Tình hình phát triển hệthống phân phối

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 63)

Bên cạnh việc mở rộng các kênh phân phối truyền thống ở thành phố, thị xã với các chi nhánh, phòng giao dịch, các ngân hàng còn tập trung vốn lắp đặt các máy ATM và POS. Vì thông qua các thiết bị này thì các dịch vụ tiện ích đi kèm ngày càng được đa dạng hóa như thẻ mua xăng dầu, thẻ mua hàng qua mạng, thanh toán tiền điện thoại, tiền điện nước…;

Theo số liệu thống kê, đến 30.9.2010, số lượng ATM của các NHTM tăng lên mạnh mẽ từ 1900 năm 2006 lên 11700, máy POS là 28.100 chiếc. Trong đó, ATM được coi là một kênh bán lẻ có hiệu quả của các NHTM, nó không chỉ đơn thuần để rút tiền mặt, mà còn dùng để thanh toán và thực hiện các giao dịch điện tử khác.

Trong số đó, NHNNo&PTNT đứng đầu với 1704 máy ATM, chiếm 21% thị phần, đứng thứ hai là VCB với 1501 máy ATM, chiếm 18% thị phần, đứng thứ ba là ngân hàng Đông Á với 1400 máy ATM chiếm 16% thị phần, tiếp theo BIDV và Vietinbank với số lượng ATM tương ứng là 1300 và 1217 chiếm 15% và 14% thị phần.

2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

2.3.1. Thực trạng về năng lực tài chính

2.3.1.1. Về Vốn của ngân hàng

Về năng lực tài chính: quy mô vốn của các NHTM đã được tăng lên đáng kể. Theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các TCTD, các ngân hàng phải có vốn điều lệ ít nhất là 1.000 tỷ VND và đến năm 2010 là 3.000 tỷ VND, đến nay, đã có nhiều ngân hàng đạt mức trên 1.000 tỷ đồng đến 3.000 tỷ đồng, đến nay đã có 10 NHCP có đối tác chiến lược là ngân hàng nước ngoài với tỷ lệ sở hữu ≤ 30%. Với những nỗ lực trong thời gian qua năng lực cạnh tranh của NHTMVN đã có bước cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa đủ mạnh để cạnh tranh bình đẳng với các NHNNg, cụ thể:

- Quy mô vốn chủ sở hữu

Mặc dù tổng tài sản tăng trưởng nhanh nhưng qui mô vốn của các NH Việt Nam vẫn nhỏ hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Bảng 3 cho thấy mối quan hệ so sánh về quy mô vốn của một NHTM trung bình và lớn trong khu vực.

Bảng 1: Quy mô vốn điều lệ của một số NHTM của các quốc gia trong khu vực Đơn vị: Triệu USD

Quốc gia Vốn Quốc gia Vốn

INDONESIA MALAYSIA

Bank Mandiri 2.122Maybank 4,102

Bank BNI 1.499Public bank (PBB) 2,382

Bank central Asia 1.304Commerce Asset - Holding 1,695

Bank Rakyat Indonesia 1.070AMMB Holding 1,476

Bank Danamon Indonesia 807RHB Bank Berhad 1,179

Panin Bank 363Hong Leong Bank 1,128

VIETNAM THAILAND

BIDV 824Siam Commercial Bank 2,189

Vietcombank 621Kasikornbank 1,996

Agribank 1062Krung Thai Bank 1,837

Sacombank 344Siam City Bank 853

ACB 401Thai Military Bank 802

Techcombank 355Bank of Ayudhya 771

PHILIPINES SINGAPORE

Bank of Philippine Islands 975DBS Bank 9,623

Metropolitan Bank Et Trust Company 704United overseas Bank 6,297

Equitable PCI Bank 464

Oversea - Chinese Banking

Corporation 5,589

(Nguồn: www.thebanker.com/top1000)

Tính đến thời điểm 31/12/2010, mới chỉ có 4 NHTM có vốn điều lệ vượt 10.000 tỷ đồng (tương đương hơn 500 triệu USD), 28/38 NHTMCP có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên (tương đương gần 160 triệu USD), trong số còn lại 10 NH chưa đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu có số vốn điều lệ từ 1.500-2.800 tỷ đồng (tương đương 70 triệu USD – 130 triệu USD)

