiếp cận vay vốn tín dụng chủ yếu để phát triển sản xuất, xây dựng các cơ sở chế biến, phát triển các ngành nghề nông thôn,…Để tăng cƣờng nguồn vốn vay tín dụng tham gia xây dựng phát triển nông thôn, cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa ngƣời dân, doanh nghiệp với tổ chức ngân hàng, nhất là các vƣớng mắc về đối tƣợng vay, mức vay, thủ tục giải ngân vốn tín dụng thƣơng mại. Đồng thời, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng khác nhƣ: Vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc đƣợc Trung ƣơng phân bổ cho các tỉnh, thành phố theo các Chƣơng trình, mục tiêu nhƣ: chƣơng trình kiên cố hóa kênh mƣơng, phát triển đƣờng giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn.
3.4.3. Động viên, phát huy nguồn lực tại chỗ trong xây dựng nông thôn mới
Huy động nguồn lực để thực hiện Chƣơng trình nông thôn mới là khá đa dạng; trong đó, đặc biệt quan trọng là cần huy động tốt nguồn lực tại chỗ:
- Huy động sự đóng góp của ngƣời dân: Xác định huy động nguồn lực tại chỗ, nhân dân tham gia là một kênh chủ yếu để xây dựng nông thôn mới. Để huy động mạnh mẽ đóng góp của nhân dân, xã cần đề ra nhiều hình thức phong phú để nhân dân lựa chọn và tham gia. Các hình thức chủ yếu cần phát động nhƣ sau:
+ Huy động đóng góp bằng ngày công: Trên cơ sở các công trình đƣợc ngƣời dân tại thôn (bản, ấp) bàn bạc, thống nhất và quyết định, mức đóng góp có thể bằng tiền, nhƣng cũng có nơi quy bằng ngày công để huy động ngƣời dân đƣợc hƣởng lợi từ công trình đó tham gia; số ngày công của từng hộ cần để Trƣởng thôn (bản, ấp) ấn định theo phƣơng pháp của thôn, bản thống nhất, nhƣ: chia bình quân theo hộ, hoặc số khẩu của từng thôn, bản để họ tham gia. Với sự bàn bạc công khai ngƣời dân thấy đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng sẽ tích cực tham gia.
+ Bằng hiến đất: Việc hiến đất của các hộ giáp ranh công trình xây dựng của xã, thôn cần đƣợc thực hiện một cách tự giác trên cơ sở có sự vận động của chính quyền, nhằm bảo đảm cho công trình xây dựng nông thôn mới đúng thiết kế về mặt bằng theo chuẩn đã quy định (nhƣ đƣờng giao thông, công trình thuỷ lợi, nhà văn hoá thôn,…). Trƣớc khi vận động hiến đất, cần đo đạc, cắm mốc theo thiết kế; công khai cho những hộ giáp ranh công trình đó. Trong trƣờng hợp phải chiếm đất quá nhiều của hộ mới bảo đảm kích thƣớc theo thiết kế, thì chính quyền áp dụng cơ chế bồi hoàn hoặc động viên hộ dân liền kề công trình hiến thêm đất để xây dựng công trình, tránh thiệt thòi tập trung vào một số hộ.
+ Huy động đóng góp bằng tiền, hoặc bằng vật tƣ: Để huy động đủ phần vốn “đối ứng” bằng tiền xây dựng công trình nhƣ: xây dựng đƣờng giao thông thôn, xóm; khai thông hệ thống rãnh, cống thoát nƣớc; xây dựng các công trình phúc lợi của xã, thôn, bản nhƣ nhà văn hoá thôn, nơi sinh hoạt thể thao, văn hoá và một số công trình xã hội hoá theo kế hoạch của xã,… Xã cần
xây dựng kế hoạch và công khai các phƣơng án huy động sự đóng góp của nhân dân.
Việc đóng góp bằng tiền để xây dựng các công trình nông thôn mới cần phải có sự bàn bạc, thống nhất và quyết định cả về số lƣợng, quy mô, cơ chế và mức đóng góp của từng công trình. Việc đóng góp cũng áp dụng linh hoạt bằng tiền và cả vịệc đóng góp bằng vật tƣ (gạch, đất, đá, cát, sỏi,…). Số tiền đóng góp do Ban xây dựng của xã, thôn công khai trên cơ sở chia bình quân theo hộ, hoặc số khẩu của từng hộ để đóng góp; sau khi hoàn thành công trình cũng công khai phần chi phí thực tế để dân biết.
- Sự tham gia và đóng góp của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các đơn vị cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn xã;
- Đóng góp của các nhà hảo tâm, con em các gia đình trong xã đang công tác, lao động ở ngoài xã; của các tổ chức từ thiện,…;
- Nguồn ngân sách xã hiện nay chủ yếu từ nguồn thu đƣợc từ đấu giá quyền sử dụng đất, các nguồn thu từ các khoản thuế để lại cho xã. Các địa phƣơng cần thực hiện tốt hƣớng dẫn của liên bộ Tài chính và Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn với mức quy định tăng tỷ lệ để lại cho ngân sách xã từ đấu giá quyền sử dụng đất ít nhất 70% tổng thu sau khi đã trừ đi chi phí để xã thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới.
