Kết quả phân tích mẫu lạc nhân

Một phần của tài liệu Khảo sát mức độ nhiễm mycotoxin trong ngô và lạc tại tỉnh bắc giang (Trang 45 - 47)

30 mẫu lạc nhân được lấy tại các hộ gia đình và kinh doanh lạc tại địa bàn nghiên cứu. Tình trạng mẫu khi lấy được theo dõi và ghi chép lại cùng kết quả phân tích trong (Bảng 4.1 trong Phụ lục IV).

Tỉ lệ nhiễm Aflatoxin trong các mẫu lạc nhân kiểm tra được thể hiện trong Hình 3.6.

Hình 3.6. Tỉ lệ nhiễm Aflatoxin của các mẫu lạc nhân

Nhận xét: Kết quả cho thấy có 14/30 mẫu phát hiện có nhiễm Aflatoxin tổng số

(chiếm 46,7%), trong đó có 2/30 mẫu (chiếm 6,7%) có kết quả Aflatoxin tổng số và Aflatoxin B1 vượt quá ngưỡng cho phép theo QCVN 8-1:2011/BYT. Mẫu lạc được lấy và kiểm nghiệm sau thu hoạch khoảng 2 tháng có tỉ lệ mẫu nhiễm AF ít hơn so với nghiên cứu sau thu hoạch 6 tháng có tỉ lệ nhiễm lên đến 98%.

Qua đây ta cũng thấy 100% mẫu nhiễm Aflatoxin đều nhiễm Aflatoxin B1

(14/14) mẫu, trong khi không có mẫu nào nhiễm Aflatoxin G2. Có 1 mẫu nhiễm Aflatoxin tổng số có phát hiện Aflatoxin B2 chiếm tỉ lệ 3,3%. Có 2/14 mẫu nhiễm Aflatoxin tổng số có phát hiện Aflatoxin G1 chiếm tỉ lệ 6,7%.

Qua thống kê tình trạng mẫu lấy với kết quả phát hiện Aflatoxin ta thấy:

- 12/30 mẫu lấy được trong tình trạng hạt lạc dóc vỏ lụa cho thấy 12/12 (100%) mẫu này đều không phát hiện có độc tố vi nấm.

- 8/30 mẫu lấy được được ghi lại là nguyên hạt cho thấy 100% mẫu này đều không phát hiện có độc tố vi nấm.

- 18/30 mẫu được lấy trong tình trạng hạt mẩy, kết quả cho thấy 5/18 mẫu này phát hiện .00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% AF B1 AF B2 AF G1 AF G2 AF tổng số 46.667% 3.333% 6.667% .00% 46.667%

có Aflatoxin (có 72,2% không bị ô nhiễm), các yếu tố liên quan của 5 mẫu này được ghi lại là: 3/5 mẫu có > 50% hạt vỡ, 1/5 mẫu là hạt lép; 2/5 mẫu có màu khác thường, 4/5 mẫu không dóc vỏ lụa, 1/5 mẫu có mầm.

- 17/30 mẫu có >50% hạt vỡ, kết quả cho thấy: 11/17 mẫu phát hiện có Aflatoxin (chiếm 64,7%). Các yếu tố liên quan của các mẫu bị ô nhiễm này là: 8/11 mẫu này được ghi lại là hạt lép, 5/11 mẫu này là hạt có màu khác thường, 10/11 mẫu không dóc vỏ lụa, 3/11 mẫu mọc mầm và 2/11 mẫu có hạt bị mốc.

- 12/30 mẫu hạt lép có 9/12 mẫu phát hiện Aflatoxin, trong đó: 4/9 mẫu có màu khác thường, 8/9 mẫu không dóc vỏ lụa, 3/9 mẫu có mầm và 3/9 mẫu có hạt bị mốc.

- 8/30 mẫu có màu khác thường, phát hiện 6 mẫu có aflatoxin, trong đó các yếu tố liên quan khác như: 5/5 (chiếm 100%) mẫu có hạt vỡ và lép, 4/5 không dóc vỏ, 3/5 có mầm và 1/5 có hạt bị mốc.

- 16/30 mẫu không dóc vỏ lụa, phát hiện 12/16 mẫu có aflatoxin, trong đó các yếu tố liên quan khác như: 10/12 mẫu có hạt vỡ, 8/12 mẫu hạt lép, 4/12 mẫu có màu khác thường, 4/12 có mầm và 2/12 mẫu có hạt bị mốc.

- 4/30 mẫu có mầm thì cả 4/4 mẫu (chiếm 100%) đều phát hiện có Aflatoxin. - 3/30 mẫu có hạt mốc thì cả 3/3 mẫu (chiếm 100%) đều phát hiện có Aflatoxin.

- Đặc biệt với 2 mẫu có phát hiện hàm lượng aflatoxin cao hơn giới hạn cho phép có các đặc điểm của mẫu lấy như: hạt vỡ, hạt lép, hạt có màu khác thường, hạt không dóc vỏ lụa, và có hạt mầm.

Mối quan hệ giữa các yếu tổ về tình trạng mẫu với số mẫu bị nhiễm AF được biểu diễn trong hình 3.7.

Hình 3.7. Mối quan hệ tình trạng mẫu và sự nhiễm AF trong các mẫu lạc nhân

Nhận xét: Qua hình 3.7 ta thấy số mẫu hạt lạc nhân có tình trạng không dóc vỏ,

hạt vỡ, hạt lép, có màu khác thường, hạt nảy mầm và hạt mốc tỉ lệ thuận với số mẫu nhiễm AF. Số mẫu có hạt mẩy, hạt dóc vỏ lụa và nguyên hạt tỉ lệ nghịch với số mẫu nhiễm AF. Điều đó chứng tỏ lạc nhân không dóc vỏ lụa (độ khô không đảm bảo cho quá trình bảo quản), hạt chất lượng kém (không nguyên hạt, hạt lép, hạt vỡ, hạt nảy mầm) có nguy cơ nhiễm AF cao.

Một phần của tài liệu Khảo sát mức độ nhiễm mycotoxin trong ngô và lạc tại tỉnh bắc giang (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)