Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH HUYỆN THANH CHƯƠNG (Trang 42 - 44)

Muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì một yếu tố không thể thiếu được đó là cán bộ tín dụng. Người cán bộ tín dụng là người am hiểu khách hàng, hiểu biết sâu sắc thực lực tài chính cũng như tiềm năng phát triển của khách

hàng. Ngoài ra, cán bộ tín dụng phải có vốn hiểu biết nhất định về thị trường

và lĩnh vực chuyên môn mà khách hàng của mình đang tiến hành sản xuất

kinh doanh vì nó liên quan gián tiếp tới chất lượng món vay. Ngân hàng nên phân chia mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một mảng cho vay nhất định được

chia theo ngành, như vậy sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng dễ dàng giám sát, sát cánh cùng khách hàng trong vấn đề quản lý vốn.

Bên cạnh đó phải chú trọng công tác đào tạo cán bộ và đào tạo lại cán bộ đang làm việc cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế về nhiều mặt như

thẩm định đến hạn cho vay, các văn bản chế độ của ngành... Tổ chức những

buổi trao đổi về nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ để học hỏi kinh nghiệp

lẫn nhau. Đào tạo cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ và sử dụng vi tính nhằm đáp ứng được yêu cầu của công nghệ mới khi đưa trương trình WB vào áp dụng tại Ngân hàng.

Xây dựng đội ngũ công nhân viên chức và người lao động ngân hàng vững

vàng về chính trị, tinh thông về nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng. Cùng với

quá trình đổi mới “con người” trong lĩnh vực ngân hàng cũng đã có chuyển

biến rõ rệt, là lực lượng tiên phong trong đổi mới đã thu được những kết quả được xã hội thừa nhận, đã có những bài học kinh nghiệm quý giá ,đã được thử

thách trong sự phức tạp của cơ chế thị trường. Tuy nhiên điều đó vẫn chưa đủ

khi mà nền kinh tế không ngừng biến đổi, phát triển đang hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Cần phải tiếp tục đào tạo, đào tạo lại cán bộ và sử dụng

cán bộ ngân hàng trên cơ sở đổi mới các chính sách về con người một cách

phù hợp, linh hoạt. Chính sách đào tạo, đào tạo lại cán bộ phải đi đôi với

chính sách sử dụng cán bộ, có như vậy mới tạo động lực, tạo niềm tin, phấn

khởi, mới sử dụng có hiệu quả, đồng thời nâng cao trình độ và năng lực của

cán bộ.

Trong đào tạo, đào tạo lại cán bộ ngân hàng vấn đề không chỉ đơn thuần về

nghiệp vụ chuyên môn của ngân hàng mà còn chú ý đúng mức nghiệp vụ bổ

trợ như ngành kinh tế, kĩ thuật khác lâu nay nội dung này hầu như chỉ do tự đào tạo. Có như vậy cán bộ mới đủ tầm để tham gia thẩm định đầu tư cho vay,

mới thực sự trở thành những chuyên gia tài chính – ngân hàng đúng nghĩa.

Cần chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ ngân hàng, nhất là bộ phận kinh doanh trực tiếp. Nều mỗi nghiệp vụ đâu tư cho vay, cán bộ ngân

hàng thiếu trách nhiệm, thiếu phẩm chất đạo đức thì dễ mất mát một khối lượng tiền rất lớn của nhà nước. Cần tăng cường sự kiểm tra, giám sát chặt

chẽ đồng thời phải có chính sách đãi ngộ thích hợp. Làm tốt công tác khen thưởng lỷ luật cán bộ đúng mức, kịp thời để vừa có tính động viên vừa có tính

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH HUYỆN THANH CHƯƠNG (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)