Một số biện pháp tâm lý giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Luật Giao thông đƣờng bộ trên truyền hình, panô, áp phích và BQC:

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông luật giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội (Trang 94 - 103)

Luật Giao thông đƣờng bộ trên truyền hình, panô, áp phích và BQC:

Ở câu 11, chúng tôi đưa ra các ý kiến để người dân lựa chọn và đóng góp nhằm xây dựng những chương trình tuyên truyền ATGT trên truyền hình, cũng như panô, áp phích và BQC hấp dẫn hơn, từ đó đưa ra một số biện pháp tâm lý nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động này.

3.6.1. Nâng cao hiệu quả HĐTTLGTĐB trên truyền hình

Qua ĐTB các phương án từ 3,67 (phương án 11a6) đến 4,11 (phương án 11.7), chúng tôi ghi nhận thái độ quan tâm và mong muốn nâng cao hiệu quả các chương trình tuyên truyền, giáo dục ATGT trên truyền hình của người dân Thủ đô. Phương án 11a7 “nâng cao tính tương tác với khán giả: tiếp nhận ý kiến đóng góp, cung cấp thông tin, trả lời câu hỏi, nâng cao giá trị giải thưởng…” nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ nhất với ĐTB là 4,11; trong số 93% khách thể đồng ý với ý kiến này, 64% người dân được hỏi thể hiện sự nhất trí ở mức độ cao. Thực tế cho thấy, những chương trình truyền hình tương tác nơi người dân có cơ hội thể hiện bản thân, phát huy tính tích cực của mình như một chủ thể truyền thông ATGT thông qua việc tham dự chương trình: xuất hiện như nhân vật trong chương trình, nhắn tin trả lời câu hỏi; gọi điện/ gửi thư…cung cấp thông tin, bày tỏ quan điểm…luôn hấp dẫn khán giả.

Đại đa số khán giả đã thể hiện sự quan tâm và mong muốn nâng cao hiệu quả của nội dung truyền thông. 96% khách thể tán thành ý kiến 11a1 “Bản tin, phóng sự cần cập nhật những tin tức, nghị định mới nhất về LGTĐB, con số thống kê tình hình vi phạm LGTĐB,

các thông tin về hoạt động của các phương tiện, tuyến giao thông… Thông điệp ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ”, trong đó, tỉ lệ khách thể “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” là 77%; ĐTB phương án là 3,97 đã cho thấy nhu cầu nhận thức cập nhật những thông tin ATGT đa dạng, mang tính thời sự, chính xác; thông điệp được trình bày ngắn gọn, súc tích của người dân. Bên cạnh đó, 99% người dân cũng cho rằng việc “Xây dựng nội dung các chương trình theo chủ đề hàng tháng, hàng tuần” 11a2 sẽ tạo điều kiện cho người dân dễ dàng theo dõi và ghi nhớ, ĐTB của phương án này là 3,9. Những mong muốn này hoàn toàn phù hợp với cảm xúc và thái độ của người dân, cũng như biểu thị nhu cầu nhận thức của họ đối với hình ảnh, nội dung/ thông điệp truyền thông mà chúng tôi đã phân tích ở mục 3.2. Đồng thời góp phần khẳng định tác động của yếu tố tần suất truyền thông đối với hiệu quả nhận thức, ghi nhớ thông điệp ATGT trên truyền hình.

Yếu tố hình ảnh cũng nhận được sự quan tâm, góp ý của đại đa số khách thể. 98% khách thể ghi nhận hiệu quả của những “hình ảnh đẹp, thực tế, gần gũi chân thực, sống động: vi phạm LGTĐB, TNGT… đem đến những rung cảm sâu sắc cho người xem” (11a4); trong đó 68% khách thể đánh giá hiệu quả xúc cảm mạnh mẽ của những hình ảnh này. ĐTB của phương án này là 3,92 đã phản ánh sự nhất trí cao của người dân về những hình ảnh TNGT thực tế, thương tâm sẽ mang lại hiệu quả nhận thức và ghi nhớ hình ảnh, thông điệp ATGT, nhắc nhở người dân tôn trọng LGTĐB khi tham gia GT để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người. Ngoài ra, thông qua việc lựa chọn phương án 11a6 “chương trình có nhân vật, khách mời là những người nổi tiếng”, 93% khách thể cũng cho rằng hình ảnh, uy tín của người nổi tiếng sẽ giúp chương trình thu hút được nhiều khán giả, ĐTB lựa chọn của các khách thể là 3,67, tỉ lệ khán giả nhất trí cao với phương án này là 60%.

