Phƣơng pháp nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông luật giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội (Trang 46 - 62)

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Phương pháp này được sử dụng cho cả hai giai đoạn nghiên cứu lý luận và giai đoạn nghiên cứu thực tiễn. Nội dung và mục đích đã được chúng tôi trình bày trong phần "Tổ chức nghiên cứu lý luận".

2.3.2 Phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi:

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu sử dụng phương pháp dùng bảng hỏi dựa trên những cơ sở sau.

2.3.2.1 Giai đoạn thiết kế bảng hỏi:

- Mục đích: Hình thành nội dung sơ bộ cho các bảng hỏi.

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu.

- Khách thể nghiên cứu: 2 nhà truyền thông LGTĐB, 3 nhà hoạt động truyền thông; 5 người dân.

- Cách tiến hành: chúng tôi thực hiện việc khai thác thông tin thực tế về vấn đề thực trạng tổ chức, thực hiện HĐTTLGTĐB từ các khách thể: nội dung, hình thức, phương tiện, thời gian, địa điểm; quan sát các HĐTTLGTĐB tại địa bàn nghiên cứu. Sau đó đối chiếu với nội dung rút ra từ nghiên cứu lý luận, xác định rõ hơn các yếu tố cần khảo sát phục vụ mục đích nghiên cứu của đề tài.

- Số lượng: 12 câu hỏi được chia làm 3 nhóm, chủ yếu là các câu hỏi đóng và một số câu hỏi đóng kèm phương án mở. (Phụ lục 1)

Ở nhóm câu hỏi này, từ mục đích tìm đặc điểm HĐTTLGTĐB ở Hà Nội, chúng tôi đưa ra các phương án và yêu cầu người dân cho biết quan điểm bằng việc khoanh tròn 1 trong 5 thang điểm từ thấp đến cao, biểu thị mức độ tiếp xúc/ đánh giá hiệu quả. Trong đó, câu hỏi 2 nhằm tìm hiểu hình thức/ phương tiện truyền thông ATGT và hiệu quả của chúng trong HĐTTLGTĐB ở Hà Nội. Câu hỏi 3 được chúng tôi xây dựng nhằm tìm hiểu nội dung truyền thông LGTĐB ở Hà Nội. Ở câu 3b, 3c chúng tôi đưa ra các câu hỏi mở nhằm tìm hiểu nội dung tuyên truyền ATGT phổ biến, hiệu quả nhất và nội dung tuyên truyền mà người dân cần được truyền thông tốt hơn. Câu hỏi 5 nhằm xác định thời gian/ tần suất của HĐTTLGTĐB.

 Nhóm câu hỏi 1, 6, 7, 8, 10, 12 nhằm tìm hiểu tác động tâm lý của HĐTTLGTĐB đối với người dân Hà Nội

Câu hỏi 1, chúng tôi đề xuất 5 mức độ quan trọng nhằm tìm hiểu nhận thức của người dân Hà Nội về vai trò, đối tượng của HĐTTLGTĐB ở Hà Nội.

Ở câu hỏi 10, chúng tôi tìm hiểu nhận thức của người dân đối với một số sản phẩm truyền thông LGTĐB trên truyền hình; mức độ ghi nhớ thông điệp panô, áp phích, BQC thông qua việc yêu cầu người dân bày tỏ mức độ quan tâm theo dõi và điền thông điệp cho mẫu quảng cáo ATGT. Kết quả thu được từ câu 10 còn giúp chúng tôi có bổ sung, làm rõ các vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhận thức HĐTTLGTĐB của người dân.

Câu hỏi 12 được chúng tôi thiết kế nhằm tìm hiểu đặc điểm chiến dịch truyền thông “Hãy đội MBH”, những tác động tâm lý của hoạt động truyền thông ATGT này đến nhận thức, hành vi chấp hành đội MHB của người dân Hà Nội.

