Vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về tính hợp pháp của hình thức di chúc

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài (Trang 60 - 61)

5. Bố cục đề tài

3.1.2.Vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về tính hợp pháp của hình thức di chúc

Pháp luật quy định việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ chồng đã xâm phạm tới quyền tự do định đoạt tài sản cá nhân. Tại điều 664, khoản 2 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của bên kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”. Với quy định này, nếu một bên vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc chung đã lập nhưng không được sự đồng ý của người kia, thì việc sửa đổi, bổ sung đó sẽ không được pháp luật chấp nhận. Quy định này đã xâm phạm quyền tự do định đoạt tài sản của người lập di chúc, xâm phạm tới những lợi ích chính đáng của cá nhân khi cấm họ đưa ra những quyết định cá nhân liên quan tới tài sản của mình.

Ngoài ra,trường hợp thẩm phán còn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Do không được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về tư pháp quốc tế thường xuyên nên không nắm vững, không thường xuyên cập nhật được chuyên môn của Tư pháp quốc tế. Bên cạnh đó trình độ ngoại ngữ của thẩm phán chưa cao, khó tiếp cận với pháp luật nước ngoài.

3.1.2. Vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về tính hợp pháp của hình thức di chúc chúc

Pháp luật Việt Nam áp dụng hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi để xác định tính hợp pháp của hình thức di chúc. Tại khoản 2 điều 768 Bộ luật dân sự 2005 thì luật áp dụng để xác định tính hợp pháp của hình thức di chúc là luật nước nơi lập di chúc. Như vậy, nếu công dân Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài thì hình thức di chúc phải tuân thủ pháp luật nước ngoài, còn nếu công dân là người nước ngoài lập di chúc tại Việt Nam thì hình thức di chúc phải tuân theo pháp luật nước Việt Nam. Việc quy định như vậy có vẻ hợp lý nhưng thực tế phát sinh các trường hợp sau:

Thứ nhất, nếu người lập di chúc có tài sản ở nhiều quốc gia và các quốc gia đó quy định khác nhau về hình thức của di chúc. Khi lập di chúc, người để lại di sản thừa kế ngoài việc bị tác động bởi pháp luật của nước nơi lập di chúc, còn chịu sự tác động của pháp luật tại nước mà người đó cư trú, cũng như pháp luật của nước nơi có di sản. Thực tế, khi người nước ngoài lập di chúc tại Việt Nam, người đó không tuân thủ theo pháp luật Việt Nam về hình thức di chúc nhưng phù hợp với pháp luật nước nơi có di sản, hoặc phù hợp với hình thức di chúc của pháp luật nước người đó cư trú. Lúc này, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì không công nhận hình thức của di chúc của

người nước ngoài lập tại Việt Nam mà không tuân theo pháp luật Việt Nam. Mặc dù

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài (Trang 60 - 61)