Thực tế cho thấy, các chương trình được phát sóng trong khung “giờ vàng”, trên các kênh truyền hình quốc gia, truyền hình trả tiền hấp dẫn đã thu hút được lượng lớn các khán giả truyền hình quan tâm, theo dõi. Nhận thức rõ ảnh hưởng của yếu tố thời điểm phát sóng,

quy mô truyền thông, 97% người dân đồng ý rằng cần “phát sóng trong khung “giờ vàng”, trên nhiều kênh truyền hình trung ương, truyền hình cáp và truyền hình địa phương” (11a5) để thông tin ATGT đến với đông đảo người dân, ĐTB của phương án này là 3, 86. Bên cạnh đó, theo ý kiến của 97% khách thể, trong đó 70% người dân đánh giá cao hiệu quả của cơ chế phản hồi trong hoạt động truyền thông thì để nâng cao hiệu quả của các chương trình truyền hình ATGT cần “định kỳ tổ chức điều tra ý kiến khán giả để củng cố và xây dựng những chương trình đáp ứng yêu cầu của người xem” (11a9). Hình thức điều tra này sẽ giúp nhà truyền thông nắm được những đặc điểm tâm lý của khán giả: nhu cầu nhận thức, mức độ ghi nhớ nội dung, thông điệp, hình ảnh tuyên truyền ATGT , thói quen xem truyền hình… để điều chỉnh cho phù hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông. Cũng chính nhờ biện pháp trưng cầu ý kiến khán giả này mà qua nhiều năm, chương trình “Tôi yêu Việt Nam” đã trở thành chương trình truyền hình ATGT lâu năm và được người dân Hà Nội quan tâm, yêu thích nhất.

Với ĐTB là 3,84, 98% người dân được hỏi đã đồng ý rằng, để nâng cao hiệu quả của các chương trình phổ biến, giáo dục ATGT trên truyền hình, cần đa dạng hóa hình thức thể hiện, nâng cao số lượng, chất lượng chương trình gameshow, TVC, bản tin, phóng sự về LGTĐB (11a3) – những sản phẩm truyền hình phổ biến và được nhiều người dân quan tâm nhất. Ngoài ra, yếu tố âm thanh trong các chương trình truyền hình cũng giành được nhiều sự lưu tâm của các khách thể. Trong 96% khách thể ghi nhận hiệu quả của yếu tố này, 64% khách thể đồng ý và hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng “Phát thanh viên có giọng nói dễ nghe, nhạc hiệu chương trình lôi cuốn…” (11a8) sẽ tăng thêm sức hấp dẫn cho chương trình.

3.6.2 Nâng cao hiệu quả HĐTTLGTĐB bằng panô, áp phích, BQC:

Kết quả nghiên cứu ĐTB các phương án từ 3,84 (11b8) đến 4,54 (11b5) cho thấy sự quan tâm, mong muốn nâng cao hiệu quả của các HĐTTLGTĐB bằng panô, áp phích, BQC

được khách thể quan tâm nhận nhiều hơn cả. 98% người dân được hỏi đã khẳng định “Nên sử dụng hình ảnh kèm thông điệp nhằm gia tăng hiệu quả chú ý, ghi nhớ” (11b6), trong đó tỉ lệ nhất trí mạnh mẽ với hình thức thể hiện này là 67% khách thể, ĐTB của phương án này là 4,34 cho thấy đại đa số khách thể đánh giá cao hiệu quả của những mẫu panô, áp phích, BQC sử dụng hình ảnh hợp lý liên kết với nội dung, thông điệp ATGT. Kết quả nhận thức và ghi nhớ BQC (mục 3.2.1.3) đã khẳng định những tấm panô, áp phích, BQC có sử dụng kết hợp cả hình ảnh và thông điệp một cách hợp lý, trực quan được người dân nhận thức chính xác và ghi nhớ tốt hơn thông điệp ATGT. Về hình ảnh sử dụng trong các BQC, với ĐTB cao nhất – 4,54 thể hiện sự hoàn toàn nhất trí về hiệu quả xúc cảm mạnh mẽ và tác động nhận thức mà các hình ảnh TNGT thực tế mang lại, 97% khách thể cho rằng nên “sử dụng hình ảnh thật, sống động khi tham gia GT, các lỗi vi phạm GT, tai nạn GT” 11b5 để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục; 76% người dân ủng hộ biện pháp này trong đó tỉ lệ người “hoàn toàn đồng ý” là 36%. Bởi vậy, theo chúng tôi, trong mẫu BQC truyền thông các nội dung liên quan đến tác hại của rượu, bia; điều khiển xe gắn máy vượt quá tốc độ cho phép hay nội dung học sinh chưa đủ tuổi không được điều khiển xe gắn máy…cần sử dụng những hình ảnh khắc họa rõ nét hậu quả TNGT thực tế sẽ đem lại hiệu quả tác động mạnh mẽ hơn. Mặt khác, 70% trong 93% khách thể ghi nhận hiệu quả của “hình ảnh minh hoạt bằng hoạt hình, hài hước, vui nhộn” (11b9) đã bày tỏ sự tin tưởng mạnh mẽ vào hiệu quả thu hút chú ý của những hình ảnh này. Điều này mở ra một cách tiếp cận mới mẻ để chuyển tải các thông điệp ATGT, nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. Mặc dù vậy, các vấn đề của GT luôn nhạy cảm, đòi hỏi người làm truyền thông phải thực sự nắm rõ mục đích, thông điệp, nội dung truyền thông kết hợp với những nghiên cứu tâm lý của các khách thể; có như vậy thì những sản phẩm truyền thông sử dụng hiệu quả các hình ảnh hoạt hình, hóm hỉnh mà không gây phản cảm.

