Chênh lệch thu - chi là phần đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Do tốc độ giảm của chi phí cao hơn tốc độ giảm của doanh thu nên chênh lệch thu - chi của Ngân hàng tăng lên qua 3 năm. Chính điều này đã cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả, đã m ang lại nguồn thu cao. Cụ thể năm 2011, chênh lệch thu - chi của Ngân hàng là 9.708 triệu đồng, mức chênh lệch này tăng thêm 866 triệu đồng ở năm 2012 tương ứng với 10.574 triệu đồng, với tốc độ tăng là 8,9%. Sang năm 2013 đạt 12.770 triệu đồng, so với năm 2012 tăng 20,8%. Với chênh lệch năm sau cao hơn năm trước, 6 tháng đầu năm 2014 đạt cao hơn 6 tháng đầu năm 2013 là 221 triệu đồng, với tốc độ tăng 3,1%.
Nhìn chung, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua có hiệu quả cao. Để tăng thu nhập, Ngân hàng cần mở rộng hoạt động tín dụng, đầu tư và đa dạng các hoạt động dịch vụ Ngân hàng hơn nữa để giảm bớt rủi ro. Thu từ dịch vụ là nguồn thu có tiềm năng khá lớn, Ngân hàng cần khai thác triệt để nhằm tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu từ hoạt động tín dụng. Vì vậy, Ngân hàng cần nổ lực hơn nữa để giúp cho nguồn thu luôn có sự tăng trưởng.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH HUYỆN MANG THÍT, TỈNH VĨNH LONG 4.1 TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nguồn vốn đóng vai trò quan trọng bởi nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Hoạt động huy động vốn là hoạt động không chỉ có ý nghĩa đối với toàn xã hội bởi vì nó sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế, đồng thời đáp ứng nhu cầu gửi tiền của người dân và cho vay vốn tại chỗ thuận lợi, an toàn.
Là một Ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, với một thị trường khá rộng lớn mà nhu cầu đầu tư vốn đang là vấn đề cần phải giải quyết mới có thể khai thác mọi tiềm năng sản xuất nông nghiệp. Thấy được vấn đề đó, NHNo&PTNT huyện Mang Thít đã chú trọng công tác huy động vốn để chủ động nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng.
Huy động vốn là một trong hai hoạt động chính của Ngân hàng. Chiến lược huy động vốn là sự mở đầu trong công việc kinh doanh tiền tệ của các Ngân hàng, nó mang tính chất thường xuyên và liên tục. Nhìn chung vốn huy động tăng dần qua các năm. So với năm 2011 vốn huy động năm 2012 tăng 15,2%. Sang năm 2013 vốn huy động tiếp tục tăng 7,5% so với năm 2012. Với công tác huy động vốn tốt của Ngân hàng, 6 tháng đầu năm 2014 vốn huy động cao hơn cùng kỳ năm 2013 là 7.566 triệu đồng.
Tiền gửi của dân cư
Mặc dù lãi suất tiền gửi có giảm nhưng do việc đầu tư vào vàng hay bất động sản cũng gặp rủi ro cao nên người dân lựa chọn gửi tiền vào Ngân hàng để được hưởng lãi suất mà lại ít rủi ro. Trong vốn huy động thì tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao hơn các loại còn lại. Cụ thể năm 2012 tiền gửi của dân cư là 282.554 triệu đồng, so với năm 2011 tăng 22.078 triệu đồng. Sang năm 2013 tiền gửi của dân cư tiếp tục tăng với tốc độ 10 ,4% so với năm 2012.
số tiền gửi 6 tháng đầu năm 2014 đạt mức 299.953 triệu đồng, so với cùng kỳ năm 2013 tăng 2,4%.
Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng giai đoạn 2011 - 2013
ĐVT: Triệu đồng Năm 2012-2011 2013-2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền (%) Số tiền (%)
- Tiền gửi của dân cư 260.476 282.554 311.847 22.078 8,5 29.293 10,4 - Tiền gửi của TCKT 130.224 159.978 159.161 29.754 22,8 (817) (0,5) - Phát hành GTCG 69.525 87.831 99.140 18.306 26,3 11.309 12,9
Tổng vốn huy động 460.225 530.363 570.148 70.138 15,2 39.785 7,5
(Nguồn:Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mang Thít)
Tiền gửi của tổ chức kinh tế
Nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng khá cao. Với số tiền gửi 159.978 triệu đồng ở năm 2012, so với năm 2011 đã tăng 29.754 triệu đồng. Do số tiền lớn nên vì mục ti êu an toàn, các tổ chức kinh tế đã lựa chọn gửi tiền vào Ngân hàng, bên cạnh đó cũng phải kể đến uy tín mà nhiều năm Ngân hàng đã tạo dựng giúp Ngân hàng có được lòng tin từ phía khách hàng nên nhu cầu gửi tiền ngày càng cao.
Năm 2013 nền kinh tế gặp khó khăn đã làm cho tiền gửi của tổ chức kinh tế giảm, tuy nhiên tốc độ giảm là không đáng kể chỉ giảm 0,5% so với năm 2012. Sang 6 tháng đầu năm 2014, tình hình lãi suất giảm xuống thấp do đó các tổ chức kinh tế sử dụng vốn của mình để kinh doanh đầu tư bên ngoài nên làm cho tiền gửi của tổ chức kinh tế ở Ngân hàng tiếp tục giảm hơn so với cùng kỳ năm 2013 là 1%.
Phát hành giấy tờ có giá
Tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưng phát hành giấy tờ có giá cũng là công cụ quan trọng để Ngân hàng huy động vốn. Số tiền huy động được từ phát hành giấy tờ có giá của Ngân hàng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2012 phát hành giấy tờ có giá huy động được 87.831 triệu đồng, cao hơn năm 2011 là 18.306 triệu đồng. Sang năm 2013 huy động từ phát hành giấy tờ có giá tiếp tục tăng 12,9% so với năm 2012.
Nhận thấy phát hành giấy tờ có giá giúp huy động vốn khá tốt, do đó sang năm 2014 Ngân hàng tiếp tục mở rộng phát hành giấy tờ có giá. So với 6 tháng đầu năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014 huy động từ phát hành giấy tờ có giá tăng 2,5%.
Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng giai đoạn 6th2014 - 6th2013 ĐVT: Triệu đồng
6th2014 - 6th2013
Chỉ tiêu 6th2013 6th2014
Số tiền (%)
- Tiền gửi của dân cư 293.023 299.953 6.930 2,4 - Tiền gửi của TCKT 149.408 147.864 (1.544) (1,0) - Phát hành GTCG 86.350 88.530 2.180 2,5
Tổng vốn huy động 528.781 536.347 7.566 1,4
(Nguồn:Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mang Thít)
4.2 TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CHUNG CỦA NGÂN HÀNGDoanh số cho vay Doanh số cho vay
Do hiệu quả cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng. Nên trong suốt thời gian hoạt động Ngân hàng đã gắn chặt nghiệp vụ cho vay với sự tồn tại và phát triển của mình.
Với đặc trưng là huyện nông nghiệp, nhu cầu vốn của các hộ gia đình chủ yếu phục vụ cho trồng trọt và chăn nuôi, do đó Ngân hàng tập trung chủ yếu vào cho vay hộ gia đình nhằm mục đích vừa phát triển nông nghiệp huyện nhà, vừa tạo nguồn vốn cho người dân ổn định cuộc sống và cũng nhằm tạo ra nguồn thu cho Ngân hàng. Chính vì vậy ta thấy doanh số cho vay đối với hộ gia đình qua các năm chiếm tỷ trọng khá cao trên 90% trong tổng doanh số cho vay.
Doanh số thu nợ
Công tác thu nợ được xem là một việc hết sức quan trọng và cần thiết trong nghiệp vụ tín dụng, là nguồn đầu tư tín dụng nhằm bảo tồn nguồn vốn hiện có và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Dựa vào công tác thu nợ có thể giúp cán bộ Ngân hàng đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng để có những
Nhìn chung, doanh số thu nợ hộ gia đình chiếm tỷ trọng rất cao trên 90% trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ trong cho vay hộ gia đình đạt hiệu quả rất cao. Do đó Ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với hộ gia đình để giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng.
