Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong thời hạn nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng.
Trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại thì hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng và chính yếu nhất. Khi có được nguồn vốn huy động, Ngân hàng sẽ tìm ra phương hướng để sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả hay nói khác hơn là phải tìm ra biện pháp để khách hàng vay vốn, vừa đáp ứng nhu cầu kinh doanh của khách hàng vừa làm tăng thu nhập cho Ngân hàng, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra.
Qua 3 năm tình hình cho vay có sự biến động tăng giảm không đều. Năm 2012 đạt doanh số cho vay là 605.695 triệu đồng, so với năm 2011 tăng 61.586 triệu đồng, tương ứng tăng 11,3%. Nhưng sang năm 2013 doanh số cho vay đã giảm hơn so với năm 2012 là 35.884 triệu đồng, với tốc độ giảm 5,9%.
Tuy nhiên đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay đã khá hơn đạt 326.420 triệu đồng, so với doanh số cho vay cùng kỳ năm 2013, con số
4.3.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn
Bảng 4.4: Doanh số cho vay hộ gia đình theo thời hạn của Ngân hàng giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm 2012 - 2011 2013 - 2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 529.107 579.588 540.145 50.481 9,5 (39.443) (6,8) Trung - dài hạn 15.002 26.107 29.666 11.105 74,0 3.559 13,6 Tổng cộng 544.109 605.695 569.811 61.586 11,3 (35.884) (5,9)
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mang Thít)
97,2 2,8 95,8 4,2 94,8 5,2 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 Ngắn hạn Trung - dài hạn
Hình 4.1: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn giai đoạn 2011 - 2013
Ngắn hạn
Doanh số cho vay ngắn hạn hộ gia đình chủ yếu tập trung vào cho vay trồng trọt, chăn nuôi và kinh tế tổng hợp. Do đặc tính của trồng trọt và chăn nuôi là có chu kỳ sản xuất ngắn, thường thiếu hụt vốn đầu tư vào đầu mùa vụ và dư thừa vốn vào cuối mùa vụ. Nắm bắt được quy luật đó, Ngân hàng đã đầu tư cho vay với mức lãi suất và mức vay phù hợp nếu các hộ có nhu cầu vốn với mục đích chính đáng. Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 90% trong tổng doanh số cho vay.
Qua bảng số liệu cho thấy, tình hình cho vay ngắn hạn của Ngân hàng có sự biến động qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay là 529.107 triệu đồng,
chiếm 2,8%. Điều này cho thấy cho vay ngắn hạn của Ngân hàng chiếm tỷ trọ ng khá cao trong tổng doanh số cho vay. Năm 2012 mức cho vay này tăng lên 579.588 triệu đồng, tương ứng tăng 50.481 triệu đồng, tốc độ tăng là 9,5%. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng cao như vậy là do nhu cầu sử dụng vốn vào nông nghiệp ngày càng đa dạng, kết hợp nhiều ngành nghề vừa trồng lúa vừa chăn nuôi (heo, bò, cá…) với quy mô nhỏ trên địa bàn. Sang năm 2013, doanh số cho vay đã giảm xuống 540.145 triệu đồng, với tốc độ giảm 6,8%. Doanh số cho vay năm 2013 giảm như thế là do người dân có nhu cầu sử dụng vốn trung - dài hạn nên làm cho doanh số cho vay ngắn hạn giảm nhẹ so với năm 2012.
Bảng 4.5: Doanh số cho vay hộ gia đình theo thời hạn của Ngân hàng giai đoạn 6th2013 - 6th2014 ĐVT: Triệu đồng 6th2014 - 6th2013 Chỉ tiêu 6th2013 6th2014 Số tiền (%) Ngắn hạn 290.666 306.309 15.643 5,4 Trung - dài hạn 15.587 20.111 4.524 29,0 Tổng cộng 306.253 326.420 20.167 6,6
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mang Thít)
94,9 5,1 93,8 6,2 0% 20% 40% 60% 80% 100% 6th2013 6th2014 Ngắn hạn Trung - dài hạn
Hình 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn giai đoạn 6th2013 – 6th2014
Tuy 6 tháng đầu năm không phản ánh chính xác nhưng cũng phần nào phản ánh được tình hình cho vay của Ngân h àng. Doanh số cho vay ngắn hạn 6 tháng
vay ở giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 đã tăng 15.643 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước.