Ở câu hỏi 6, chúng tôi tìm hiểu cảm xúc của người dân đối với nội dung, hình ảnh tuyên truyền ATGT bằng cách yêu cầu người dân cho biết xúc cảm thường xuyên khi tiếp xúc với các HĐTTLGTĐB. Bên cạnh đó, câu hỏi 7 được thiết kế nhằm nghiên cứu thái độ của các khách thể đối với các hoạt động truyền thông ATGT. Nhằm tìm hiểu tác động tâm lý của

HĐTTLGTĐB đến hành vi của người dân, chúng tôi đưa ra câu hỏi 8. Trong đó, câu 8a cho thấy mức độ chú ý của người dân đối với HĐTTLGTĐB và câu 8b cho biết hành vi tham gia GT cũng như tác động của hoạt động tuyên truyền đến người dân khi tham gia GT.

 Nhóm câu hỏi 5, 9, 11 chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến HĐTTLGTĐB ở HN:

Qua câu hỏi 5, chúng tôi mong muốn làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành nên HĐTTLGTĐB: chủ thể; hình ảnh; nội dung/ thông điệp truyền thông và hình thức, quy mô/ tần suất truyền thông.

Câu hỏi 9 được xây dựng nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của HĐTTLGTĐB, tác động của một số yếu tố như: trình độ văn hóa, kinh nghiệm, thói quen tham gia GT của người dân, cơ sở vật chất GT, các biện pháp cưỡng chế hay sự có mặt của cảnh sát GT… đến hành vi chấp hành Luật khi tham gia GT của các khách thể.

Ở câu hỏi 11, chúng tôi yêu cầu các khách thể bày tỏ quan điểm đi sâu làm rõ mối quan tâm của người dân Hà Nội đối với các HĐTTLGTĐB trên truyền hình, panô, áp phích, BQC, bằng cách cho biết mức độ đồng ý theo 5 mức . Từ đó, chúng tôi ghi nhận một số biện pháp tâm lý giáo dục nhằm giúp cho các sản phẩm truyền thông này ngày càng thu hút được người xem và phát huy hiệu quả phổ biến, giáo dục. Đối với các HĐTTLGTĐB trên truyền hình, chúng tôi tập trung làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố hình ảnh, nội dung, giờ phát sóng, âm thanh, tính tương tác…Với hình thức tuyên truyền qua panô, áp phích, BQC, chúng tôi chú trọng tới cách tình bày nội dung, thông điệp, hình ảnh và vị trí đặt panô, áp phích, BQC.

Phần thu thập thông tin cá nhân bao gồm: giới tính, tuổi, nghề nghiệp, phương tiện GT hàng ngày, tình trạng hôn nhân và học vấn giúp chúng tôi trong quá trình phân tích số liệu. 2.3.2.2 Giai đoạn khảo sát thử nhằm hoàn thiện bảng hỏi:

- Mục đích: xác định độ tin cậy và độ giá trị của bảng hỏi để tiến hành chỉnh sửa những câu hỏi không đạt yêu cầu.

- Phương pháp nghiên cứu: Trong giai đoạn này, chúng tôi sử dụng bảng hỏi cá nhân và phương pháp thống kê toán học.

- Khách thể nghiên cứu: 20 người dân tại 5 quận thuộc địa bàn nghiên cứu. 2.3.2.3 Giai đoạn điều tra chính thức sau khi các bảng hỏi đã được chỉnh sửa

- Mục đích: Nghiên cứu thực trạng HĐTTLGTĐB: thực trạng, nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng và sự chú ý của người dân đối với hoạt động này; phân tích trường hợp điển hình: các yếu tố tác động, hiệu quả của chiến dịch truyền thông “Hãy đội MBH”

- Các phương pháp nghiên cứu: Bảng điều tra ý kiến viết dành cho cá nhân (Phụ lục 1)

- Khách thể nghiên cứu: 200 người dân có độ tuổi từ 18 trở lên, hiện đang sinh sống, học tập, làm việc tại 5 quận: Quận Long Biên, Quận Hai Bà Trưng, Quận Đống Đa, Quận Hoàn Kiếm, Quận Cầu Giấy.