Nội dung, cách trình bày thông điệp ATGT trên panô, áp phích, BQC cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tuyên truyền của các sản phẩm này. Với ĐTB là 4,34; 74% trong số

94% người tham gia GT nhận định “thông điệp ngắn gọn, súc tích, rõ nghĩa” 11b3 làm tăng hiệu quả ghi nhớ thông điệp LGTĐB đã hoàn toàn nhất trí về hiệu quả dễ dàng tiếp thu, ghi nhớ của những thông điệp ATGT được trình bày ngắn gọn, súc tích và rõ nghĩa. Đối với các mẫu quảng cáo, bên cạnh việc chuyển tải slogan của chiến dịch, cần chú ý đến lượng thông tin xuất hiện một cách hợp lý, để người dân dễ dàng tiếp thu thông điệp truyền thông. Bên cạnh đó, các thông điệp, nội dung ATGT trên panô, áp phích cũng cần được thể hiện ngắn gọn, súc tích, tuân thủ quy luật trí nhớ của con người trong giới hạn 5±2; tránh việc lạm dụng chuyển tải quá nhiều thông tin trên một sản phẩm truyền thông khiến người dân bối rối, khó theo dõi, nắm bắt và ghi nhớ. Ngoài ra, theo quan điểm của chúng tôi, tất cả các mẫu panô, áp phích, BQC cần được trình bày bằng tiếng Việt để người dân dễ dàng nắm bắt trọn vẹn nội dung, ghi nhớ chính xác thông điệp ATGT. Chỉ nên thiết kế mẫu quảng cáo song ngữ/ hoặc bằng tiếng Anh trong 1 số ít trường hợp, hướng tới những đối tượng khách thể riêng biệt như người nước ngoài, tại các sân bay, ga tàu, đường cao tốc… Bên cạnh đó, phản ánh nhu cầu nhận thức đầy đủ, phong phú và chính xác các quy tắc LGTĐB, 95% khách thể đồng tình với ý kiến 11b2 “nội dung truyền thông phong phú, đa dạng, cần được ghi rõ trích lục” góp phần nâng cao nhận thức ATGT; tỉ lệ người dân “đồng ý” và rất “đồng ý” là 73%, ĐTB là 4,33. Thực tế cũng cho thấy, không phải người dân nào cũng có nhu cầu, điều kiện hoặc ý thức tự tìm hiểu LGTĐB một cách đầy đủ, chính xác. Do đó, cần có nhiều panô, áp phích giáo dục ATGT trích dẫn các nội dung, nhất là quy định mới để người dân thuận tiện quan sát và nắm bắt một cách chính xác khi tham gia GT.

Ngoài ra, 90% khách thể cho rằng, để nâng cao hiệu quả HĐTTLGTĐB trên panô, áp phích, BQC thì “thông tin cần được trình bày trực quan, cụ thể, ở vị trí người tham gia GT dễ quan sát” 11b1; để người dân dễ dàng nắm bắt mà vẫn đảm bảo lưu thông an toàn. Trong đó, 76% khách thể đã “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” với giải pháp này. Thực tế cho thấy, đa số

trường học, bệnh viện, các cơ quan, tại các cửa ngõ Thủ đô…tuy nhiên, tại nhiều địa điểm, vẫn còn nhiều BQC chưa được lắp đặt hợp lý, khiến người tham gia GT gặp khó khăn khi quan sát và tiếp nhận thông tin ATGT, do đó mà ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả ghi nhớ thông điệp. Ngoài ra, cách thể hiện trên các panô, BQC cũng vô cùng quan trọng, cần đảm bảo tính trực quan, cụ thể, rõ nghĩa giúp người dân dễ dàng lĩnh hội, ghi nhớ.

Hình 3.4: Áp phích “đã uống rượu, bia thì không lái xe” treo trên xe thi hành công vụ của lực lượng CSGT.