Bảng 4.3: Tình hình tín dụng chung của Ngân hàng giai đoạn 2011 - 2013 và 6th2014
ĐVT: Triệu đồng
2011 2012 2013 6th2014
Chỉ tiêu
Chung Hộ Chung Hộ Chung Hộ Chung Hộ
DSCV 581.694 544.107 650.211 605.695 584.311 569.811 347.240 326.420
DSTN 553.594 508.161 572.167 545.170 541.150 527.312 329.591 311.216
Dư nợ 357.242 334.479 435.286 395.004 478.447 437.503 470.584 425.412
Nợ xấu 5.323 2.947 6.661 1.257 4.609 1.168 2.853 815
(Nguồn:Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mang Thít)
Dư nợ
Nếu doanh số cho vay phản ánh kết quả hoạt động tín dụng thì dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng. Dư nợ cho vay tại Ngân hàng phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập cho Ngân hàng.
Dư nợ là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay và thu nợ, nó thể hiện số vốn mà Ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo.
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ hộ gia đình cũng chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng dư nợ. Nhận thấy việc thu nợ ở các hộ gia đình đạt hiệu quả cao, do đó Ngân hàng đã mạnh dạng cho vay với đối tượng khách hàng này dẫn đến dư nợ qua các năm của hộ gia đình rất cao.
Nợ xấu
Nợ xấu là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, có tác động đến tín dụng của Ngân hàng và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của người đi vay. Theo quy định hiện hành của NHNo&PTNT Việt Nam, nợ quá hạn phải chịu lãi suất bằng 150% lãi suất nợ trong hạn của món vay đó kể từ ngày chuyển sang nợ quá hạn. Mặt tích cực của việc chuyển nợ quá hạn là đôn đốc các đơn vị, tổ chức, cá nhân
vấn đề không tốt trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ Ngân hàng nào vì vậy việc hạn chế nợ xấu luôn là mục tiêu của các Ngân hàng.
Nhìn chung so với tổng nợ xấu, phần nợ xấu hộ gia đình chiếm tỷ trọng khá thấp. Năm 2011 nợ xấu hộ gia đình chiếm 55,4%, nhưng sang các năm sau, n ợ xấu đã giảm đến dưới 30%. Đ iều này cho thấy các hộ gia đình khi đi vay rất trung thực, sử dụng vốn đúng mục đích, luôn có thiện chí trả nợ cho Ngân hàng nên tình hình nợ xấu được giải quyết khá tốt qua các năm.
Qua đây ta thấy được, cho vay hộ gia đình vừa mang lại hiệu quả vừa ít r ủi ro cho phía Ngân hàng. Đồng thời cũng giúp cho nông dân có vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống, góp phần tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa cho xã hội, thúc đẩy kinh tế huyện phát triển, tăng thu nhập cho người dân. Chính vì điều này mà hộ gia đình đã trở thành đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng.
4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH TẠINGÂN HÀNG NGÂN HÀNG
4.3.1 Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong thời hạn nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng.
Trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại thì hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng và chính yếu nhất. Khi có được nguồn vốn huy động, Ngân hàng sẽ tìm ra phương hướng để sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả hay nói khác hơn là phải tìm ra biện pháp để khách hàng vay vốn, vừa đáp ứng nhu cầu kinh doanh của khách hàng vừa làm tăng thu nhập cho Ngân hàng, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra.
Qua 3 năm tình hình cho vay có sự biến động tăng giảm không đều. Năm 2012 đạt doanh số cho vay là 605.695 triệu đồng, so với năm 2011 tăng 61.586 triệu đồng, tương ứng tăng 11,3%. Nhưng sang năm 2013 doanh số cho vay đã giảm hơn so với năm 2012 là 35.884 triệu đồng, với tốc độ giảm 5,9%.