Những ngân hàng có quy mô vốn lớn nhất toàn hệ thống như Agribank, Vietcombank hay BIDV cũng chỉ có khoảng trên 800 triệu USD đến 1 tỷ USD, thấp xa so với những ngân hàng lớn của một số quốc gia trong khu vực (như Ngân hàng Băng Cốc Thái Lan: hơn 3 tỷ USD, Ngân hàng DBS của Singapore hơn 9 tỷ USD, Ngân hàng Mandiri của Indonesia hơn 2 tỷ USD, Ngân hàng Maybank của Malaysia hơn 4 tỷ USD và Ngân hàng Philippines hơn 900 triệu USD). Hiện nay, mức vốn bình quân của 10 ngân hàng lớn của Philipines cũng đã vào khoảng hơn 400 triệu USD; Indonesia hơn 800 triệu USD; Malaysia và Thái Lan khoảng hơn 1000 triệu USD.

Những con số này phù hợp với nhận định về hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay là số lượng ngân hàng quá lớn, trong khi quy mô của từng ngân hàng là nhỏ, nếu so sánh về quy mô trung bình của nhóm các ngân hàng lớn ở các quốc gia phát triển nhất trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Singapore và Indonesia.

- Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR)

hầu hết các NHTM đã đáp ứng được CAR tối thiểu 9% theo qui định tại Thông tư 13/TT/NHNN-2010** 3. Một số ít các NH chưa đáp ứng được bao gồm: NHNNo&PTNT 6,1%, NHTMCP Hàng Hải 8,1%, NH công thương 8,02% và NHTMCP Nam Việt 8,87%, NH Gia Định 8%, NH ĐạiTín 8%, NH Bắc Á 8%

Biểu đồ 6: Hệ số CAR 2010 của một số NH

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM, tác giả tự tổng hợp)

Đối với các NHTM cổ phần, hệ số an toàn vốn đều vượt tỷ lệ quy định, thậm chí có nhiều ngân hàng có hệ số an toàn vốn lên đến trên 20%. Ngoài việc tăng quy mô vốn, nhiều ngân hàng còn đẩy mạnh việc thực hiện cơ cấu lại tài chính như tăng vốn tự có, xử lý nợ xấu, cơ cấu lại tổ chức và hoạt động. Việc tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cùng với việc tăng vốn chủ sở hữu đã giúp các NHTM giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu phát sinh từ nhiều năm trước, chất lượng tài sản được cải thiện đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của khối NHTM cổ phần dưới 1%, của các NHTM nhà nước dưới 5%.

Hệ số an toàn tối thiểu (CAR) của toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam cũng là một vấn đề lớn được nhiều chuyên gia tài chính đề cập đến khi mà tính đến 31/12/2010, chỉ số này vào khoảng 13,2% (Trong khi hệ số CAR của Thái Lan là 16%, CAR của Malaysia là 14,6%).

2.3.1.2. Chất lượng tài sản

- Qui mô và tốc độ tăng trưởng tài sản:

Quy mô ngành Ngân hàng Việt Nam đã mở rộng đáng kể trong những năm gần đây. Tổng tài sản ngành NH tăng gấp đôi trong giai đoạn 2007-2010 từ 1.097 nghìn tỷ đồng (52,4 tỷ USD) lên 2.690 nghìn tỷ đồng (128,7 tỷ USD). Con số này được dự báo sẽ tăng lên 3.667 nghỉn tỷ đồng (175,4 tỷ USD) vào thời điểm cuối năm 2012.

Việt Nam cũng nằm trong danh sách 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng tài sản ngành NH nhanh nhất trên thế giới theo thống kê của The Banker, đứng vị trí thứ 2 (chỉ sau Trung Quốc). Trong đó, Eximbank là NH duy nhất của Việt Nam nằm trong tốp 25 NH tăng trưởng nhanh nhất về tài sản trong 2010, đứng ở vị trí thứ 13.

