Năm 2012 chi nhánh Thanh Chương đi vào ổn định các chi nhánh mới được thành lập, tiếp tục đào tạo để thực hiện tốt đề án mở rộng kinh doanh trên địa bàn và đề án chiến lược khách hàng, tăng cường tiếp thị tìm kiếm
khách hàng lớn kinh doanh có hiệu quả. Có chính sách ưu đãi đối với khách
hàng có tín nhiệm, mở rộng cho vay thị phần dân doanh, mở rộng và triển
khai thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ,...), cho vay
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, mở rộng đầu tư trung dài hạn kết hợp với điều kiện khách hàng có tài sản bảo đảm tiền vay.
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng thường kéo theo rủi
ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Vì vậy để nâng cao chất lượng tín
dụng ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng phải
thực hiện tốt về việc nắm vững quy trình cho vay. Đặc biệt là quy trình thẩm định cho vay. Phải phân tích, kiểm tra trước khi cho vay, trong và sau khi cho vay, giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền vay. Phân tích đánh giá phân loại
từng khách hàng khi vay vốn, tìm kiếm sự đảm bảo tiền vay như yêu cầu của
khách hàng phải có tài sản bảo đảm, hoặc tài sản bảo lãnh cho tiền vay nhằm
nâng cao chất lượng tín dụng, để có chính sách đầu tư hợp lí và chính sách ưu đãi phù hợp.
Tập trung thu nợ đã xử lí rủi ro, nợ quá hạn và đôn đốc thu nợ đến hạn đúng hạn
Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ đặc biệt là cán bộ tín dụng phải là chuyên ngành Ngân hàng, cử cán bộ cũ trực tiếp hướng dẫn kèm cặp các cán bộ mới
cho cán bộ thẩm định cho vay,... từ đó đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giảm
chi phí thời gian thẩm định cho vay.
- Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn. Trong thời gian tới mục tiêu
đặt ra là không ngừng tăng trưởng tín dụng trên cơ sở an toàn và hiệu quả. Để
có nguồn vốn phục vụ cho tăng trưởng tín dụng thì việc đẩy mạnh công tác huy động vốn là một đòi hỏi cần thiết.
Theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung
ương đảng lần thứ 7 ( khoá X) và những đề xuất của các Bộ, ngành ngày 12/4/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP “ Về chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn”.
Nghị định đã khẳng định: Nghị định này quy định chính sách tín dụng
phục vụ phát triển Nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của Nông dân và cư dân sống ở nông thôn.
Nghị định đã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các TCTD và
người vay bằng một cơ chế thông thoáng, cho phép các TCTD xem xét cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với:
- Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp tối đa đến
50 triệu đồng.
- Hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ nông nghiệp,
nông thôn tối đa đến 200 triệu đồng.
- Các HTX, chủ trang trại tối đa 500 triệu đồng.
- Các TCTD được xem xét cho vay tín chấp đối với các đối tượng
khách hàng là cá nhân, hộ gia đình trên cơ sở có đảm bảo của các tổ chức
chính trị xã hội ở Nông thôn theo quy định hiện hành.
- Khi thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo để vay vốn, hộ gia đình, cá nhân không phải nộp lệ phí đăng ký giao dịch đảm bảo cho cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo...
+ Mở rộng các hình thức đầu tư vốn, chú trọng đầu tư vốn phục vụ nhu cầu
vốn thực hiện các đề án kinh tế, khai thác tiềm năng của địa phương, mở rộng
cho vay các dịch vụ ngành nghề, các loại sản phẩm…
+ Nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư và các phương án kinh
doanh của khách hàng nhằm giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.
+ Công tác cán bộ: Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ để đáp ứng với
nhiệm vụ mới.
+ Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, xử lý thông tin kịp thời về
+ Tập trung công tác xử lý nợ tồn đọng, tăng cường công tác kiểm tra kiểm
soát.
+ Củng cố mạng lưới hoạt động.
+ Đổi mới công tác quản trị điều hành kinh doanh.
2.2.2.Các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNTVN chi nhánh Thanh Chương