Tuy nhiên đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay đã khá hơn đạt 326.420 triệu đồng, so với doanh số cho vay cùng kỳ năm 2013, con số
4.3.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn
Bảng 4.4: Doanh số cho vay hộ gia đình theo thời hạn của Ngân hàng giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm 2012 - 2011 2013 - 2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 529.107 579.588 540.145 50.481 9,5 (39.443) (6,8) Trung - dài hạn 15.002 26.107 29.666 11.105 74,0 3.559 13,6 Tổng cộng 544.109 605.695 569.811 61.586 11,3 (35.884) (5,9)
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mang Thít)
97,2 2,8 95,8 4,2 94,8 5,2 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 Ngắn hạn Trung - dài hạn
Hình 4.1: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn giai đoạn 2011 - 2013
Ngắn hạn
Doanh số cho vay ngắn hạn hộ gia đình chủ yếu tập trung vào cho vay trồng trọt, chăn nuôi và kinh tế tổng hợp. Do đặc tính của trồng trọt và chăn nuôi là có chu kỳ sản xuất ngắn, thường thiếu hụt vốn đầu tư vào đầu mùa vụ và dư thừa vốn vào cuối mùa vụ. Nắm bắt được quy luật đó, Ngân hàng đã đầu tư cho vay với mức lãi suất và mức vay phù hợp nếu các hộ có nhu cầu vốn với mục đích chính đáng. Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 90% trong tổng doanh số cho vay.
Qua bảng số liệu cho thấy, tình hình cho vay ngắn hạn của Ngân hàng có sự biến động qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay là 529.107 triệu đồng,
chiếm 2,8%. Điều này cho thấy cho vay ngắn hạn của Ngân hàng chiếm tỷ trọ ng khá cao trong tổng doanh số cho vay. Năm 2012 mức cho vay này tăng lên 579.588 triệu đồng, tương ứng tăng 50.481 triệu đồng, tốc độ tăng là 9,5%. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng cao như vậy là do nhu cầu sử dụng vốn vào nông nghiệp ngày càng đa dạng, kết hợp nhiều ngành nghề vừa trồng lúa vừa chăn nuôi (heo, bò, cá…) với quy mô nhỏ trên địa bàn. Sang năm 2013, doanh số cho vay đã giảm xuống 540.145 triệu đồng, với tốc độ giảm 6,8%. Doanh số cho vay năm 2013 giảm như thế là do người dân có nhu cầu sử dụng vốn trung - dài hạn nên làm cho doanh số cho vay ngắn hạn giảm nhẹ so với năm 2012.
Bảng 4.5: Doanh số cho vay hộ gia đình theo thời hạn của Ngân hàng giai đoạn 6th2013 - 6th2014 ĐVT: Triệu đồng 6th2014 - 6th2013 Chỉ tiêu 6th2013 6th2014 Số tiền (%) Ngắn hạn 290.666 306.309 15.643 5,4 Trung - dài hạn 15.587 20.111 4.524 29,0 Tổng cộng 306.253 326.420 20.167 6,6
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mang Thít)
94,9 5,1 93,8 6,2 0% 20% 40% 60% 80% 100% 6th2013 6th2014 Ngắn hạn Trung - dài hạn
Hình 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn giai đoạn 6th2013 – 6th2014
Tuy 6 tháng đầu năm không phản ánh chính xác nhưng cũng phần nào phản ánh được tình hình cho vay của Ngân h àng. Doanh số cho vay ngắn hạn 6 tháng
vay ở giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 đã tăng 15.643 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước.
Trung - dài hạn
Mặc dù chiếm tỷ trọ ng nhỏ trong tổng doanh số cho vay nhưng doanh số cho vay trung - dài hạn cũng góp phần tạo ra thu nhập cho Ngân hàng. Nhìn chung doanh số cho vay trung - dài hạn tăng qua 3 năm và kể cả 6 tháng đầu năm 2014. Năm 2012 tốc độ tăng hơn so với năm 2011 lên đến 74%. Sang năm 2013 tuy tốc độ tăng có giảm nhưng doanh số cho vay vẫn cao hơn năm 2012 là 3.559 triệu đồng. Doanh số cho vay qua 3 năm có khởi sắc như thế là do khách hàng trên địa bàn có nhu cầu vốn trung - dài hạn để mua sắm máy móc, nhu cầu xây dựng nhà ở, phương tiện đi lại. Nắm bắt nhu cầu đầu tư để vừa mở rộng tăng trưởng tín dụng vừa đáp ứng vốn cho khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Từ đó giúp mang lại lợi ích cho cả Ngân hàng và khách hàng, tạo công ăn việc làm