Nghĩa vụ của người quản lý di sản

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài (Trang 44 - 45)

5. Bố cục đề tài

2.4.2.Nghĩa vụ của người quản lý di sản

Nghĩa vụ của người quản lý di sản được quy định tại điều 639 Bộ luật dân sự 2005. Họ có những nghĩa vụ sau:

Thứ nhất, đối với người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận hoặc là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có nghĩa vụ sau: Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản. Thông báo về di sản cho những người thừa kế. Bồi thường thiệt hại, nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại.

Pháp luật quy định như vậy là để đảm bảo không bỏ sót di sản, không bị người quản lý thực hiện vào những mục đích cá nhân của người quản lý, gây thất thoát, mất mát di sản ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của những người thừa kế. Cũng như làm trái ý muốn của người chết, nâng cao giá trị di sản. Ngoài ra, người quản lý di sản phải lập danh mục di sản, thu hồi di sản… để biết được mình sẽ quản lý những di sản nào, thực trạng di sản ra sao, vì một khi họ đồng ý là người quản lý di sản thì họ phải chịu mọi trách nhiệm liên quan đến việc mất mát, hư hỏng di sản. Người quản lý phải thông báo về di sản cho người thừa kế để người thừa kế kiểm soát được hiện trạng di sản thừa kế để có những quyết định phù hợp nhằm tăng giá trị di sản hoặc hạn chế mất mát, hư hỏng di sản. Ngoài ra, để tăng ý thức cũng như trách nhiệm của người quản lý trong việc giữ gìn di sản thì khi gây thiệt hại làm sụt giảm giá trị của di sản so với ban đầu

do không thực hiện các nghĩa vụ trên thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Lưu ý là những thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý không thực hiện nghĩa vụ của người quản lý thì họ mới phải chịu trách nhiệm bồi thường, còn những thiệt hại do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng thì họ không phải bồi thường.

Thứ hai, đối với người quản lý là người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản thì có nghĩa vụ như người quản lý di sản trừ nghĩa vụ lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Bởi người quản lý là người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản thì họ chỉ được quản lý những di sản mà họ đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý, còn những di sản do người khác đang chiếm hữu, sử dụng không nằm trong quyền quản lý của họ. Những di sản họ đang trực tiếp quản lý thì họ phải biết đó là di sản gì, giá trị của di sản là bao nhiêu mà không cần lập danh mục di sản vì trong di chúc người chết đã liệt kê đầy đủ.

Với trường hợp người đang chiếm hữa, sử dụng, quản lý di sản này của người chết nhưng được người lập di chúc chỉ định hoặc được những người thừa kế thỏa thuận là người quản lý những di sản khác trong khối tài sản của người chết thì họ có những quyền và nghĩa vụ đối với người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản đối với di sản thừa kế mà họ đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý và đồng thời họ cũng có những quyền và nghĩa vụ đối với người người được chỉ định trong di chúc hay được những người thừa kế thỏa thuận là người quản lý di chúc.

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài (Trang 44 - 45)