Kiến nghị đối với NHNN ViệtNam và các Bộ có liên quan

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 105)

- Xây dựng khung pháp lý cho các mô hình tổ chức tín dụng mới, các tổ chức có hoạt động mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức tín dụng như: Công ty xếp hạng tín dụng, công ty môi giới tiền tệ nhằm phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng.

- Đổi mới cơ chế chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng; tách bạch hoàn toàn tín dụng chính sách và tín dụng thương mại.

- Hoàn thiện các quy định phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ điện tử và chữ ký điện tử trong lĩnh vực ngân hàng.

- Hoàn thiện các quy định về dịch vụ ngân hàng hiện đại như hoán đổi rủi ro tín dụng, các dịch vụ ủy thác, các sản phẩm phái sinh…

- Chính sách tiền tệ cần tiếp tục được điều hành thận trọng, linh hoạt phù hợp với biến động thị trường, tăng cường vai trò chủ đạo của nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ; gắn điều hành tỷ giá với lãi suất; gắn điều hành nội tệ với điều hành ngoại tệ; nghiên cứu, lựa chọn lãi suất chủ đạo của NHNN để định hướng và điều tiết lãi suất thị trường.

- Nâng cao công tác phân tích và dự báo kinh tế tiền tệ phục vụ cho công việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới Ngân hàng Nhà nước thành Ngân hàng Trung ương hiện đại theo hướng áp dụng mô hình kinh tế lượng vào dự báo lạm phát và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tiền tệ khác

- Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các TCTD.

- Để thành công trong điều hành và quản lý ngân hàng, NHNN cần nâng cao năng lực quản lý điều hành, từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, quy định lại chức năng nhiệm vụ của NHNN nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vĩ mô, nhất là trong

hoạt động của các trung gian tài chính. Bên cạnh đó, NHNN cần phối hợp cùng Bộ Tài chính củng cố, chấn chỉnh và phát triển đa dạng thị trường vốn, tạo điều kiện san sẻ bớt gánh nặng cung cấp vốn hiện nay mà các NHTM đang phải gánh vác.

3.3.3. Kiến nghị với các NHTM Việt Nam

Trước hết, các NHTM Việt Nam cần xây dựng cho mình một chiến lược phát triển dựa trên hệ thống các chính sách vững chắc và đồng bộ. Trong chiến lược phát triển đó, NHTM cần xác định mục tiêu xây dựng con người, nhân sự, tăng cường công tác quản lý là mục tiêu hàng đầu. Để thực hiện được mục tiêu đó, các NHTM cần chú trọng đặc biệt đến chế độ tuyển dụng, chính sách đào tạo, kết hợp với chính sách lương, thưởng hợp lý để khuyến khích, thu hút lao động.Ngoài ra, ngân hàng còn phải quan tâm đến việc tổ chức hoạt động Marketing nhằm xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu và đưa sản phẩm, dịch vụ của mình đến được với khách hàng. Đồng thời, NHTM cần quan tâm nghiên cứu tìm hiểu luật pháp quốc tế và của những nước có liên quan để tránh những rủi ro trên trường quốc tế hoặc thiệt thòi do những đối thủ là ngân hàng nước ngoài có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong những môi trường kinh doanh luật pháp hoàn thiện gây ra.

KẾT LUẬN

Thập kỷ qua, cùng với quá trình đổi mới và hội nhập, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTM) đã có nhiều thay đổi quan trọng. Sự xuất hiện của các ngân hàng (NH) 100% vốn nước ngoài và việc loại bỏ dần các hạn chế đối với hoạt động của chi nhánh NH đã khiến mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, buộc các NH Việt Nam (VN) phải nâng cao năng lực cạnh tranh để tiếp tục phát triển. Đến nay, 3 trong số 5 NHTM Nhà nước (NN) đã thực hiện cổ phần hóa và chính thức hoạt động theo mô hình đa sở hữu được gần hai năm. Các NHTM cổ phần (CP) một mặt đang cấu trúc lại, có sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cùng lộ trình tăng vốn điều lệ lên mức tối thiểu là 3.000 tỉ VND. Tất cả các động thái này nhằm hướng tới sự phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong vài năm qua, những đóng góp của hệ thống NHTMVN vào quá trình đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá là rất lớn. Các NHTM không chỉ tiếp tục khẳng định là một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, mà còn góp phần ổn định sức mua đồng tiền. Đến nay, vốn cho sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn do các NHTM đáp ứng, với tổng tài sản của hệ thống lên tới khoảng 140% GDP.

