sắc ký lỏng khối phổ
Phân tích aflatoxin (B1, B2, G1, G2) trong lạc và fumonisinB1 trong ngô bằng sắc ký lỏng khối phổ sử dụng cột C18 (100mm x 4,6mm x 4,5μm) với AF và C18 (100mm x 4,6mm x 2,5μm) với fumonisinB1 cho kết quả tốt với khả năng tách từng AF và fumonisin có độ nhạy, độ chọn lọc cao. Hiện nay trên thế giới, nhiều nghiên để kiểm nghiệm các mycotoxin chủ yếu dùng phương pháp này. Với điều kiện sắc ký thực hiện theo TCVN về phương pháp xác định aflatoxin (B1, B2, G1, G2) và fumonisinB1 hoàn toàn có thể phân tích được các AF và fumonisin trong đối tượng ngô và lạc. Thêm vào đó thiết bị khối phổ với bộ phân tích tứ cực dùng nguồn ion hóa ESI, thế ion hóa 4000 đến 4500KV chế độ bắn phá ion dương cho khả năng tách, định tính, định lượng chính xác từng AF và fumonisin trong đối tượng nghiên cứu. Do đó, các phòng thí nghiệm khác nếu có trang bị thiết bị sắc ký khí khối phổ hoàn toán có thể áp dụng phương pháp này để phân tích các AF và fuminisinB1 cho kết quả có tính tin cậy cao.
Hiện nay, một số phương pháp sắc ký lỏng với detector UV và huỳnh quang sử dụng làm sạch bằng cột ái lực miễn dịch để tách và làm giầu các AF và dùng cột làm sạch C18 để tách và làm giầu fumonisinB1 cho kết quả tốt. Tuy nhiên giới hạn phát hiện còn cao như TCVN 7407[6] có giới hạn phát hiện với AF: LOD là 1,0µg/kg; LOQ:3,0µg/kg cao hơn quy định cho phép 2,0µg/kg. Do vậy phương pháp HPLC ngoài sự hạn chế về khả năng khẳng định từng AF và độ nhạy không bằng MS, có ưu điểm hơn là rẻ tiền và thông dụng, kỹ thuật dễ sử dụng nên chỉ áp dụng được những đối tượng khác phù hợp với giới hạn quy định.
Kết luận: Nếu dùng cột ái lực miễn dịch và HPLC thì chỉ cho LOD cao (3- 7ppb). Nếu dùng cột ái lực miễn dịch và LCMSMS thì cho LOD thấp (0.003- 0.006ppb). cho thấy rằng HPLC chưa đủ để đáp ứng đựợc yêu cầu về MRL hiện nay. Do đó phương pháp phòng thí nghiệm đưa ra đã đảm bảo được độ nhạy cao và hiệu suất tốt mà không nhất thiết phải sử dụng cột ái lực miễn dịch
Phương pháp chúng tôi nghiên cứu ở trên phù hợp để đánh giá hàm lượng từng aflatoxin(B1, B2, G1,G2) và fumonisinB1 trong ngũ cốc.
4.2. Về kết quả thẩm định phương pháp phân tích
Phương pháp đã được thẩm định trong nội bộ phòng thí nghiệm cho kết quả tốt với các thông số tính phù hợp của hệ thống, tính đặc hiệu, giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng, khoảng tuyến tính, độ lặp lại và độ đúng. Ngoài ra, việc ứng dụng phương pháp để phân tích mẫu liên phòng thí nghiệm và cho kết quả phù hợp là thông số quan trọng nhất để đánh giá hiệu lực của phương pháp.
Tuy nhiên, để phương pháp có thể áp dụng rộng rãi thì một thông số quan trọng cần thực hiện là xác định độ tái lập của phương pháp. Do điều kiện thời gian còn hạn chế, các nghiên cứu của chúng tôi mới chỉ dừng lại thẩm định trên cùng hệ thống thiết bị trong cùng một phòng phân tích.
4.3. Về mức độ nhiễm các loại aflatoxin (B1, B2, G1, G2) trong lạc, fumonisinB1 trong ngô
Kết quả phân tích các mẫu các mẫu lạc nhân cho thấy phát hiện có nhiễm Aflatoxin tổng số chiếm 46,7%, trong đó 6,7% trong số các mẫu nhiễm có kết quả Aflatoxin tổng số và Aflatoxin B1 vượt quá ngưỡng cho phép theo QCVN 8- 1:2011/BYT. Mẫu lạc được lấy và kiểm nghiệm sau thu hoạch khoảng 2 tháng có tỉ lệ mẫu nhiễm AF ít hơn so với nghiên cứu sau thu hoạch 6 tháng có tỉ lệ nhiễm lên đến 98%. Trong số các mẫu nhiễm AF 100% nhiễm aflatoxinB1 14/14, Chỉ duy nhất 01 mẫu nhiễm aflatoxinB2 chiếm tỉ lệ 3,3%. Có 02 mẫu có phát hiện có aflatoxinG1 chiếm tỉ lệ 6,7%, trong khi không có mẫu nào nhiễm Aflatoxin G2.
Kết quả phân tích các mẫu lạc củ cho thấy tỉ lệ nhiễm AF chỉ là 26,7%, tuy nhiên không có mẫu nào bị vượt quá giới hạn cho phép. Trong số các mẫu nhiễm AF 7 mẫu chiếm 23,3% bị nhiễm AFB1, 1 mẫu chiếm 3,3% bị nhiễm AFB2 không có mẫu nào nhiễm AFG1 và AFG2.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ nhiễm aflatoxin trong lạc nhân nhiều hơn lạc củ. Điều đó cho thấy lạc củ bảo quản tốt hơn lạc nhân.
fumonisin, tuy nhiên không có mẫu nào có hàm lượng fumonisinB1 vượt quá giới hạn cho phép theo QCVN 8-1:2011/BYT (<4.000 µg/kg).
Bằng phương pháp đã thẩm định, kết quả đã đánh giá được mức độ từng loại AF nhiễm trong lạc và fumonisinB1 nhiễm trong ngô lấy tại Bắc Giang trong quý 4 năm 2013 và quý 1 năm 2014 cho kết quả rất có ý nghĩa thực tế. Với tính đặc hiệu và độ nhạy của phương pháp cho pháp tiếp tục đánh giá trên diện rộng hơn để có cái nhìn thực tế về tình hình nhiễm mycotoxin trong thực phẩm hiện nay của Việt Nam.