Hoạt động của các ngân hàng thương mại thịu tác động của nhiều nhân tố, chính những nhân tố này đã ảnh hường một cạc trực tiếp hoặc gián tiếp tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng.Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng này thành hai nhóm lớn: Các nhân tố thuộc bản thân cá NHTM và nhóm các nhân tố khách quan.
Sơ đồ 1.1: Môi trường cạnh tranh của NHTM
1.2.3.1. Các yếu tố thuộc bản thân các ngân hàng thương mại.
* Ban điều hành.Ban điều hành được hiểu ở đây là bao gồm từ Hội đồng quản trị/sáng lập đến Ban tổng giám đốc/CEO. Đây là những người có vài trò điều hành chiến lược, có tầm nhìn và định vị các mục tiêu lâu dài. Nhiệm vụ của nhà chiến lược phải phân tích và phán đoán được năng lực của
chính ngân hàng mình và các thế lực cạnh tranh trong môi trường ngành để xác định các cơ hội và đe dọa đối với ngân hàng mình.Vì vậy, nếu ban điều hành không nhận thức được áp lực cạnhtranh trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay sẽ hết sức nguy hiểm đến sự tồn vongcủa NHTM.Tuy nhiên, chỉ nhận thức thôi thì chưa đủ, yêu cầu đặt ra là ban điều hành phải huy động nguồn lực để tổ chức thực hiện các kế hoạch nhằm biến các nhận thức thành các hành động cụ thể. Các kế hoạch hành động vừa đảm bảo phù hợpvới nguồn lực của NHTM, thu được các kết quả tương ứng và phải phù hợp vớitốc độ thực hiện với các đối thủ khác, nếu không sẽ bị chậm hoặc tụt hậu so vớicác đối thủ.
* Chất lượng nguồn nhân lực.Ngân hàng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ,vì vậy có thể nói chất lượng nhân viên ngân hàng là một yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh của các NHTM. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh dù công nghệ có hiện đại tới đâu, dù có tự động hoá cao đến mức nào thì vẫn cần có con người điều khiển, giám sát mọi hoạt động. Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ (như lĩnh vực ngân hàng) thì vai trò của con người càng trở nên quan trọng vì quá trình sản xuất diễn ra đồng thời với quá trình tiêu thụ, sản phẩm dịch vụ được tạo ra ngay trong quá trình giao tiếp, trao đổi giữa cán bộ, nhân viên ngân hàng với khách hàng. Chất lượng sản phẩm dịch vụ do chính các cán bộ, nhân viên đó quyết định nên, do đó những cán bộ, nhân viên ngân hàng có ảnh hưởng lớn tớinăng lực cạnh tranh của ngân hàng.
* Cơ sở vật chất và kỹ thuật. Trong thời đại ngày nay, với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ nói chung, công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng thì ngân hàng nào có chính sách áp dụng công nghệ hiện đại, khả năng thích ứng công nghệ mới cao và có thể kết hợp với công nghệ của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới sẽ tạo ra cho khách hàng nhiều tiện ích, phục vụ khách hàng tốt hơn, chính là đã tạo ra sức hấp dẫn đối với khách hàng.Cơ sở vật chất còn được thể hiện qua mạng lưới các vị trí, đại điểm kinh doanh, quy trình sản phẩm… Ở những nơi đông dân cư, gần nhưng trung tâm thương mại lớn sẽ có nhiều khả năng tiếp cận
với khách hàng hơn và ngược lại.Quy trình sản phẩm tốt sẽ giúp khả năng xử lý các giao dịch nhanh
1.2.3.2. Các nhân tố khách quan.
Bên cạnh môi trường vi mô thì môi trường vĩ mô cũng có những tác động tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại, nói đến môi trường vĩ mô nghĩa là bao gồm những môi trường cơ bản như: môi trường kinh tế, môi trườngvăn hoá – xã hội, môi trường tự nhiên, môi trường chính trị và pháp luật.
* Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế có ý nghĩa đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng. Một nền kinh tế có tốc độ phát triển cao sẽ tạo cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động ngân hàng và ngược lại.Còn mức lãi suất sẽ quyết định tới mức cầu cho doanh nghiệp, nên các ngân hàng thường đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn với doanh nghiệp.Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, có thể đem lại cho ngân hàng một vận hội kinh doanh tốt hoặc cũng có thể là nguy cơ phá sản. Tỷ lệ lạm phát cũng ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng thông qua việc ảnh hưởng tới sự nhiệt tình của các nhà đầu tư đối với các dự án. Nghiên cứu các chỉ tiêu của môi trường kinh tế cũng như chiều hướng phát triển của toàn bộ nền kinh tế là cơ sở quan trọng để các nhà chiến lược đầu tư, đổi mới mình.
