Nghiên cứu ảnh hưởng của tá dược thuốc đạn đến khả năng giải phóng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế thuốc đạn promethazin hydroclorid (Trang 38 - 41)

promethazin hydroclorid từ thuốc đạn

Ởđây chúng tôi lựa chọn PEG với khối lượng phân tử khác nhau làm tá dược thân nước và Suppocire làm tá dược thân dầu.

Các tỉ lệ tá dược được đưa vào thực nghiệm:

 CT1: PEG 400 : PEG 4000 (2:8)

 CT2: PEG 400 : PEG 4000 (3:7)

 CT3: Suppocire

Bng 3.7: Công thc thuc đạn PMZ.HCl vi tá dược tính theo 1 viên

Công thức promethazin

hydroclorid (g) PEG 400 (g) PEG 4000 (g) Suppocire (g) CT1 0,025 0,24 0,96

CT2 0,025 0,36 0,84

Các mẫu thuốc đạn trên được tiến hành bào chế theo phương pháp đun chảy

đổ khuôn được trình bày ở mục 2.4.1, sau đó tiến hành đánh giá các chỉ tiêu: thể

chất, độ rã, độ đồng đều khối lượng, đồng đều hàm lượng và khả năng giải phóng dược chất được trình bày ở mục 2.4.2.

Cả 3 công thức trên đều đảm bảo chỉ tiêu về thể chất, độ rã, đồng đều khối lượng, đồng đều hàm lượng và được tiến hành đánh giá khả năng giải phóng dược chất qua màng bán thấm celophan 12-14 kDa. Kết quả đánh giá giải phóng promethazin hydroclorid khỏi thuốc đạn được trình bày ở bảng 3.8 và hình 3.3.

Bng 3.8: T l PMZ.HCl gii phóng ra khi tá dược thuc đạn

Mẫu viên

Tỷ lệ % PMZ.HCl giải phóng từ thuốc đạn theo thời gian (giờ)

0 0,5 1 2 3 4 CT1 0 6,63 0,03 14,61 0,68 28,91 1,19 42,56 2,11 52,83 2,80 CT2 0 6,61 0,02 14,02 0,70 28,73 1,61 42,48 1,88 52,91 2,11 CT3 0 6,78 0,55 11,73 0,40 18,01 0,72 22,55 0,56 26,03 0,57 Hình 3.3: Đồ th biu din tc độ gii phóng DC ra khi tá dược thuc đạn

Nhận xét:

Promethazin hydroclorid giải phóng từ tá dược PEG nhanh hơn tá dược thân dầu Suppocire. Sau 4h, promethazin hydroclorid giải phóng từ tá dược PEG hơn 52%, trong khi đó promethazin hydroclorid giải phóng từ tá dược Suppocire chỉ

khoảng 26%.

Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Stavchansky S. và các cộng sự [35], nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc đạn promethazin hydroclorid với tá dược PEG giải phóng dược chất nhanh hơn, đạt nồng độ trong huyết thanh cao hơn, thời gian đạt

đỉnh ngắn hơn, diện tích dưới đường cong lớn hơn so với thuốc đạn sử dụng tá dược thân dầu – bơ ca cao.

Tuy nhiên xét về độổn định, promethazin hydroclorid trong hỗn hợp tá dược PEG kém ổn định hơn trong tá dược Suppocire. Trong điều kiện bảo quản, sau một tuần viên thuốc với hỗn hợp tá dược PEG chuyển sang màu hồng do hiện tượng oxy hóa, trong khi đó ở viên thuốc với tá dược Suppocire không thấy hiện tượng này.

Trên cơ sở khảo sát trên chúng tôi đã sử dụng một số chất diện hoạt khác nhau như Tween 80, Span 80, Cremophor EL, Cremorphor RH, poloxamer 407 để

cải thiện khả năng giải phóng dược chất từ tá dược Suppocire. Tuy nhiên hiệu quả

mang lại không cao. Do vậy, chúng tôi đã lựa chọn hỗn hợp tá dược PEG để tiếp tục nghiên cứu, làm tăng khả năng giải phóng promethazin hydroclorid từ thuốc đạn, cũng như cải thiện độổn định của dược chất.

Lượng dược chất giải phóng từ hỗn hợp tá dược PEG 400 : PEG 4000 với tỉ

lệ 3:7 và 2:8 là tương đương nhau theo bảng 3.8. Hỗn hợp tá dược PEG 400 : PEG 4000 với tỉ lệ 3:7 (CT2) được lựa chọn tiếp tục nghiên cứu vì hỗn hợp này ít hút ẩm hơn, thể chất ổn định hơn so với hỗn hợp PEG 400 : PEG 4000 với tỉ lệ 2:8 (CT1). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu cải thiện độ ổn định của thuốc đạn promethazin hydroclorid với tá dược PEG.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế thuốc đạn promethazin hydroclorid (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)