Biểu đồ 7: Top 10 tăng trưởng tài sản ngành ngân hàng

(Nguồn: WWW.thebankerdatabase.com)

Bảng 2: Tỷ trọng tổng tài sản của các NHTM so với toàn hệ thống (%)

Loại hình TCTD 2006 2007 2008 2009 2010

NHTM Nhà nước 62,3 53,3 51,48 49,4 46,2

NHTM cổ phần 22,8 31,5 32,45 33,2 36,7

Chi nhánh NHNN 9,8 9,6 10,26 11,43 14,9

NH liên doanh 1,1 1,2 1,25 1,36 2,2

(Nguồn: Báo cáo số 49/BC-NHNN năm 2009 của NH Nhà nước về việc rà soát 10 năm thực hiện Luật các TCTD và tính toán của tác giả)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy khi môi trường kinh doanh dịch vụ tài chính ngân hàng càng tiệm cận với thời điểm dỡ bỏ hoàn toàn những rào cản, hạn

ra cho hoạt động của các NHNNg và Liên doanh. Điều này được thể hiện ở tỷ trọng tổng tài sản của khối các NHTMNN trên toàn ngành đang có xu hướng giảm dần qua các năm và thay vào đó là sự tăng lên của các NHTMCP, NHNNg và NHLD.

Trong những năm gần đây do những biến động phức tạp của nền kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước kết hợp với chất lượng quản lý tín dụng của các ngân hàng thương mại không tốt là nguyên nhân chính dẫn đến việc gia tăng của nợ xấu trong thời gian qua.Mặc dù NHNN đã yêu cầu các NHTM hạn chế tăng trưởng tín dụng quá cao, nhưng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và huy động vốn của các NHTMVN luôn ở mức cao trên 20%.

Biểu đồ 8: Tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng ở VN

(Nguồn: IMF, Tổng cục thống kê, NHNN)

Với đặc trưng của một nền kinh tế mới nổi, tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động vốn của Việt Nam luôn ở mức cao trên 20% trong suốt giai đoạn 2005- 2010. Tốc độ tăng trưởng trung bình của hoạt động tín dụng và huy động trong giai đoạn này lần lượt là 29,33% và 27,97%. Đặc biệt trong năm 2007, tăng trưởng tín dụng trở nên quá nóng khi đạt tốc độ tăng 53% và huy động vốn là 39,6% do nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế tăng cao trong đó bao gồm cả nhu cầu vốn đầu tư chứng khoán và bất động sản.

Tính đến 31/12/2010, theo NHNN, tổng tài sản trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã lên tới hơn 3,5 triệu tỷ VND (175 tỷ USD) và dư nợ cho vay ở mức 125 tỷ USD, tương đương với 120% GDP của nền kinh tế (Thái Lan: 100%, Hàn Quốc 80%). Đây là một mức nợ cao báo động so với cung bậc hiện tại của kinh tế Việt Nam.

Với tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh hơn rất nhiều so với GDP (30% năm trong ba năm từ 2008 đến 2010), các ngân hàng đã tạo ra một lượng cung tiền cực kỳ lớn ra nền kinh tế và hậu quả là lạm phát cao. Các doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn rẻ trước đó đã đầu tư tràn lan kém hiệu quả và vấn đề nợ xấu đang là vấn đề thời sự nhất của ngành ngân hàng.Tỉ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ của hệ thống NH tuy vẫn ở mức thấp hơn mức cho phép theo tiêu chuẩn quốc tế 5% (Biểu đồ 9 cho thấy tỷ lệ này năm 2007 là 2,0%, năm 2008 là 3,5%, 2009 là 2,2%, năm 2010 là 2,5%) nhưng có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là nợ thuộc nhóm 5 (nguy cơ mất vốn) trong cơ cấu nợ xấu của toàn ngành NH lên tới 53% vào tháng 6/2011, cao hơn hẳn con số 42,63% vào cùng kỳ năm 2010. Nợ nhóm 5 của khối NHTM Nhà nước tăng 66,18%, khối các ngân hàng cổ phần tăng 44,29%, khối ngân hàng liên doanh, khối ngân hàng 100% vốn nước ngoài tăng 59,23% so với cuối năm 2010.