Trung - dài hạn
Mặc dù chiếm tỷ trọ ng nhỏ trong tổng doanh số cho vay nhưng doanh số cho vay trung - dài hạn cũng góp phần tạo ra thu nhập cho Ngân hàng. Nhìn chung doanh số cho vay trung - dài hạn tăng qua 3 năm và kể cả 6 tháng đầu năm 2014. Năm 2012 tốc độ tăng hơn so với năm 2011 lên đến 74%. Sang năm 2013 tuy tốc độ tăng có giảm nhưng doanh số cho vay vẫn cao hơn năm 2012 là 3.559 triệu đồng. Doanh số cho vay qua 3 năm có khởi sắc như thế là do khách hàng trên địa bàn có nhu cầu vốn trung - dài hạn để mua sắm máy móc, nhu cầu xây dựng nhà ở, phương tiện đi lại. Nắm bắt nhu cầu đầu tư để vừa mở rộng tăng trưởng tín dụng vừa đáp ứng vốn cho khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Từ đó giúp mang lại lợi ích cho cả Ngân hàng và khách hàng, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.
Với mức lãi suất được giảm khá thấp ở năm 2014 cùng với xu hướng chuyển dịch mục đích sử dụng vốn từ ngắn hạn sang trung - dài hạn của một số khách hàng, nhằm chuyển sang cơ giới hóa trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, người dân sử dụng nhiều vốn trung - dài hạn để đầu tư cho các phương án, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Và lý do này đã giúp cho doanh số cho vay trung - dài hạn 6 tháng đầu năm 2014 tăng khá cao so với 6 tháng đầu năm 2013, với tốc độ tăng là 29%, tương ứng tăng 4.524 triệu đồng.
4.3.1.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Bảng 4.6: Doanh số cho vay hộ gia đình theo ngành kinh tế của Ngân hàng giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm 2012-2011 2013-2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 267.256 303.000 293.479 35.744 13,4 (9.521) (3,1) Thủy sản 78.109 88.420 67.452 10.311 13,2 (20.968) (23,7) TTCN - TN - DV 143.322 147.490 139.421 4.168 2,9 (8.069) (5,5) Khác 55.422 66.785 69.459 11.363 20,5 2.674 4,0 Tổng cộng 544.109 605.695 569.811 61.586 11,3 (35.884) (5,9)
49,1 14,4 26,3 10,2 50,0 14,6 24,4 11,0 51,5 11,8 24,5 12,2 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 Nông nghiệp Thủy sản TTCN - TN - DV Khác
Hình 4.3: Cơ cấu doanh số cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn 2011 -2013
Nông nghiệp
Huyện Mang Thít là một trong những vùng nông thôn sâu của tỉnh Vĩnh Long, do đó nông nghiệp cũng chính là một trong những ngành đặc thù và là thế mạnh của huyện nên việc cho va y đối với ngành này chiếm tỷ trọng c ao nhất trong các ngành kinh tế đến 50%.
Từ bảng số liệu ta thấy năm 2012 doanh số cho vay ngành nông nghiệp đạt 303.000 triệu đồng, so với năm 2011 tăng 35.744 triệu đồng. Năm 2013 doanh số cho vay đã giảm so với cùng kỳ năm trước với tốc độ 3,1%, tương ứng giảm 9.521 triệu đồng.
Doanh số cho vay ngành nông nghiệp năm 2012 tăng là do người dân trong địa bàn huyện tập trung sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp truyền thống. Họ có kinh nghiệm sản xuất cùng với đặc điểm tự nhiên của huyện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi. Sang năm 2013 tình hình sản xuất gặp khó khăn, một số hộ chưa trả được nợ nên chưa thể vay lại món mới nên làm cho doanh số cho vay có phần giảm.
