3.3.1. Đánh giá định tính
Việc phân tích dụng ý của đề kiểm tra và đánh giá bước đầu về kết quả bài làm của học sinh cho ta thấy ở lớp đối chứng việc vận dụng, khai thác các cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả, cái chung – cái riêng vào hướng dẫn học sinh giải toán và phát triển tư duy còn nhiều hạn chế, thiếu sót và nhiều khó khăn.
Trong quá trình thực nghiệm, quan sát đánh giá bài làm các bài tập của học sinh trong lớp đối chứng và của học sinh lớp thực nghiệm thấy: việc vận dụng các cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả, cái chung – cái riêng vào việc định hướng tìm tòi lời giải, nâng cao chất lượng giải toán và phát triển tư duy của học sinh ở lớp đối chứng còn nhiều khó khăn, thiếu sót và lúng túng so với họ sinh ở lớp thực nghiệm.
3.3.2. Đánh giá định lượng
Kết quả bài kiểm tra của học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thể hiện qua bảng thống kê sau:
Điểm Lớp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng số bài ĐC 0 0 0 1 2 9 7 8 9 8 1 45 TN 0 0 0 0 0 3 4 10 6 12 10 45
Lớp đối chứng: Yếu: 6,7%; Trung bình: 35,6%; Khá: 37,8%; Giỏi: 20,0%. Lớp thực nghiệm: Yếu: 0%; Trung bình: 15,6%; Khá: 35,6%; Giỏi: 48,9%. Căn cứ vào quá trình dạy học và kết quả kiểm tra bước đầu có thể thấy hiệu quả của các biện pháp sư phạm khai thác các cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả, cái chung – cái riêng vào hướng dẫn học sinh giải toán đã nâng cao năng lực giải toán của học sinh và phát triển tư duy học sinh một cách rõ rệt.
Kết luận chương về thực nghiệm
Quá trình thực nghiệm và kết quả thu được sau thực nghiệm cho ta thấy: mục đích của thực nghiệm đã hoàn thành.Tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp sư phạm nêu ra đã được kiểm chứng. Thực hiện các biện pháp sư phạm đã nêu trong luận văn sẽ góp phần nâng cao năng lực giải toán của học sinh, phát triển tư duy học sinh, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường trung học phổ thông nói chung.
KẾT LUẬN CHUNG
Luận văn đã thu được một số kết quả chính sau đây
1. Hệ thống hóa, phân tích, diễn giải một số tri thức về triết học duy vật biện chứng, đặc biệt là về các cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả, cái chung – cái riêng. Nêu bật được nội dung và phương pháp luận rút ra từ các cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả, cái chung – cái riêng
2. Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về phát triển tư duy và dạy học giải toán. Định hướng việc vận dụng các cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả, cái chung – cái riêng vào dạy học giải toán và phát triển tư duy hoc sinh. 3. Làm rõ được cơ sở lí luận dạy học, cơ sở thực tiễn của việc khai thác, vận
dụng các cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả, cái chung – cái riêng vào dạy học bộ môn Toán, đặc biệt là vào dạy học giải toán Đại số bậc Trung học phổ thông.
4. Đề xuất một số biện pháp sư phạm khai thác các cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả, cái chung – cái riêng vào dạy học giải bài tập Toán Đại số, nâng cao năng lực giải Toán và phát triển tư duy học sinh.
5. Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng và minh họa tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp sư phạm khai thác vận dụng các cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả, cái chung – cái riêng vào dạy học giải toán và phát triển tư duy học sinh.
Như vậy có thể khẳng định được mục đích nghiên cứu đã được hoàn thành, các giả thiết khoa học đã được kiểm chứng và được chấp nhận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Alêcxêep. M, Onhisuc. V, Crugliăc. M, Zabôtin. V, Vecxcle. V(1976),
Phát triển tư duy học sinh, NXB Giáo Dục. [2]. Báo toán học tuổi trẻ, từ 1993 - 2012.
[3]. Bộ Giáo dục và đào tạo (1995), Triết học Mác- Lênin, NXB Giáo Dục
[4]. Chu Trọng Thanh (2009), “Sử dụng các khái niệm công cụ trong lý thuyết phát sinh nhận thức của J. Piaget vào môn toán ”, Tạp chí Giáo dục số 207 tháng 2/2009.