2.3.2.4 Giai đoạn xử lý và phân tích dữ liệu thu được:

- Mục đích: Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 16.0 để phân tích số liệu thu được từ phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi nhằm phân tích thực trạng của HĐTTLGTĐB, chỉ ra thực trạng, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng, khẳng định giả thuyết nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp: Phân tích định lượng bằng phương pháp thống kê toán học. Dựa trên thang đo đã được mã hóa cho từng câu hỏi, chúng tôi tính điểm trung bình (ĐTB), tỉ lệ % từng mức độ. Trong những trường hợp tìm mối tương quan giữa hai chỉ số, chúng tôi dung đơn vị tính là người/ khách thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Thang đánh giá định lượng 5 mức độ:

Trên cơ sở ĐTB thu được, chúng tôi chia ra các mức độ sau : - Mức 1: ĐTB từ 0 - 1,8: Rất kém

- Mức 3: ĐTB từ 2,6 - 3,4: Trung bình - Mức 2: ĐTB từ 3,4 - 4,2: Tốt

- Mức 3: ĐTB từ 4,2 – 5,0: Rất tốt

 Bảng đánh giá định tính HĐTTLGTĐB trên địa bàn Hà Nội:

Dựa trên những mức độ thường xuyên quan tâm, tiếp xúc, chú ý đến nội dung/ thông điệp, hình ảnh; hình thức/ phương tiện truyền thông LGTĐB và hành vi chấp hành LGTĐB, chúng tôi đưa ra bảng đánh giá định tính 5 mức độ như sau:

Bảng 2.1: Bảng đánh giá định tính HĐTTLGTĐB trên địa bàn Hà Nội TT Nội dung/ thông điệp,

hình ảnh Hình thức, phương tiện

Hiệu quả

Rất tốt

Người dân hài lòng, ghi nhớ trọn vẹn, chính xác nội dung/ thông điệp, hình ảnh truyền thông.

Người dân thích thú, thường xuyên theo dõi đón xem.

Người dân thường xuyên tự giác chấp hành nghiêm túc LGTĐB, tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện. Tốt

Người dân hài lòng với nội dung, hình ảnh truyền thông, ghi nhớ chính xác nội dung/ thông điệp hình ảnh truyền thông.

Người dân chú ý, thường xuyên theo dõi chương trình.

Người dân chấp hành tương đối nghiêm túc LGTĐB.

Trung bình

Người dân nửa hài lòng, nửa không hài lòng nội dung, hình ảnh truyền thông, ghi nhớ một phần nội

Người dân nửa quan tâm, nửa không quan tâm, thỉnh thoảng theo dõi chương trình.

Người dân chấp hành tương đối nghiêm túc LGTĐB, nhưng thỉnh thoảng vi phạm quy tắc ATGT.

ảnh truyền thông.

Kém

Người dân không đồng tình với nội dung, hình ảnh truyền thông; ghi nhớ đúng một phần hoặc sai lệch nội dung/ thông điệp hình ảnh truyền thông.

Người dân ít quan tâm, hiếm khi theo dõi chương trình.

Người dân thỉnh thoảng chấp hành nghiêm túc LGTĐB khi có sự có mặt của lực lượng CSGT, thường xuyên vi phạm quy tắc ATGT. Rất kém

Người dân hoàn toàn không quan tâm tới nội dung, hình ảnh truyền thông; hoàn toàn không quan tâm/chú ý tới nội dung/ thông điệp hình ảnh truyền thông.

Người dân không bao giờ quan tâm, chú ý đến chương trình.

Người dân tham gia giao thông một cách tùy tiện, không tuân thủ LGTĐB.

2.3.3 Phương pháp phỏng vấn:

- Mục đích nghiên cứu: Bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu thập được thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu, làm cơ sở xây dựng bảng hỏi và bổ sung thông tin cho phương pháp điều tra bảng hỏi, qua đó thấy được những nét sắc thái của từng cá nhân khách thể chịu tác động mạnh mẽ của HĐTTLGTĐB. (Xem tại phụ lục 1) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cách thức tiến hành: Phỏng vấn sâu kết hợp quan sát hành vi, thái độ, cử chỉ phi ngôn ngữ.

2.3.4. Phương pháp quan sát:

- Mục đích: Hỗ trợ cho phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm bổ sung thông tin khách quan về thực trạng HĐTTLGTĐB và hỗ trợ phương pháp phỏng vấn để đánh giá thái độ trung thực của khách thể khi được phỏng vấn.

2.3.5 Phương pháp xử lý kết quả điều tra bằng phương pháp thống kê toán học:

Sử dụng phương pháp xử lý số liệu SPSS phiên bản 16.0 để xử lý số liệu thu được từ các số liệu quan sát và điều tra ý kiến bằng bảng hỏi đã nhận được nhằm phân tích thực trạng ảnh hưởng của hoạt động truyền thông tới ý thức chấp hành LGTĐB, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng, khẳng định giả thuyết nghiên cứu của đề tài.

