Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA)
Ngày 13/07/2000 đánh dấu một sự kiện quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đó là sự ra đời của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) tại Washington, Hoa kỳ. Hiệp định này đã được Quốc hội hai nước phê chuẩn và có giá trị thi hành từ ngày 11/12/2001. Hiệp định thương mại Việt nam - Hoa Kỳ gồm 7 chương. Trong đó, Việt Nam có những cam kết trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở chương III: Thương mại dịch vụ. Dịch vụ tài chính - ngân hàng được coi là một bộ phận trong Thương mại dịch vụ. Trong mọi trường hợp, các cam kết mang tính nguyên tắc chung của BTA sẽ được áp dụng trừ một số quy định cụ thể được nêu tại phụ lục G. Theo hiệp định, sau 9 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các ngân hàng Hoa Kỳ được phép thành lập ngân hàng con 100% vốn Hoa Kỳ tại Việt Nam và hầu hết các hạn chế về hoạt động sẽ được bãi bỏ.Chương III - Hiệp định thương mại định nghĩa các hình thức cung ứng dịch vụ: i/Cung cấp qua biên giới , ii/ Sử dụng ở nước ngoài, iii/ Hiện diện thương mại ; iv/ Hiện diện thể nhân. Có hai hình thức đối xử là Đối xử Tối huệ quốc và Đối xử quốc gia.
Liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng, BTA nêu 6 biện pháp được
cam kết bao gồm:
1) Không hạn chế số lượng người cung cấp dịch vụ.
1) Không hạn chế về tổng giá trị các giao dịch dịch vụ hay giá trị tài sản.
2) Không hạn chế về tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ thể hiện theo đơn vị số lượng.
3) Không hạn chế về tổng số thể nhân được tuyển dụng trong một ngành dịch vụ. 4) Không áp dụng các biện pháp hạn chế hoặc đòi hỏi phải có những hình thức
pháp lý cụ thể hay liên doanh để một nhà cung cấp dịch vụ được cung ứng dịch vụ.
Theo các cam kết của BTA, các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ có thể được phép kinh doanh đầy đủ các sản phẩm dịch vụ của một ngân hàng thương mại như tiền gửi, tín dụng các loại, thuê mua tài chính, bảo lãnh, thanh toán, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản và giấy tờ có giá, v.v... Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ có thể thực hiện các dịch vụ liên quan đến chứng khoán như thanh toán, kinh doanh chứng khoán (kể cả các sản phẩm tài chính phái sinh như Futures, Options, Swaps, Forward), tham gia phát hành mọi loại chứng khoán.
Các hình thức pháp lý nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ có thể hoạt động kinh doanh bao gồm:
1) Chi nhánh ngân hàng Hoa Kỳ.
2) Ngân hàng liên doanh Việt Nam - Hoa Kỳ. 3) Ngân hàng con 100% vốn Hoa Kỳ.
4) Công ty thuê mua tài chính 100% vốn Hoa Kỳ.
5) Công ty thuê mua tài chính liên doanh Việt Nam - Hoa Kỳ. Các định chế tài chính Hoa Kỳ phải tuân thủ các quy định sau:
1) Đối với chi nhánh ngân hàng Hoa Kỳ, phải có vốn do ngân hàng mẹ cấp tối thiểu 15 triệu USD, và ngân hàng mẹ có văn bản cam kết chịu mọi trách nhiệm tại thị trường Việt Nam ;
2) Đối với Ngân hàng liên doanh Việt Nam - Hoa Kỳ, hay ngân hàng con vốn 100% Hoa Kỳ, cần có vốn điều lệ tối thiểu 10 triệu USD;
3) Đối với công ty thuê mua tài chính 100% Hoa Kỳ hay liên doanh Việt Nam - Hoa Kỳ cần có vốn điều lệ tối thiểu 5 triệu USD.
Về lộ trình thực hiện có 7 mốc cho việc triển khai thực hiện các dịch vụ tài chính Ngân hàng phía Hoa Kỳ được phép kinh doanh tại Việt Nam:
1) Trong vòng 3 năm (kể từ khi BTA có hiệu lực), hình thức pháp lý duy nhất các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ được phép hoạt động là liên doanh với đối tác Việt Nam.
2) Sau 3 năm kể từ khi BTA có hiệu lực, Việt nam dành đối xử quốc gia đầy đủ với quyền tiếp cận NHTW trong các hoạt động tái chiết khấu, swap, forward.
3) Trong vòng 8 năm đầu, Việt Nam có thể hạn chế quyền của một chi nhánh NH Hoa Kỳ nhận tiền gửi từ các pháp nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng. Mức vốn của chi nhánh quy định như sau:
• Năm thứ 1: 50% vốn pháp định được chuyển vào;
• Năm thứ 2: 100%; • Năm thứ 3: 250%; • Năm thứ 4: 400%; • Năm thứ 5: 600%; • Năm thứ 6: 700%; • Năm thứ 7: 900%;
• Năm thứ 8: Đối xử quốc gia đầy đủ.
4) Sau 8 năm các định chế tài chính có vốn đầu tư Hoa Kỳ có thể phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia.
5) Các chi nhánh Ngân hàng Hoa kỳ không được đặt ATM tại các địa điểm ngoài văn phòng của họ đến khi các Ngân hàng Việt Nam được phép làm như vậy.
6) Sau 9 năm, các ngân hàng Hoa Kỳ được phép thành lập ngân hàng con 100% vốn Hoa Kỳ. Trong thời gian này các ngân hàng Hoa Kỳ liên doanh cần có vốn góp không thấp hơn 30% và không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh.
7) Trong vòng 10 năm đầu, Việt Nam có thể hạn chế quyền của một chi nhánh NH Hoa Kỳ nhận tiền gửi từ các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo mức vốn của chi nhánh phù hợp với biểu sau. Mức vốn của chi nhánh quy định như sau:
• Năm thứ 1: 50% vốn pháp định được chuyển vào;
• Năm thứ 2: 100%;
• Năm thứ 3: 250%;
• Năm thứ 6: 650%;
• Năm thứ 7: 800%;
• Năm thứ 8: 900%;
• Năm thứ 9: 1000%;
• Năm thứ 10: Đối xử quốc gia đầy đủ.
Các cam kết theo AFTA
Theo AFTA, Việt nam đã có một số cam kết mở cửa cho giai đoạn 1996- 2006. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, mức độ cam kết theo AFTA thấp hơn nhiều so với những cam kết trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và gia nhập WTO.
Các nước thành viên được hưởng chế độ ưu đãi theo các nguyên tắc chung, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau trong việc chuyển vốn đầu tư ra thị trường quốc tế, dần dần dỡ bỏ các hạn chế về số lượng các dịch vụ cung cấp, các thành viên sẽ dành cho nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng của bất kỳ một thành viên nào sự đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ theo những điều kiện hay điều khoản đã được thoả thuận trong cam kết.
2.1.2. Những cam kết cơ bản của Việt Nam khi gia nhập WTO liên quan đến lĩnhvực ngân hàng