[5]. Chu Trọng Thanh, Đào Tam (2006), “Ảnh hưởng của lý thuyết phát sinh
nhận thức đến bộ môn lý luận dạy học toán”, Tạp chí Giáo dục (số đặc biệt), tháng 4/2006.
[6]. Đào Tam, Lê Hiển Dương (2008), Tiếp cận các phương pháp dạy học không truyền thống trong dạy học toán ở trường đại học và trường phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội.
[7]. Đào Tam, Trần Trung (2010), Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học môn Toán ở trường Trung học phổ thông, NXB Đại học sư phạm.
[8]. Rudavin. G. I, Nxanbaep. A, Sliakhin. S (1979), Một số quan điểm triết học trong toán học, Bản dịch tiếng Việt, Hà Sỹ Hồ, NXB Giáo Dục.
[9]. Phạm Văn Hoàn, Nguyễn Gia Cốc, Trần Thúc Trình (1981), Giáo dục học
môn toán, NXB Giáo Dục
[10]. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy (2005), PPDH môn toán. Nxb Giáo dục. [11]. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Phương pháp luận duy vật biện chứng với
việc học, dạy, nghiên cứu toán học, tập 1. NXB ĐHQG Hà Nội.
[12]. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Phương pháp luận duy vật biện chứng với việc học, dạy, nghiên cứu toán học tập 2. NXB ĐHQG Hà Nội.Trần Văn Hạo (2007), Giải tích 12, NXB Giáo dục.
[13]. Nguyễn Văn Lộc (1995), Tư duy và hoạt động toán học, Đại học Sư phạm Vinh, Vinh.
[14]. Nguyễn Thái Hoè (2004), Rèn luyện tư duy qua việc giải bài tập Toán, NXB Giáo Dục, Hà nội.
[15]. Nguyễn Thanh Hưng (2009), Phát triển tư duy biện chứng của học sinh
trong dạy học hình học ở trường THPT, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, ĐH Vinh.
[16]. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP Hà Nội.
[17]. Phan Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa, Nguyễn Lan Anh (2001), Tâm lý học
trí tuệ, NXB ĐH. Quốc gia Hà Nội
[18]. Phan Trọng Ngọ, Nguyễn Đức Hưởng (2004), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, NXB ĐHSP Hà Nội.
[19]. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lý luận vào thực tiễn dạy học môn toán ở trường phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội.
[20]. Pôlya G. (1995), Toán học và những suy luận có lý, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[21]. Pôlya G. (1997), Giải một bài toán như thế nào?, NXB Giáo dục, Hà Nội. [22]. Polia G. (1997), Sáng tạo toán học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[23]. Piage. J (1996), Tâm lý học và giáo dục học, NXB Giáo dục, Hà Nội.. [24]. M.N. Sacđacôp (1970), Tư duy học sinh, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[25]. Nguyễn Thị Tuyết Oanh (2008), Đánh giá kết quả học tập của học sinh, NXB Đại học sư phạm.
[26]. Nguyễn Văn Thuận (2004), Góp phần phát triển năng lực tư duy lôgic và sử dụng chính xác ngôn ngữ toán học cho học sinh đầu cấp trung học phổ thông trong dạy học Đại số, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh, Vinh.
[27]. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo
[28]. Ôganhenxian, Kôliagin Iu. M , Lucankin G.L, Xannhixki V.Ia (1975), “Phương pháp giảng dạy toán ở trường phổ thông”–Nhà xuất bản Mátxitcơva. Liên xô (dịch)
[29]. Sách giáo khoa, sách giáo viên môn toán, các tài liệu bồi dưỡng giáo viên tán THPT chu kì I, II, III và tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy theo sách 10, 11, 12 hiện hành.
[30]. Nguyễn Hải Châu, Phạm Đức Quang, Nguyễn Thế Thạch,Nguyễn Trung
Tú, Trần Vui (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục phổ thông môn toán, NXB Giáo dục
[31]. Một số luân văn cao học ngành lí luận và phương pháp dạy học bộ môn
toán .
[32]. F. Engel, Phép biện chứng của tự nhiên, NXB Sự thật, Hà Nội, 1963.