Đầu năm 2014 nông dân được tiếp cận với phương thức chăn nuôi hiện đại nên họ cần một số vốn để sửa chữa chuồng trại, mua sắm các loại máy móc, cũng như mua con giống hay thức ăn… phục vụ chăn nuôi gia súc gia cầm với quy mô lớn. Từ đó, họ lựa chọn sử dụng nguồn vốn Ngân hàng làm cho nhu cầu vay vốn
Bảng 4.7: Doanh số cho vay hộ gia đình theo ngành kinh tế của Ngân hàng giai đoạn 6th2013 - 6th2014 ĐVT: Triệu đồng 6th2014 - 6th2013 Chỉ tiêu 6th2013 6th2014 Số tiền (%) Nông nghiệp 167.646 181.105 13.459 8,0 Thủy sản 35.317 37.185 1.868 5,3 TTCN - TN - DV 70.602 73.254 2.652 3,8 Khác 32.688 34.876 2.188 6,7 Tổng cộng 306.253 326.420 20.167 6,6
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mang Thít)
54,7 11,5 23,1 10,7 55,5 11,4 22,4 10,7 0% 20% 40% 60% 80% 100% 6th2013 6th2014 Nông nghiệp Thủy sản TTCN - TN - DV Khác
Hình 4.4: Cơ cấu doanh số cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn 6th2013- 6th2014
Thủy sản
Doanh số cho vay ngành thủy sản tăng trưởng không ổn định qua các năm và chiếm tỷ trọng thấp trong các ngành nghề. Cụ thể so với năm 2011, doanh số cho vay ngành thủy sản năm 2012 tăng 13,2%. Nhưng sang năm 2013 doanh số cho vay đã giảm 20.968 triệu đồng so với năm 2012. Với sự tăng giảm không ổn định thế này đến 6 tháng đầu năm 2014 cho vay ngành thủy sản lại tăng hơn so với cùng kỳ năm 2013 là 1.868 triệu đồng.
Đối với ngành thủy sản Ngân hàng cho vay vốn chủ yếu để mua con giống, thức ăn, mở rộng quy mô ao, vuông chăn nuôi cá tra… Doanh số cho vay của ngành có sự biến động và giảm ở năm 2013 là do nhu cầu cá tra trên thị
trường xuất khẩu gặp khó khăn. Nhưng bước sang đầu năm 2014 cá tra đã có thị trường xuất khẩu, do đó người dân mạnh dạng tiếp tục đầu tư vào nuôi cá làm cho doanh số cho vay tăng.
TTCN - TN – DV
Đây là thế mạnh thứ hai sau ngành nông nghiệp của huyện cũng như là một trong những ngành có đóng góp không nhỏ trong việc phát triển kinh tế của huyện, tạo công ăn việc làm cho các lao động nhàn rỗ i giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp trong huyện. Doanh số cho vay của ngành này cũng chiếm tỷ trọng khá cao.
Nhìn chung doanh số cho vay ngành này có sự biến động qua các năm. Năm 2012 doanh số cho vay rất cao đạt mức 147.490 triệu đồng, so với năm 2011 tăng 2,9%. Doanh số cho vay năm 2012 tăng cao là do trong năm 2011 huyện đầu tư nâng cấp và phát triển chợ, mở rộng thị trường hàng hóa và đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và trao đổi hàn g hóa của người dân dẫn đến năm 2012 các hộ gia đình vay vốn Ngân hà ng cao để đầu tư kinh doanh.
Năm 2013 doanh số cho vay cho ngành này giảm 5,5% so với năm 2012. Do việc đầu tư kinh doanh của các hộ đã bảo hòa nên nhu cầu vay vốn Ngân hàng là rất thấp làm cho doanh số cho vay giảm ở giai đoạn này.
Đầu năm 2014 chợ huyện xảy ra vụ cháy khá lớn làm thiệt hại khá nhiều đối với các hộ gia đình kinh doanh tại huyện, do đó để kinh doanh trở lại họ phải sử dụng đến nguồn vốn Ngân hàng nên đã làm cho doanh số cho vay ngành này s áu tháng đầu năm 2014 tăng so với cùng kỳ năm trướ c.
Khác
Cho vay ngành này bao gồm cho vay tiêu dùng, cho vay cơ sở hạ tầng, nhà ở… Tuy chỉ chiếm tỷ trong nhỏ nhưng cho vay ngành khác cũng góp phần làm tăng doanh số cho vay. Ta thấy doanh số cho vay ngành khác tăng đều qua 3 năm và cả 6 tháng đầu năm 2014. Do cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu tiêu dùng hàng ngày càng cao như mua sắm vật dụng trong gia đình, sửa chữa nhà ở, làm kinh tế hộ gia đình… điều này góp phần làm cho doanh số cho vay tăng. Tỷ trọng cho vay các ngành khác qua các năm đều đạt trên 10% so với tổng doanh số cho vay.