Cùng với quá trình cải cách và đổi mới, số lượng các NHTM VN đã tăng nhanh, đã và đang từng bước chuyển dần hướng tới một hệ thống tương thích của các nền kinh tế đang nổi và mới phát triển.

Sự lớn mạnh của hệ thống NHTM VN thể hiện ở sự tăng lên của vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, mức độ đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp và sự đóng góp của ngành vào GDP hàng năm: về tổng vốn đăng ký đã tăng gấp 12 lần, tổng tài sản và tiền gửi tăng hơn 16 lần và các khoản vay tăng khoảng 14 lần.Mặc dù, các NHTM Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể,nhưng để tồn tại và theo kịp trình độ phát triển tiên tiến của các NHNNg thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMVN là một vấn đề rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở vận dụng

Thứ nhất: Từ cơ sở lý luận về NHTM và hoạt động của nó trong nền kinh tế thị trường, công trình đã trình bày sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM đặc biệt là ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Đồng thời đưa ra được một số bài học kinh nghiệm cải cách và mở cửa lĩnh vực ngân hàng của các nước trong khu vực để từ đó chúng ta có thể đúc rút và vận dụng có hiệu quả.

Thứ hai: Qua thu thập phân tích số liệu và tình hình thực tiễn, công trình đã làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.Đề tài đã chỉ ra những điểm mạnh và những điểm yếu trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam để làm cơ sở cho những giải pháp để phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong chương 3.Tác giả cũng đưa ra một số các kiến nghị với Chính phủ, các cơ quan Nhà nước, NHNN và các ngân hàng thương mại trong việc tạo điều kiện để các giải pháp có kết quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 2004, 2005, 2006. 2. Micheal E.Porter, Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội -

1996

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (2006), Kỷ yếu, Các công trình nghiên cứu khoa học ngành Ngân hàng (Quyển 5,6), NXB Văn hóa - Thông tin.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (2007), Kỷ yếu, Các công trình nghiên cứu khoa học ngành Ngân hàng (Quyển7), NXB Văn Hóa - Thông tin.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (2005), Kỷ yếu hội thảo khoa học, Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, NXB Phương Đông.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (2005), Kỷ yếu hội thảo khoa học, Tăng cường sự gắn kết giữa đào tạo nguồn nhân lực và hoạt động của các Tổ chức Tín dụng ở Việt Nam, NXB Thống kê.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (2006), Kỷ yếu hội thảo khoa học, Xây dựng mô hình Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (2006), Kỷ

yếu hội thảo khoa học, Công nghệ và dịch vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Văn hóa - Thông tin.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (2007), Kỷ yếu hội thảo khoa học, Phát triển dịch vụ bán lẻ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin.

13. Quản trị Ngân hàng Thương mại, PGS. TS Trần Huy Hoàng (chủ biên), NXB Lao động 2007

14. Ủy ban Quốc gia về hợp tác Kinh tế Quốc tế, Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới- Thời cơ và thách thức, NXB Lao động.

15. Chiến lược phát triển Ngân hàng công thương;

16. Ngô Quốc Kỳ, 2002, Tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đối với Hệ thống pháp luật Việt Nam - Về việc thực thi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, NXB Chính trị quốc gia;

17. “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”, NXB Giao thông vận tải, 2003; 18. Báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG CHUYÊN ĐỀ

NH : Ngân hàng

NHNNg : Ngân hàng nước ngoài

NHTMVN : Ngân hàng thương mại Việt Nam NHTM : Ngân hàng thương mại

SBV : Ngân hàng nhà nước Việt Nam

BTA : Bilateral Trade Agreement-Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ AFTA : khu vực mậu dịch tự do ASEAN

WTO : Tổ chức thương mại thế giới

GATS : Hiệp định chung về thương mại dịch vụ TTQT : Thanh toán quốc tế

SWIFT : Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế (Viết tắt của Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication)

CBNV : Cán bộ nhân viên

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG I...4

HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG...4

1.1. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng thời kỳ hậu WTO...4

1.1.1. Các khái niệm cơ bản về hội nhập quốc tế ...4

1.1.2. Khái niệm hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng...5

1.1.3. Các nội dung về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng...6

1.1.4. Những cơ hội và thách thức về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đối với các nước đang phát triển...7