Biểu đồ 9: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Theo tác giả, nếu áp dụng đúng chuẩn mực quốc tế trong việc ghi nhận Nợ dưới chuẩn NPLs, thì tỷ lệ thực của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh

Để thử sức đề kháng (stress test) của các ngân hàng, giả sử nếu như NPLs của hệ thống tăng thêm 10% (từ mức 2,5% theo số liệu của NHNN tại 31/12/2010 lên 12,5%) và giả sử phải lập dự phòng đầy đủ (100% cho tất cả nợ nhóm 2 đến nhóm 5) thì mức chi phí sẽ tăng thêm khoảng 10 tỷ USD. Khi đó, lợi vốn chủ sở hữu của hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ chỉ còn 4 tỷ USD.

2.3.1.3. Khả năng sinh lời

Bắt đầu từ năm 2008, thị trường tài chính thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bắt đầu gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng lợi nhuận tốt trong giai đoạn này với trung bình tăng trưởng của 8 NHTM hàng đầu như sau:

Biểu đồ 10: Tăng trưởng lợi nhuận của các NHTM năm 2010

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng và kết quả tính toán của tác giả.)

Trong đó các ngân hàng nổi bật với mức tăng trưởng tốt như NHTMCP Quốc tế, NHTMCP Quân đội, NHTMCP Kỹ thương và NHTMCP Hàng hải đều là đại diện của khối NHTMCP. Ngân hàng công thương là đại diện duy nhất của khối NHTMNN có được mức tăng trưởng nổi bật trong giai đoạn này. Kết quả kinh doanh của khối NH nước ngoài không được công bố rộng rãi, tuy nhiên đại diện của khối này là HSBC Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng 40% lợi nhuận sau thuế trong năm 2010.

Bảng 3: Số liệu về khả năng sinh lời của các NHTM năm 2010

Ngân hàng Tên giao dịch

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản Tỷ lệ thu nhập lãi ròng (NIM)

NHNNo&PTNT Việt Nam AgriB 8.5% 0.5% 3.7%

NH Đầu tư và Phát triển ViệtNam BIDV 18.0% 1.1% 3.1% NH Ngoại thương Việt Nam Vietcombank 22.6% 1.5% 2.9% NH Công thương Việt Nam VietinB 22.1% 1.5% 3.5% NH Phát triển nhà ĐB Sông Cửu Long MHB 3.7% 0.2% 2.3%

