Về phân bổ nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở việt nam hiện nay luận văn ths (Trang 35 - 37)

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2013, phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ƣơng trực tiếp cho Chƣơng trình ƣu tiên cho các địa phƣơng thuộc diện chỉ đạo điểm của Trung ƣơng và các xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015:

- Đối với nguồn vốn đầu tư phát triển phân bổ như sau:

+ 11 xã điểm của Ban Bí thƣ: Trong giai đoạn từ năm 2009 – 2011, ngân sách Trung ƣơng đã hỗ trợ bình quân khoảng 30 tỷ đồng/xã. Năm 2013 hỗ trợ 30 tỷ cho 9 xã (trừ 02 xã của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh).

+ 03 xã do Chủ tịch nƣớc bảo trợ: Nguồn vốn hỗ trợ các xã này chủ yếu huy động từ các doanh nghiệp, hiện chƣa bố trí vốn ngân sách Trung ƣơng cho các xã. Dự kiến sẽ phân bổ vốn hỗ trợ từ năm 2014 trở đi.

+ 01 xã do Tổng Bí thƣ chỉ đạo: Năm 2013 ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ cho xã 30 tỷ đồng.

+ Năm 2011: Hỗ trợ bình quân 670 triệu đồng/xã cho 270 xã để thực hiện cải tạo, nâng cấp đƣờng liên thôn, khu văn hóa thể thao thôn, hệ thống cung cấp nƣớc sạch, hầm biogas…

+ Năm 2012 - 2013: Hỗ trợ bình quân 1 tỷ đồng/xã cho 30% tổng số xã để thực hiện nâng cấp , sửa chữa, cải tạo các công trình cơ sở hạ tầng hiện có trên địa bàn thôn, bản, ấp.

+ Các xã còn lại: Năm 2011: Hỗ trợ bình quân 300 triệu đồng/xã cho 420 xã (trừ các xã thuộc 13 tỉnh, thành phố tự cân đối ngân sách) để thực hiện cải tạo, nâng cấp đƣờng liên thôn, khu văn hóa thể thao thôn, hệ thống cung cấp nƣớc sạch, hầm biogas… Năm 2012 – 2013: Hỗ trợ bình quân 500 triệu đồng/xã cho 20% tổng số xã (trừ các xã thuộc 12 tỉnh, thành phố tự cân đối ngân sách) để tập trung theo mục tiêu của Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

+ Không hỗ trợ vốn đầu tƣ phát triển từ nguồn ngân sách Trung ƣơng cho 12 tỉnh, thành phố tự túc ngân sách trong giai đoạn 2011-2015 (gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ).

- Đối với nguồn vốn sự nghiệp:

+ Công tác quy hoạch: Hỗ trợ bình quân 150 triệu đồng/xã cho 100% số xã;

+ Về đào tạo, tập huấn: Hỗ trợ bình quân 15 triệu đồng/xã cho 100% số xã, trong đó các xã thuộc các tỉnh điểm, huyện điểm thì mức hỗ trợ có cao hơn so với các xã khác.

+ Về phát triển sản xuất: Có mức độ hỗ trợ khác nhau giữa các xã, cụ thể: (i) đối với các huyện điểm, tỉnh điểm thì mức hỗ trợ bình quân là 250 triệu đồng/xã cho 30% số xã; (ii) đối với các địa phƣơng còn lại thì mức hỗ trợ bình quân 170 triệu đồng/xã cho 20% tổng số xã.

+ Về hình thức tổ chức sản xuất: Hỗ trợ bình quân 100 triệu/xã cho 30% tổng số xã.

+ Không hỗ trợ vốn sƣ̣ nghiê ̣p cho 04 tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết về NSTW lớn hơn 50% (Hà Nội, Hồ Chí Minh , Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu) ;

+ Đối với các tỉnh , thành phố có tỷ lệ điều tiết về NSTW dƣới 50% (Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Đồng Nai, Khánh Hoà, Cần Thơ) đƣợc hỗ trợ một phần kinh phí tƣơng đƣơng 50% mức hỗ trợ các địa phƣơng khác để phục vụ cho phát triển sản xuất.

+ Riêng đối với tỉnh Quảng Ngãi là tỉnh có nhiều huyện nghèo thuộc Chƣơng trình 30a nên mức hỗ trợ bằng 100% mức hỗ trợ các địa phƣơng khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở việt nam hiện nay luận văn ths (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)