Không gian mạng MANET một chiều

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mã mạng lớp vật lý tới dư lượng kênh trong mạng OFDM (Trang 60 - 62)

Mạng MANET một chiều được mô tả như hình 3.1. Từ mô hình mạng có 3 trạm ở hình 3.1 ta có thể tổng quát hóa thành mô hình mạng có n trạm. Trong không gian mạng MANET một chiều với n trạm được phân bố ngẫu nhiên trên một đoạn thẳng với chiều dài là một đơn vị. Tất cả các yêu cầu truyền là đơn hướng và lưu lượng được phân bố đều trên tất cả các trạm. Lưu lượng hoặc tới từ phía bên phải hoặc từ phía bên trái theo một đường thẳng. Ở không gian một chiều, bán kính đường truyền r(n) của trạm n giả thiết là cố định và không ảnh hưởng tới thông lượng của đường truyền. Với bất kỳ đường cắt nào trong không gian một chiều có nhiều nhất 1 đường truyền qua đường cắt (ở cả hai hướng) tại một thời điểm.

Hình 3.1. Mô hình mạng MANET một chiều

Có n cặp truyền-nhận trong mạng. Mỗi trạm i trong mạng coi như là nguồn dữ liệu. Các nguồn dữ liệu được định tuyến để truyền tới trạm đích trong mạng MANET. Trạm

đích là độc lập, được lựa chọn ngẫu nhiên.

Hình 3.2: Mô hình và khoảng cách các trạm trong không gian

Theo như hình 3.2, định nghĩa các giá trị ∆ là giá trị đặc trưng cho cường độ nhiễu, Xi là vị trí của trạm i, r(i) là bán kính tối đa của đường truyền (r(i) phụ thuộc vào giá trị công suất nguồn và ∆). Giá trị ∆ > 0 chỉ ra một khoảng bảo vệ giúp ngăn cản ảnh hưởng của các đường truyền từ các nút lân cận trên cùng một kênh con tại cùng một thời điểm. Việc truyền dữ liệu từ trạm Xi tới trạm Xj là thành công khi và chỉ khi khoảng cách giữa hai trạm này nhỏ hơn bán kính của đường truyền r(i) ( XiXjr(i)) và tất cả các đường truyền khác cách trạm Xj với khoảng cách là (1+∆)r(i) ( XkXj   (1 ) ( )r i XiXj với k là các trạm phát liền kề). Với mạng MANET một chiều, i,j,k là các trạm nằm trong một đường thẳng. Do đó để truyền thành công thì khoảng cách giữa hai trạm phát phải nhỏ hơn bán kính truyền r. Đồng thời khoảng cách giữa các đường truyền khác với trạm thu có giá trị là (1+∆)r. Khoảng cách giữa các trạm thu của các trạm phát khác nhau phải lớn hơn ∆r. Trong mạng MANET một chiều với ∆ là cố định phụ thuộc vào tính chất của mạng MANET và hệ thống truyền thông, băng thông hữu hạn là W cho mỗi đường truyền. Để đảm bảo kết nối, bán kính truyền dẫn cố định r(i) phải có giá trị tối thiểu theo công thức sau: r n( ) ( logn)

n

  [12].

Ta xét 3 phương pháp truyền trong mạng MANET: Mô hình truyền theo lưu lượng, mô hình truyền theo lưu lượng có sử dụng mã mạng lớp mạng (gọi tắt là mô hình mã mạng) và mô hình truyền theo lưu lượng sử dụng mã mạng lớp vật lý (gọi tắt là mô hình mã mạng lớp vật lý).

Mô hình truyền theo lưu lượng là mô hình thông thường không sử dụng mã mạng. Dữ liệu được định tuyến thành các luồng lưu lượng (nhân bản, chuyển tiếp, nhưng không mã hóa). Đặc tính mạng tập trung vào tính thông lượng của mô hình truyền theo lưu lượng. Khi sử dụng mã mạng, ngoài việc cho phép tất cả các hoạt động có ở mô hình truyền theo lưu lượng mô hình mã mạng còn cho phép tín hiệu nhận được ở mỗi trạm có thể giải mã/mã hóa. Nói cách khác các trạm trung gian có thể truyền các kết quả từ việc áp dụng các hàm ngẫu nhiên với tất cả các bít của dữ liệu nhận được tới đích. Ở điểm đích, tín hiệu giải mã thành các dữ liệu mong đợi. Trong luận văn này, thông lượng mạng MANET truyền theo lưu lượng được ký hiệu là F( )n , C( )n là thông lượng với mô

hình mã mạng lớp mạng và NC( )n là thông lượng khi sử dụng mã mạng lớp vật lý. Tất cả các gói tin là độc lập thống kê với nhau, cho dù chúng tới từ một nguồn hay các nguồn khác nhau.

Theo [12], thông lượng  ( )n (tính theo bít/s) có thể tính được dựa theo mô hình thu được kết quả thông lượng trung bình. Dung lượng của mạng MANET được định nghĩa là thông lượng lớn nhất có thể đạt được với mật độ xác suất cao.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mã mạng lớp vật lý tới dư lượng kênh trong mạng OFDM (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)