* Môi trường văn hoá – xã hội. Một số yếu tố về văn hóa-xã hội có thể ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại, cụ thể là tác động đên nhu cầu và nguồn nhân lực.Những đặc điểm xã hội ảnh hưởng tới nhu cầu đối với các dịch vụ ngânhàng đó là: lòng tin của dân chúng đối với các ngân hàng, thói quen tiêu tiền và tiết kiệm của người dân, trình độ dân trí và khả năng hiểu biết về các dịch vụ của ngân hàng, mức thu nhập của người dân…Có thể nói ngân hàng là ngành kinh doanh dựa trên “lòng tin”. Ngân hàng là người giữ tiền cho người dân cũng như các doanh nghiệp, ngân hàng chính là người giữ hầu bao của nền kinh tế. Nếu ngân hàng không tạo được niềm tin trong dân chúng thì chắc chắn hoạt động ngân hàng sẽ không thể tồn tại. Thói quen tiêu dùng của người dân ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt là tập quán sử dụng tiền tệ. Nếu người dân có thói quen sử dụng tiền mặt nhiều thì rõ
ràng ngân hàng sẽ bị hạn chế trong kinh doanh. Mức tiết kiệm của người dân càng cao càng ảnh hưởng đến nguồn cung ứng tín dụng cho các ngân hàng.Trình độ dân trí cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng là một loại dịch vụ cao cấp, không phải ai cũng tự tin để giao dịch với ngân hàng. Trình độ dân trí càng cao thì khả năng phổ biến các dịch vụ ngân hàng hiện đại càng thuận lợi, dễ dàng và có cơ hội để đổi mới của ngân hàng cũng sẽ cao hơn. Mức thu nhập của người dân sẽ là yếu tố quyết định tới nhu cầu đối với các dịch vụ ngân hàng, thu nhập có cao thì người dân mới có khả năng tiếp cận cũng như là có nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng và ngược lại.Bên cạnh đó, một số đặc điểm văn hoá – xã hội ảnh hưởng tới nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngân hàng như: quan điểm về doanh nhân và kinh doanh, quan điểm về sự giàu có, quan điểm về thăng tiến, quan điểm về đạo đức nghề nghiệp,quan điểm về học tập và tự đào tạo, quan điểm về sự gắn bó với nghề nghiệp,quan điểm về rủi ro và thất bại… Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp. Một đất nước phải coi trọng doanh nghiệp và doanh nhân thì các doanh nghiệp nước đó mới có điều kiện thuận lợi để phát triển. Bên cạnh đó, ngân hàng còn là một ngành dịch vụ đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ nhất định, sự thành công của ngân hàng đòi hỏi phải có những cá nhân xuất sắc, có tham vọng kinh doanh, làm giàu và thăng tiến. Nếu một đất nước mà người dân coi trọng những giá trị trên thì những người có những phẩm chất đó sẽ có điều kiện phát triển và ngân hàng có nhiều cơ hội để tuyển chọn được nguồn nhân lực có nhiều phẩm chất đối với sự phát triển của mình. Ngân hàng đồng thời cũng là ngành chịu nhiều rủi ro nhất, vì thế những nhân viên ngân hàng phải là những người có khả năng phát hiện và đánh giá được rủi ro, dám chấp nhận rủi ro, đồng thời là người có sự thận trọng cần thiết,tôn trọng các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp. Coi trọng đạo đức cũng là một phẩm chất quan trọng đối với các nhân viên ngân hàng. Việc coi trọng đạo đức là cơ sở để ngân hàng giữ chữ tín đối với khách hàng, là chỗ dựa cho niềm tin củacông chúng đối với ngân hàng. Một xã hội coi trọng đạo đức cũng là
sự đòi hỏi về mức độ tích lũy kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm nên tập quán về sự gắn bó với nghề nghiệp cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu người dân ở một nước có thói quen ít thay đổi chỗ làm việc và thường gắn bó với một doanh nghiệp nào đó trong một thời gian dài thì các ngân hàng nước đó sẽ có lợi thế trong việc duy trì và liên tục nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên của mình, trên cơ sở đó để nâng cao lợi thế cạnh tranh. Rất nhiều mảng hoạt động của ngân hàng đòi hỏi người lao động phải có trình độ cao và kinh nghiệm tích luỹ liên tục. Ngân hàng cũng là một ngành có tốc độ đổi mới và cải tiến rất cao, vì vậy khả năng tự học, tự đào tạo của các nhân viên sẽ có ý nghĩa quyết định đối với việc duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh của mỗi ngân hàng.Một xã hội coi trọng việc học tập, rèn luyện cũng là một lợi thế đối với ngành ngân hàng của nước đó.
* Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên bao gồm nhiều yếu tố ảnh hưởng tới ngân hàng như: môi trường khí hậu, sinh thái, tổng dân số, tỷ lệ phát triển dân số, xu thế thay đổivề nhân khẩu học hay vị trí địa lý mà ngân hàng có trụ sở hay chi nhánh…Môi trường khí hậu ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của các cá nhân, tổ chức – khách hàng của ngân hàng,từ đó ảnh hưởng tới chính hoạt động của ngân hàng.Môi trường dân số cũng là một yếu tố rất đáng quan tâm, các thông tin về tổng số dân, tỷ lệ tăng dân số, cấu trúc dân sô… sẽ giúp ngân hàng có thể dự đoán về thị trường hiện tại cũng như tương lai của ngân hàng. Căn cứ vào những thông tin trên, ngân hàng xác định được đoạn thị trường mục tiêu của mình để có những chiến lược, chính sách cụ thể cho phù hợp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngân hàng đó.Vị trí của các ngân hàng cũng rất quan trọng, vì một trong những đặc tính của ngành dịch vụ là sản phẩm dịch vụ không nhìn thấy, chất lượng sản phẩm dịch vụ đó như thế nào tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Cái mà khách hàng nhìn thấy đầu tiên đó là cơ sở hạ tầng của ngân hàng, và vị trí địa lý của nó là một yếu tố mà nhiều khách hàng quan tâm. Một ngân hàng đóng tại vị trí trung tâm rõ ràngsẽ được nhiều khách hàng biết đến và chiếm được cảm tình ban đầu của họ. Đâychính là một lợi thế mà các ngân hàng phải khai thác.
* Môi trường pháp luật và chính trị. Chính phủ có vai trò quan trọng đối với bất kì một ngành nào, đặc biệt đối với ngành ngân hàng – người thủ quỹ của toàn nền kinh tế. Chính phủ tác động đến sự phát triển của ngân hàng trước hết với vai trò của người quản lý, giám sát của toàn hệ thống thông qua vai trò của Ngân hàngTrung ương. Sự hoạt động an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng thương mại là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế ở một quốc gia. Do mối liên kết rất chặt chẽ của toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại, sự đổ vỡ của một ngân hàng thường gây ra những hậu quả rất to lớn và có khả năng gây ra hiệu ứng lan truyền lên toàn bộ hệ thống. Hơn nữa, ngành ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tất cả các ngành khác trong nền kinh tế, sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng sẽ gây khó khăn cho tất cả ngành đó.Vì thế, hoạt động của các NHTM phải chịu sự quản lý và giám sát hết sức chặt chẽ của các cơ quan nhà nước nói chung và của ngân hàng trung ương nói riêng. Ngoài chức năng của một người quản lý, giám sát các hoạt động của hệ thống ngân hàng, chính phủ còn là chủ sở hữu, là con nợ và chủ nợ lớn, thậm chí lớn nhất của các ngân hàng thương mại. Chính phủ cũng đồng thời là người hoạch định đường lối phát triển chung của toàn ngành và điều phối nỗ lực chungcủa toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế. Chính phủ có thể có những chính sách tác động đến cung cầu, đến ổn định kinh tế vĩ mô, đến các điều kiện nhân tố sản xuất, các ngành liên quan và phụ trợ của ngành ngân hàng để tạo thuận lợi hay kìm hãm sự phát triển của ngành ngân hàng. Đánh giá vai trò của chính phủ trong việc duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại ở một nước vì vậy rất cần thiết.Vai trò của Chính phủ thể hiện nhưng không giới hạn ở những nội dung: sự đầy đủ, tính đồng bộ và hiệu lực thi hành của các quy định pháp luật, các chínhsách liên quan đến hoạt động ngân hàng, năng lực và hiệu quả hoạt động của hệthống ngân hàng thương mại, vai trò của Chính phủ với tư cách là chủ sở hữu,con nợ, chủ nợ của các ngân hàng thương mại, hiệu quả của các chính sách, các biện pháp ưu đãi trong lĩnh vực ngân hàng và các lĩnh vực liên quan…Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh
cạnh tranh của một ngân hàng thương mại của một nước như trình bày ở trên đã thể hiện tương đốitoàn diện năng lực cạnh tranh hiện tại cũng như khả năng duy trì và phát triểntrong tương lai của các ngân hàng thương mại