- Vốn vay tín dụng của nhân dân, các hộ gia đình và các doanh nghiệp tại xã vay để đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng hạ tầng,…
Trong các nội dung huy động nguồn lực tại chỗ nêu trên, cần quan tâm huy động công sức đóng góp của nhân dân trong xã; tham gia và đóng góp của các doanh nghiệp; nguồn ngân sách xã và đặc biệt là tăng cƣờng nguồn vốn vay tín dụng của nhân dân, các hộ gia đình và các doanh nghiệp tại xã để đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh.
3.4.4. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân nông thôn là giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm tăng cường nguồn lực bền vững xây dựng nông thôn mới.
Sản xuất phát triển, thu nhập của ngƣời dân tăng lên sẽ là cơ sở để ngày càng huy động nguồn lực tại chỗ cao hơn cho xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện đƣợc cần huy động vốn, cơ sở vật chất hiện có, lao động, nguồn lực đất đai tập trung cho đẩy mạnh phát triển sản xuất, áp dụng các biện pháp tăng năng suất, chất lƣợng các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, nhằm nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Việc phát triển sản xuất, tăng thu nhập cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây:
- Thực hiện có chất lƣợng công tác quy hoạch sản xuất, phát triển các ngành nghề nông thôn phù hợp với tập quán, trình độ của dân cƣ;
- Tập trung cho việc đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; phát triển các mô hình sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiêp,... có hiệu quả; thực hiện tốt công tác khuyến nông trong sản xuất nông nghiệp;
- Thực hiện các mô hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống, vừa bảo đảm tăng trƣởng kinh tế, vừa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn; tăng cƣờng công tác khuyến công trên địa bàn;
- Đối với các xã có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp, cần có biện pháp thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào hoạt động trong địa bàn, nhằm tiêu thụ và chế biến nông sản, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp;
- Khuyến khích các doanh nghiệp và ngƣời có vốn phát triển thành vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi đặc sản hàng hóa; đồng thời phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác, phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn nông thôn.
- Có kế hoạch đẩy mạnh việc liên kết, liên doanh, liên kết bốn nhà, ba nhà, hoặc hai nhà (doanh nghiệp và nông dân) là yếu tố quyết định cho phát triển sản xuất nông sản hàng hoá, nâng cao giá trị sản xuất và tạo thành chuỗi giá trị bền vững, giúp khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ trong nông thôn hiện nay.
3.4.56. Tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận của người dân và xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới; phát huy tính tự chủ, chủ động, tích cực tham gia của người dân.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động ngƣời dân, cộng đồng dân cƣ và doanh nghiệp tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. Trên thực tế, nhận thức của ngƣời dân về lĩnh vực xây dựng nông thôn mới không đồng đều, nhất là nội dung, cơ chế và cách xây dựng nông thôn mới. Cần tổ chức học tập, tuyên truyền để ngƣời dân hiểu rõ về 19 tiêu chí của xã nông thôn mới cần đạt đƣợc; xây dựng nông thôn mới phải là một cuộc vận động toàn dân và xã hội tham gia, thay vì là một chƣơng trình đầu tƣ cho xã, thôn so với trƣớc đây; Công cuộc xây dựng nông thôn mới do cộng đồng dân cƣ nông thôn đóng vai trò chủ thể, tự xây dựng kế hoạch và quyết định trong việc lựa chọn nội dung ƣu tiên đầu tƣ xây dựng.
Công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục cần phải đƣợc coi là biện pháp hàng đầu nhằm huy động mạnh mẽ nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Theo đó, cần tuyên truyền cho nhân dân, cán bộ hiểu rõ yêu cầu, nội dung, cách làm trong xây dựng nông thôn mới, từ đó họ sẽ thấy rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, tránh tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nƣớc; khi nhận thức đƣợc rõ ràng, nhân dân sẽ tham gia tích cực hơn và chính họ là ngƣời thực hiện và đƣợc hƣởng lợi trƣớc tiên từ kết quả của chƣơng trình.
Cộng đồng dân cƣ nông thôn phải đóng vai trò chủ thể, “làm chủ” từ việc xây dựng đề án, kế hoạch phát triển đến thực thi các công trình xây dựng trên địa bàn. Cụ thể là:
- Ngƣời dân tham gia ngay từ đầu các khâu: khảo sát, đánh giá mức độ đạt đƣợc về các tiêu chí và nội dung xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí Quốc gia; đƣợc tham gia trong quá trình xây dựng đề án, xây dựng kế hoạch phát triển nông thôn mới từ cấp thôn, bản ấp đến cấp xã;
- Ngƣời dân, hoặc đại diện của thôn, bản tham gia và tự quyết định lựa chọn các nội dung ƣu tiên đầu tƣ xây dựng hạ tầng, tự quyết định về mức chi phí để thực hiện các công trình xây dựng cơ bản của cấp thôn, bản, ấp nhƣ: giao thông, đƣờng làng ngõ xóm, công trình cấp thoát nƣớc, công trình văn hoá, vệ sinh, môi trƣờng, đến vịệc tổ chức thực thi, giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn.
3.5. Các điều kiện chủ yếu để thực hiện giải pháp
3.5.1. Nâng cao nhận thức về huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới.
Tiếp tục coi trọng và đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Các hình thức tuyên truyền