Ngườiđược hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài (Trang 49 - 50)

5. Bố cục đề tài

2.5.2.2.Ngườiđược hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Khi người để lại di sản lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho người thừa kế. Thông thường họ sẽ để lại di sản cho những người thân, những người có mối quan hệ ruột thịt, quan hệ hôn nhân nhưng cũng có trường hợp họ không để lại, để lại với tỉ lệ không đáng kể cho cho người thân, con cái của mình. Và trên thực tế có nhiều trường hợp chia di sản thừa kế làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của những người còn sống, chủ yếu là những người có mối quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân không được chia di sản thừa kế theo ý chí của người để lại di sản. Vì vậy, để hạn chế tình trạng này xảy ra và ngăn những người được nhận di sản thừa kế trốn tránh nghĩa vụ đối với những người mà người để lại di chúc có nghĩa vụ chăm sóc, cấp dưỡng mà pháp luật quy định những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc38. Theo quy định tại điều 669 Bộ luật dân sự 2005 thì con chưa thành niên hoặc đã thành niên

37

Khoản 2 điều 643 Bộ luật dân sự 2005.

38

Báo Vnexpress, Có được nhận thừa kế nếu di chúc không chia, Luật sư Trương Anh Tú,

http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/tu-van/co-duoc-nhan-thua-ke-neu-di-chuc-khong-chia-3013157.html. [truy cập ngày 10/5/2014].

mà không có khả năng lao động, cha, mẹ, vợ, chồng được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó. Trừ khi họ là người từ chối nhận di sản hoặc họ là người không có quyền hưởng di sản theo quy định của pháp luật.

Như vậy, chỉ có những đối tượng: vợ chồng, con dưới 18 tuổi (gồm con đẻ, con trong giá thú, con ngoài giá thú), cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con lớn hơn 18 tuổi nhưng không có khả năng lao động và trong di chúc những người này không được hưởng hoặc hưởng ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, không phải là người từ chối nhận di sản hay là người không được hưởng di sản mới được hưởng di sản thừa kế theo quy định tại điều này. Pháp luật quy định như vậy là thể hiện sự nhân đạo cũng như phù hợp với truyền thống gia đình người Việt Nam. Những đối tượng trên là những người dễ bị tổn thương, chịu nhiều thiệt thòi nhất, cũng như gắn bó nhất với người chết.

Trường hợp người thừa kế là đối tượng được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc mà có các hành vi mà pháp luật quy định là tước quyền hưởng di sản thừa kế thì chúng ta giải quyết như thế nào? Nếu người lập di chúc định đoạt tài sản sau khi biết các hành vi của họ, vẫn cho hưởng thừa kế theo di chúc nhưng ở mức thấp hơn hai phần ba suất thừa kế thì họ có được hưởng đủ hai phần ba một suất hay là chỉ được hưởng theo sự định đoạt của người lập di chúc? Ở đây chúng ta thấy rằng nếu người lập di chúc không cho người này hưởng di sản thì người này luôn luôn không được hưởng. Do đó, nếu người lập di chúc cho họ bao nhiêu họ cũng chỉ được hưởng bấy nhiêu, kể cả ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật39

.

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài (Trang 49 - 50)