Chú ý đến tác động của màu sắc, hình thức trong trình bày thông điệp, 95% người dân được hỏi đồng ý “thông điệp in màu/ in nổi, trình bày đẹp” 11b4 sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chú ý và ghi nhớ thông điệp ATGT, ĐTB của phương án này là 3,84. Do đó, khi thiết kế các mẫu panô, áp phích, BQC cần chú ý đến các quy luật “hình – nền”, các quy luật “tính lựa chọn của tri giác”…để sử dụng màu sắc hợp lý, thể hiện thông điệp truyền thông qua việc tác động bằng hình ảnh, gợi nên ở người xem những cảm xúc, rung động như mong muốn. Thực tế cho thấy các nhà truyền thông đã thực hiện pháp này một cách tương đối hiệu quả: những áp phích tuyên truyền ATGT thường in thông điệp màu vàng trên nền đỏ để thu hút sự chú ý; mẫu BQC về tác hại của việc không đội MBH, ngày tưởng niệm nạn nhân TNGT… thường có màu đen, xám tạo mối dây liên hệ cảm xúc đau buồn, tang thương…

Bên cạnh đó, với ĐTB là 3,93; 96% khách thể cũng nhất trí rằng để tăng cường hiệu quả của hình thức tuyên truyền này cần triển khai lắp đặt nhiều BQC, panô, áp phích mang thông điệp ATGT, “đặt ở tất cả các tuyến phố, các nút GT trọng điểm; định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng.” (11b7) để các nội dung này đến được với nhiều người dân hơn, tần suất lớn hơn, nâng cao nhận thức về ATGT và ý thức Luật của người dân Thủ đô. Trong số 76% khách thể ủng hộ phương án này nhóm người dân hoàn toàn đồng ý chiếm 30%. Mặt khác, đề cao hiệu quả thẩm mỹ, tính năng động của bảng tuyên truyền ATGT điện tử, 93% khách thể đã lựa chọn phương án 12b8 “Ở những tuyến phố nhiều quan trọng, có mật độ lưu thông lớn, quanh các thắng cảnh, pano, áp phích, BQC nên được thể hiện bằng bảng điện tử thay vì in, phun để nâng cao tính mỹ quan, hiện đại và dễ dàng cập nhật”. Tỉ lệ khách thể nhất trí cao với phương án này là 72%, ĐTB là 3,84. Tuy nhiên, từ thực tế BQC điện tử truyền thông ATGT được lắp ở cầu vượt Ngã Tư Sở, hầm đường bộ Kim Liên đặt ra yêu cầu với các cơ quan chức năng cần làm tốt hơn nữa vai trò của mình, có những nghiên cứu vị trí lắp đặt phù hợp, thuận tiện cho người tham gia GT quan sát mà vẫn lưu thông an toàn; tránh tình trạng BQC thương mại của đơn vị tài trợ xã hội hóa HĐTTLGTĐB “nuốt gọn” bảng điện tử tuyên truyền ATGT, khiến người dân khó có thể tập trung theo dõi thông tin được truyền thông.

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả của HĐTTLGTĐB trên truyền hình, cần xây dựng những chương trình truyền hình có tính tương tác cao; nâng cao chất lượng, số lượng các sản phẩm truyền hình được nhiều người quan tâm: bản tin, chương trình truyền hình thực tế, phim quảng cáo… mang thông điệp ATGT. Nội dung truyền thông ATGT đa dạng, đầy đủ, được cập nhật liên tục theo những chủ đề hàng tuần, hàng tháng để người dân tiện theo dõi; thông điệp cần được thiết kế ngắn gọn, xúc tính. Nên sử dụng những hình ảnh đẹp, thực tế, sống động: vi phạm LGTĐB, TNGT hay hình ảnh người nổi tiếng để thu hút sự chú ý, nhận thức và ghi nhớ của người xem. Cần định kỳ điều tra ý kiến khán giả để nắm bắt kịp thời đặc điểm

Đối với hình thức tuyên truyền LGTĐB qua panô, áp phích, BQC, nên sử dụng những hình ảnh thật, sống động gợi nhiều cảm xúc; nội dung phong phú, trích lục chính xác; thông điệp được trình bày ngắn gọn, xúc tích, rõ nghĩa, đảm bảo tính thẩm mỹ, liên kết với hình ảnh minh họa, thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Nên nghiên cứu và lắp đặt thêm nhiều BQC, panô, áp phích một cách hợp lý tại tất cả những tuyến phố, nút GT trọng điểm để gia tăng hiệu quả của hoạt động này.

Đồng thời, để HĐTTLGTĐB thật sự có hiệu quả, cần có sự đồng bộ, thống nhất trong việc nội dung, thông điệp và hình ảnh truyền thông ở tất cả các hình thức, phương tiện truyền thông, nhằm chuẩn hóa, củng cố và khắc sâu, hình thành mối liên kết giữa các yếu tố này

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông luật giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội (Trang 94 - 103)