NHTMCP Kỹ thương Techcombank 24.8% 1.7% 2.4%

NHTMCP Quân đội MB 22.1% 2.0% 3.5%

NHTMCP Hàng Hải MSB 23.4% 1.3% 2.0%

NHTMCP Xăng dầu Petrolimex PG Bank 13.4% 1.6% 3.9%

NHTMCP Nhà Hà nội HabuBank 13.5% 1.3% 2.8%

NHTMCP Phát triển nhà TPHCM HDB 11.4% 0.8% 1.8%

NHTMCP Đông Nam Á SeaBank 11.2% 1.5% 1.4%

NHTMCP Đông Á Dong A Bank 18.6% 1.4% 3.0%

NHTMCP Việt Nam thịnh vượng VP Bank 22.7% 1.2% 1.8%

NHTMCP Đại dương OceanBank 12.7% 0.9% 2.3%

NHTMCP Nam Á Nam A Bank 6.4% 1.0% 1.8%

NHTMCP Dầu khí toàn cầu GP Bank 11.6% 1.3% 0.4%

NHTMCP Đại Á Dai A Bank 2.9% 0.8% 1.9%

NHTMCP Sài gòn-Hà nội SHB 22.6% 1.9% 2.9%

NHTMCP Liên Việt LPB 17.2% 2.6% 4.3%

NHTMCP An Bình An Bình 10.7% 1.3% 3.8%

NHTMCP xuất nhập khẩu EIB 13.5% 1.9% 2.7%

NHTMCP Phương Đông OCB 14.5% 2.2% 3.8%

NHTMCP Quốc tế VIBank 23.7% 1.6% 3.2%

NHTMCP Sài gòn Công thương SGB 22.5% 4.7% 4.3%

NHTMCP Nam Việt Navibank 19.0% 1.3% 1.5%

NHTMCP Sài gòn SCB 10.5% 0.8% 0.8%

NHTMCP Kiên Long Kien long 8.1% 1.0% 4.7%

NHTMCP Bảo Việt BVB 8.0% 1.0% 2.5%

NHTMCP Đệ nhất FCB 5.0% 1.4% 0.9%

NHTMCP Gia Định GDB 2.7% 0.7% 2.8%

NHTMCP phát triển Mê Kông MDB 4.3% 0.9% 1.9%

NHTMCP Bắc Á NASB 4.0% 0.5% 3.2%

NHTMCP Phương Nam Sounthern Bank 11.7% 0.7% 0.6%

NHTMCP Đại Tín Trust Bank 7.3% 1.2% 2.6%

NHTMCP Tiên Phong Tienphong Bank 5.1% 0.8% 1.1%

NHTMCP Việt Á VAB 7.9% 1.1% 2.5%

NHTMCP Phương Tây WEB 2.5% 0.6% 2.0%

NHTMCP Á Châu ACB 25.2% 1.7% 2.4%

NHTMCP Sài gòn Thương tín STB 15.0% 1.5% 3.1%

(Nguồn:Báo cáo thường niên của các NHTM và tác giả tự tổng hợp)

Qua bảng số liệu trên ta thấy hiệu quả hoạt động của các NHTM được nâng cao trong năm 2010, đặc biệt là khối NHTMCP. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có

35%/năm. Bên cạnh sự tăng trưởng, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là khối NHTMCP thể hiện trên bảng số liệu về khả năng sinh lời của các NHTM năm 2010.

Biểu đồ 11 : Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE

Dẫn đầu trong khối các NHTM Việt Nam về tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu là Ngân hàng ACB, VIBank, VP Bank.Tiếp theo là 2 NH đại diện cho khối NHTMNN đó là Vietcombank và BIDV.

Biểu đồ 12: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA

Những ngân hàng có mức sinh lời tổng tài sản cao nhất đó là các An Bình (4,73%), Ocean Bank (2,61%), HDB (2,2%) đại diện cho khối NHTMCP. Trong khi khối NHTMNN có đại diện là BIDV đạt ROA (1,4%) và VietinBank (1,25%) thấp hơn rất nhiều so với những ngân hàng dẫn đầu trong khối NHTMCP.

Các NHTMCP đạt tỷ lệ thu nhập lãi thuần cao nhất đó là OCB (4,65%), SCB (4,27%) và tiếp sau mới là các NHTM đại diện cho khối NHTMNN như MHB (4,31%), VietinBank (3,8%), Vietcombank (3,51%). Việc một số các NHTMNN lớn như NHNNo&PTNT và BIDV có tỷ lệ NIM thấp hơn một số các NHTM nhỏ khác cho thấy việc ngân hàng nhà nước qui định giới hạn mức trần lãi suất cho vay hoặc qui định về trần lãi suất huy động thì thì tỷ lệ NIM cao hay thấp sẽ chủ yếu phụ thuộc vào qui mô tài sản sinh lời vì chênh lệch giữa doanh thu từ lãi và chi phí trả lãi gần như đã cố định.

Nhìn chung, qua các sơ đồ tỷ lệ sinh lời của các NHTMVN cho thấy khối các NHTMNN có mức sinh lời thấp hơn một số các NHTMCP. Điều này cho thấy qui mô tài sản cũng như VCSH càng lớn thì bài toán đặt ra cho các nhà quản trị ngân hàng đạt được các chỉ tiêu sinh lời cao là vô cùng khó khăn trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt.Và nếu chỉ nhìn vào chỉ tiêu sinh lời hay chỉ duy nhất một chỉ tiêu hay nhóm chỉ tiêu nào đó để đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM thì sẽ là thiếu chính xác và không có căn cứ khoa học.

Bảng 5: So sánh lĩnh vực Ngân hàng Việt Nam với các nước trong khu vực

Việt Nam Malaysia Indonesia Philippines

Tổng tài sản (tỷ USD) 127,66 386,25 213,98 119,52 Tổng dư nợ tín dụng (tỷ USD) 73,10 208,85 119,42 61,59

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w