Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự toán ngân sách hàng năm từ năm 2009 đến nay đều tăng, năm 2009 mức đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn tăng 34,7%; năm 2010 tăng 29,7% và năm 2011 tăng 26,5%. Dự toán ngân sách nhà nƣớc năm 2011 cao gấp 2,21 lần so với năm 2008; tỷ trọng đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn so với tổng chi ngân sách nhà nƣớc đã tăng từ 32,8% năm 2008 lên 39,8% năm 2011. Tổng vốn đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn từ ngân sách Nhà nƣớc và trái phiếu Chính phủ của cả nƣớc giai đoạn 2006-2008 là 147.000 tỷ đồng, chỉ chiếm khoảng 45%; trong 3 năm 2009-2011 đạt gần 290.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 52% tổng vốn đầu tƣ phát triển, trong đó đầu tƣ cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp gần 106.000 tỷ đồng, bằng 37% tổng vốn đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, mỗi năm nhà nƣớc còn chi khoảng 7 đến 8 ngàn tỷ đồng để hỗ trợ các địa phƣơng khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, dịch bệnh…; hơn 2 ngàn tỷ đồng hỗ trợ nông dân thông qua chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp và khoảng 8 ngàn tỷ đồng (vốn xổ số kiến thiết) đầu tƣ cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tổng số vốn huy động xây dựng giao thông gần 33 ngàn tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp khoảng 11,2% (chƣa kể đóng góp 24 triệu ngày công lao động).
Trong 3 năm 2011-2013, Ngân sách nhà nƣớc đã bố trí 255 nghìn tỷ đồng từ ngân sách Trung ƣơng đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn, tăng 1,54 lần so với 3 năm trƣớc đó; các tỉnh, thành phố đã bố trí kinh phí từ ngân sách địa phƣơng 44,6 nghìn tỷ đồng. Huy động từ các nguồn khác 323,1 nghìn tỷ đồng, trong đó có 231,3 nghìn tỷ đồng vốn tín dụng (chiếm 47,75%), vốn doanh nghiệp 30 nghìn tỷ đồng (chiếm 5,96%), vốn góp của dân 62,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 12,9%).
Tính đến 31/12/2010, dƣ nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn cả nƣớc đạt 382 nghìn tỷ đồng (tăng 54,91% so với cuối năm 2008) với khoảng 10 triệu hộ nông dân còn dƣ nợ tại ngân hàng. Tỉ trọng vốn đầu tƣ trung và dài hạn chiếm tới 42,6%. Mặc dù trong bối cảnh phải thắt chặt tín dụng nói chung, song Chính phủ vẫn tiếp tục ƣu tiên tăng tín dụng cho nông nghiệp – nông thôn.
Trên thực tế, ngân sách Trung ƣơng trong 03 năm qua (2011-2013) đã hỗ trợ cho 59 tỉnh và các bộ ngành là 4.920 tỷ đồng, so với dự kiến phân bổ của Quốc hội cho cả giai đoạn 2011 - 2015 là 12.000 tỷ đồng, mới chỉ bố trí đƣợc gần 41%.
Ngân sách địa phƣơng: Theo tổng hợp báo cáo của các địa phƣơng, trong 02 năm 2011-2012 đã có 55/63 tỉnh, thành phố bố trí ngân sách địa phƣơng cho Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới với tổng kinh phí là 18.091 tỷ đồng (năm 2012 khoảng 11.449 tỷ, tăng 72% so với năm 2011). Trong đó các tỉnh, thành phố tự túc ngân sách chiếm khoảng 71% (cao nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dƣơng). Năm 2013 các địa phƣơng ƣớc tính bố trí khoảng 12.594 tỷ đồng cho Chƣơng trình.
Để tăng nguồn lực từ ngân sách địa phƣơng cho Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua, một số địa phƣơng nhƣ Hƣng Yên, Khánh Hoà… đã chủ động ban hành cơ chế huy động nguồn lực từ chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Một số địa phƣơng nhƣ Nghệ An, Ninh Bình đã có cơ chế mua trả chậm xi măng của các doanh nghiệp xi măng trên địa bàn để hỗ trợ phát triển giao thông nông thôn.
Nhƣ vậy, so với cơ cấu theo Quyết định 800/QĐ-TTg thì cơ cấu vốn của Chƣơng trình trong 03 năm qua cho thấy nguồn ngân sách của Nhà nƣớc là thấp hơn so với dự kiến (33,9%), nhất là nguồn vốn ngân sách Trung ƣơng chỉ chiếm chƣa đến 4%.
Ƣớc tính nguồn vốn huy động các năm (tỷ đồng)
Chi tiết 2011 2012 2013 Tổng 3
năm Tỷ lệ
Ngân sách Trung ƣơng 1.600 1.700 1.620 4.980 4,7%
Ngân sách địa phƣơng 6.642 11.449 12.594 30.685 29,2% Vốn nƣớc ngoài (chưa có số
liệu)
Vốn tín dụng 10.397 13.777 15.152 39.326 37,4%
Vốn khác (doanh nghiệp và huy động đóng góp của người dân, cộng đồng)
9.119 9.047 11.939 30.105 28,7%
Tổng cộng 27.758 35.973 41.305 105.096
Nguồn [3] Từ nguồn vốn trên, nhiều công trình hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân nông thôn đƣợc đầu tƣ nâng cấp, thiết thực phục vụ phát triển sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân ở vùng nông thôn. Nhìn chung, các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về nông nghiệp, nông thôn đã tập trung vào điều chỉnh mức chi đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc cho nông nghiệp – nông thôn, đồng thời khuyến khích tăng đầu tƣ từ các thành phần kinh tế cho khu vực này.
Tuy nhiên, đầu tƣ nguồn ngân sách cho khu vực này vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, hàng năm chỉ đảm bảo giải quyết đƣợc khoảng 50-55% yêu cầu vốn đầu tƣ; bên cạnh đó các thành phần kinh tế khác đầu tƣ cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn rất thấp, kể cả vốn đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài. Theo số liệu thống kê từ 2005-2008 vốn FDI đầu tƣ cho nông, lâm, thủy sản cao nhất chỉ chiếm 1,2% tổng vốn đầu tƣ FDI cho các ngành, lĩnh vực (năm 2005 chiếm 0,6%, 2006 chiếm 1,2%, 2007 giảm còn 0,2%, 2008 là 0,6%, năm 2009 chiếm khoảng 0,8%) [6]. Có thể thấy, nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ cho nông thôn đã tăng nhanh (tăng 1,95 lần từ năm 2009 đến 2011),
nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn đạt thấp; các nguồn vốn khác đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn đạt tỷ lệ rất thấp so với yêu cầu và so với các lĩnh vực khác. Tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 2011-2013 vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế, huy động vốn từ doanh nghiệp đạt thấp so với yêu cầu khoảng 20% tổng nguồn vốn xây dựng