Chiến lược kênh phân phối:

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển thương hiệu và chiến lược đa dạng hoá sản phẩm tăng sức cạnh tranh (Trang 51 - 53)

Hệ thống phân phối rộng rãi 18 hệ thống phân phối tại các quốc gia trên thế giới tại các quốc gia trên thế giới,đặc biệt ở khu vực Châu Á,Úc,Mỹ,Thái Lan. Tiếp tục có mặt tại các nước Lào, Campuchia, thị trường Châu Âu và Châu Mỹ.. Năm 2006, trên cơ sở nghiên cứu mô hình phân phối hiện đại của thế giới và thành công của các tập đoàn bia hàng đầu. Chín công ty cổ phần thương mại được hình thành thay thế 36 chi nhánh phân phối nằm rải rác cả nước. Mạng lưới phân phối mới đã phủ kín toàn quốc, cùng với sự tham gia trực tiếp của khách hàng, các sản phẩm luôn đến tay người tiêu dùng trong thời gian nhanh nhất với chi phí thấp nhất.

Trong nền kinh tế ngày nay hầu hết những nhà sản xuất đều không bán hàng hóa của mình trực tiếp cho những người sử dụng cuối cùng. Xen vào giữa họ và những người sử dụng cuối cùng là rất nhiều các người trung gian Marketing thực hiện những chức năng khác nhau và mang những tên gọi khác nhau. Công ty chú trọng nhiều hơn vào chính sách này. Số lượng các đại lý lớn đóng vai trò rất quan trọng trông việc nâng cao hình ảnh, uy tín của sản phẩm trong con mắt người tiêu dùng. Điều cần làm đối với Công ty hiện nay là cần đầu tư mạnh cho các đại lý cấp

1,2,vv... có thể hỗ trợ về vốn, tiền thuê kho cho họ, biến những đại lý này thành những nhà phân phối có quy mô lớn. Không những ở thị trường TP.HCM, Công ty cần triển khai với hinh thức tương tự tại các thị trường khác ở khu vực các tỉnh khác, ban đầu co thể với số lượng nhỏ nhưng thị trường phải lớn. Khi Công ty đã xây dựng được thương hiệu của sản phẩm tại thị trường đó thì theo phản ứng dây truyền, số lượng các đối tác xin làm đại lý sẽ gia tăng. Công ty hỗ trợ cho cac trung gian trong hoạt động khuyếch trương sản phẩm như: quảng cáo trên truyền hinh, biển cố định tấm lớn đặt tại trục đường quốc lộ vv..., hỗ trợ giá hơn nữa cho các đại lý ở xa bằng cách hỗ trợ chi phi vận chuyển, thuê kho bai chứa sản phẩm, chi phí vận chuyển.

Thường xuyên giữ mối quan hệ với các trung gian để tìm hiểu các trở ngại thông qua các nhân viên tiếp thị, khó khăn của họ nhằm giúp họ hoạt động tốt hơn.

Hệ thống kênh phân phối: Hệ thống kênh phân phối của Công ty có ba kiểu kênh: - Kênh 1:Phổ biến nhất, đặc biệt là trên địa bàn TP. Các điểm bán của Công ty

chủ yếu là các tổng đại lý cấp 1.

- Kênh 2: Phổ biến là các địa bàn xa Công ty, đặc biệt là các địa bàn phụ cận do mức tiêu thụ còn thấp và thông tin về sản phẩm còn ít nên một số người bán lẻ chưa tim đến cong ty mà chỉ tiếp xuc với đại li cấp 2.

- Kênh 3: Ngoài ra Công ty còn bán lẻ cho người tiêu dùng là các cơ quan, khách sạn tổ chức các buổi liên hoan, hội nghị ma các đại lí ở khu vực đo không đáp ứng được. Thực chất, lượng bán theo hinh thức này rất ít vi hầu hết các đại li của Công ty đều có khả năng đáp ứng và những tổ chức co nhu cầu thường tim đến các đại lí lớn trên địa bàn hơn la tiếp xuc trực tiếp với nhà sản xuất. Tuy vậy kênh này vẫn được duy tri để khuyếch trương và quảng bá sản phẩm.

Công ty sẽ tập trung nhiều nỗ lực vào hoạt động phân phối. Ngoài những đại lí chủ động tim đến Công ty, con phải kể đến nỗ lực tim kiếm phát triển các đại lí của bộ phận Marketing. Do vậy mục tiêu kỳ vọng đặt ra số lượng tổng đại lí dự kiến trên toàn thị trường la 1.000 đại lí

Trong số đó 80% tổng đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2 ở khu vực TP chủ yếu tập trung vào các tuyến phố lớn, các khu đô thị , 20% nằm trên khu vực còn lại. Trên địa bàn TP.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển thương hiệu và chiến lược đa dạng hoá sản phẩm tăng sức cạnh tranh (Trang 51 - 53)