1.2. Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thời kỳ hậu WTO...10

1.2.1. Lý luận chung về cạnh tranh...10

1.2.2. Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng...13

1.3. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại...19

1.3.1. Quan niệm về năng lực cạnh tranh...19

1.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM ...20

1.3.3. Các tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM...22

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của NHTM....34

1.3.5. Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên phương diện lý thuyết...40

1.4. Cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng tại Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và các bài học kinh nghiệm...42

1.4.1. Khái quát về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng tại Trung Quốc khi gia nhập WTO...42

1.4.2. Kinh nghiệm cải cách hệ thống NHTM Trung Quốc khi hội nhập quốc tế...44

1.4.3. Các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về hội nhập quốc tế

trong lĩnh vực ngân hàng...46

KẾT LUẬN CHƯƠNG I...49

CHƯƠNG II...50

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ...50

2.1. Bối cảnh chung về hội nhập quốc tế ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam...50

2.1.1. Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, cam kết theo AFTA và những cam kết cụ thể của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng...51

2.1.2. Những cam kết cơ bản của Việt Nam khi gia nhập WTO liên quan đến lĩnh vực ngân hàng...54

2.2. Khái quát tình hình hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam...58

2.2.1. Số lượng và mạng lưới hoạt động của các ngân hàng...58

2.2.2. Tình hình phát triển các sản phẩm dịch vụ...60

2.2.3. Tình hình phát triển hệ thống phân phối...63

2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam...64

2.3.1. Thực trạng về năng lực tài chính...64

2.3.2.Thực trạng về năng lực hoạt động...77

2.3.3. Thực trạng về năng lực quản trị điều hành...79

2.3.4.Thực trạng về chất lượng nguồn lực...80

2.3.5. Trình độ công nghệ...81

2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam...82

2.4.1. Những điểm mạnh...82

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân...83

KẾT LUẬN CHƯƠNG II...85

CHƯƠNG III...86 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG GIAI

3.1. Định hướng của Chính phủ Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tanh của các NHTM

...86

3.1.1.Về các nguyên tắc chỉ đạo...86

3.1.2. Về các mục tiêu hoạt động...87

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hội nhập Quốc tế...88

3.2.1. Nhóm giải pháp chung:...88

3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể:...89

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam...104

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ Việt Nam và các Cơ quan hữu quan: ...104

3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam và các Bộ có liên quan...105

3.3.3. Kiến nghị với các NHTM Việt Nam...106

KẾT LUẬN...107

TÀI LIỆU THAM KHẢO...109

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Quy mô vốn điều lệ của một số NHTM của các quốc gia trong khu vực...64

Bảng 2: Tỷ trọng tổng tài sản của các NHTM so với toàn hệ thống (%) ...67

Bảng 3: Số liệu về khả năng sinh lời của các NHTM năm 2010...71

Bảng 5: So sánh lĩnh vực Ngân hàng Việt Nam với các nước trong khu vực...74

Bảng 4: Tỷ lệ dư nợ/tiền gửi khách hàng (thời điểm 31/12/2007, 2008, 2009, 2010)...75

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Số lượng ngân hàng giai đoạn 2006-2010...58

Biểu đồ 2: Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và ATM của các NHTM năm 2010...59

Biểu đồ 3: Số lượng thẻ phát hành năm 2010...60

Biểu đồ 4: Thị phần doanh số thẻ năm 2010...61

Biểu đồ 5: Số lượng và thị phần ATM năm 2010...63

Biểu đồ 7: Top 10 tăng trưởng tài sản ngành ngân hàng...67

Biểu đồ 8: Tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng ở VN...68

Biểu đồ 9: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng...69

Biểu đồ 10: Tăng trưởng lợi nhuận của các NHTM năm 2010...70

Biểu đồ 11 : Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE...72

Biểu đồ 12: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA...72

Biểu đồ 13: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM)...72

Biểu đồ 14 : Thị phần vốn huy động của các NHTM...77

Biểu đồ 15. Thị phần tín dụng của các NHTM...78

Biểu đồ 16: Cơ cấu thu nhập 2010 của 10 NH lớn...79

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Môi trường cạnh tranh của NHTM...34

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

CHUYÊN ĐỀ 1 NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 62.31.12.01

Người hướng dẫn khoa học: 1. NGND.PGS.TS TÔ NGỌC HƯNG 2. TS. TRẦN THỊ HỒNG HẠNH Nghiên cứu sinh - K5: NGUYỄN THỊ HOÀI THU

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w