Cơ sở thực tiễn của huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở việt nam hiện nay luận văn ths (Trang 27 - 29)

mới ở Viêt Nam

1.3.1.Kinh nghiêm trong nước

1.3.1.1. Đề án thí điểm phát triển nông thôn mới cấp xã,

Từ năm 2001, Ban Kinh tế Trung ƣơng đã cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành và địa phƣơng đã bắt đầu triển khai xây dựng mô hình điểm “Phát triển nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hợp tác hoá, dân chủ hoá” tại 18 xã điểm do Trung ƣơng trực tiếp chỉ đạo và khoảng 200 xã điểm của các địa phƣơng. Chƣơng trình gồm 5 nội dung cơ bản: (1) phát triển kinh tế hàng hoá với một cơ chế phù hợp khai thác đƣợc lợi thế của địa phƣơng, có thị trƣờng tiêu thụ; (2) phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp với nền nông nghiệp hàng hoá đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá; (3) xây dựng khu dân cƣ văn minh; (4) tăng cƣờng công tác văn hoá, y tế, giáo dục trong nông thôn và xây dựng đội ngũ cán bộ; (5) tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, phát huy vai trò của cán bộ tổ chức quần chúng, thực hiện tập trung dân chủ [4].

Chƣơng trình phát triển nông thôn cấp xã đã triển khai một số hoạt động nhƣ: đào tạo cho cán bộ các xã điểm, qui hoạch, lồng ghép các chƣơng trình, dự án về khuyến nông, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn cho 18 xã điểm. Nhờ vậy, cơ sở hạ tầng và bộ mặt nông thôn của một số xã điểm đã có sự thay đổi đáng kể, nhiều hệ thống nƣớc sạch, xử lý nƣớc thải đã hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả; sản xuất nông nghiệp và ngành nghề có hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, mô hình phát triển nông thôn mới cấp xã bộc lộ một số vấn đề tồn tại: (1) mô hình đƣợc xây dựng theo đề án đầu tƣ phát triển, ngƣời dân ở "điểm" có tâm lý

trông chờ vào nhà nƣớc mà chƣa coi trọng việc huy động nguồn nội lực cộng đồng nên chƣa mang tính xã hội cao, thiếu tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới; (2) Kế hoạch xây dựng mô hình đòi hỏi vốn đầu tƣ rất lớn nhƣng lại không có nguồn vốn đảm bảo nên hầu hết các đề án xã xây dựng lên đều không có tính khả thi; (3) Đội ngũ cán bộ xã chƣa nắm vững yêu cầu và phƣơng pháp triển khai đề án; (4) Bộ máy tổ chức chỉ đạo triển khai chƣơng trình chƣa có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình tổ chức thực hiện, dẫn đến hiệu quả thấp.

1.3.1.2. Đề án thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới cấp thôn, bản

Năm 2007, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai thí điểm Đề án Xây dựng nông thôn mới theo phƣơng pháp tiếp cận mới “dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ”. Đề án thí điểm này đƣợc triển khai trên địa bàn 17 thôn, làng thuộc 17 xã của 15 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng kinh tế khác nhau. Nội dung thực hiện chủ yếu gồm: đào tạo nâng cao năng lực phát triển cộng đồng; cải thiện điều kiện sống cho ngƣời dân nông thôn; hỗ trợ ngƣời dân phát triển sản xuất hàng hoá nông nghiệp, dịch vụ nông thôn để nâng cao thu nhập và phát triển mỗi làng một nghề. Chƣơng trình xây dựng 17 thôn, bản thực hiện mô hình nông thôn mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tƣ, mức chi chỉ đạt khoảng 600-800 triệu đồng/thôn-bản, chủ yếu hỗ trợ ngƣời dân và thôn bản cải tạo các công trình thiết yếu trên địa bàn và hỗ trợ ngƣời dân thay đổi giống cây trồng, vật nuôi [4].

Qua 2 năm thực hiện, chƣơng trình đã hình thành đƣợc 15 mô hình, tổ chức của ngƣời dân (Ban phát triển thôn bản) là đại diện của cộng đồng dân cƣ thôn, bản để tự chủ trong việc bàn bạc, lựa chọn, quyết định các nội dung, việc làm cần thiết cho cộng đồng, cách huy động nội lực tại chỗ cho xây dựng nông thôn mới. Mô hình mới đã khơi dậy ý thức tự chủ, sáng tạo của ngƣời dân trong phát huy nội lực xây dựng nông thôn; xác định rõ hơn nội dung, phƣơng pháp, cách làm, mối quan hệ phối hợp giữa các cấp theo phƣơng pháp tiếp cận từ cộng đồng thôn, bản. Tuy vậy, do chƣa có tiêu chí nông thôn mới

nên việc xác định mục tiêu, kế hoạch phát triển còn gặp nhiều khó khăn; thiếu nguồn lực, nên khi thực hiện cán bộ và ngƣời dân đều rất lúng túng, ảnh hƣởng đến kết quả thực hiện; do chƣa có cơ chế đặc thù về quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản và tài chính, nên việc triển khai huy động nguồn lực xây dựng mô hình nông thôn mới theo phƣơng pháp tiếp cận từ cộng đồng gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng, chƣa thể triển khai nhân rộng.

Nghiên cứu việc huy động nguồn lực triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới thời gian qua có thể rút ra một số kinh nghiệm là:

- Xây dựng nông thôn mới cần có bộ tiêu chí chuẩn mực, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực. Nguồn lực cần có để xây dựng nông thôn mới là rất lớn, huy động nguồn lực cần dựa vào nội lực là chính nhằm đảm bảo tính bền vững. Tuy nhiên, trong điều kiện mức tích luỹ của ngƣời dân nông thôn còn thấp, thì đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc có tính mở đƣờng, dẫn dắt, thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tƣ phát triển nông thôn.

- Xây dựng Nông thôn mới là công cuộc vì dân, do dân. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới phải hƣớng vào giải quyết những vấn đề thiết thực, mang lại hƣởng thụ trực tiếp cho ngƣời dân nông thôn, đồng thời cộng đồng dân cƣ phải đƣợc bàn bạc và quyết định, tổ chức thực hiện, đảm bảo phát huy nội lực của ngƣời dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở việt nam hiện nay luận văn ths (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)