Tiểu kết chương 2:

Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm phía Bắc, có dân cư đa dạng với nền tảng văn hóa - xã hội khác nhau. Mật độ giao thông đường bộ rất lớn, thường bị quá tải, xảy ra ùn tắc, vi phạm do cơ sở vật chất giao thông chưa đáp ứng đủ nhu cầu, lượng phương tiện đi lại giă tăng liên tục và thiếu ý thức tôn trọng LGTĐB của người dân.

Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 11/ 2009 đến tháng 12/ 2012 trên 200 khách thể từ 18 tuổi trở lên, sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn 5 quận có những nút GT trọng điểm, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, vi phạm LGTĐB và TNGT của Hà Nội: Quận Long Biên, Quận Hai Bà Trưng, Quận Đống Đa, Quận Hoàn Kiếm, Quận Cầu Giấy. Phương pháp “nghiên cứu tài liệu” và “điều tra viết bằng bảng hỏi” là những phương pháp nghiên cứu chính. Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học – phần mềm SPSS 16.0. HĐTTLGTĐB được đánh giá trên phương pháp định lượng và định tính theo 5 mức độ: Rất kém; Kém; Trung bình; Tốt; Rất tốt.

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Thực trạng hoạt động truyền thông Luật giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội:

3.1.1 Phương tiện, tần suất của HĐTTLGTĐB ở Hà Nội:

Ở câu hỏi 2a, qua việc điều tra mức độ tiếp xúc với các phương tiện truyền thông LGTĐB, ĐTB chung là 3,17 cho thấy người dân Hà Nội tiếp xúc với các phương tiện truyền thông ATGT ở mức độ trung bình. 3 phương tiện tuyên truyền, giáo dục ATGT được tiến hành thường xuyên nhất là truyền hình, internet và panô, áp phích, BQC. Việc truyền thông qua sách báo, tạp chí; đài phát thanh trung ương và địa phương; hình thức “sân khấu hóa” được tiến hành chủ yếu ở mức thỉnh thoảng. Hoạt động tuyên truyền bằng hình thức “hội nghị, triển lãm tranh, ảnh ATGT” và “tờ rơi” còn kém thường xuyên.

Bảng 3.1 Mức độ tiếp xúc các phương tiện truyền thông LGTĐB (%)

TT Phương tiện truyền thông LGTĐB trên địa bàn Hà Nội

Mức độ tiếp xúc ĐTB Khôn g bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thườn g xuyên Rất thường xuyên 1 Đài truyền hình 2 6 29 33 30 3,83

2 Đài phát thanh trung ương và địa phương 7 25 19 30 19 3,29

3 Internet 5 14 29 35 17 3,45

4 Sách, báo, tạp chí 5 17 33 30 15 3,33

5 Pano, áp phích, BQC 4 20 28 26 22 3,42

6 Tờ rơi 24 35 17 17 7 2,48

7 Hội nghị, triển lãm tranh, ảnh 25 27 28 9 11 2,54

8 Sân khấu hóa: vở kịch, tiểu phẩm, hội thi

Kết quả khẳng định giả thiết nghiên cứu ban đầu của chúng tôi: “truyền hình” là hình thức truyền thông LGTĐB phổ biến nhất trên địa bàn Hà Nội với 98% khách thể đã tiếp xúc với HĐTTLGTĐB qua phương tiện này, trong đó 30% khách thể rất thường xuyên tiếp xúc với các thông tin tuyên truyền ATGT trên truyền hình. Panô, áp phích, BQC là phương tiện tuyên truyền ATGT phổ biến thứ 2 với 96% người dân tiếp xúc, trong đó số người rất thường xuyên tiếp cận với hình thức tuyên truyền này chiếm tỉ lệ 22%.

Nhằm điều tra hiệu quả của các phương tiện truyền thông LGTĐB, chúng tôi đã xây dựng câu hỏi 2b “Xin ông/ bà vui lòng đánh giá hiệu quả của các phương tiện sử dụng trong HĐTTLGTĐB”. Kết quả ĐTB chung là 3,33 cho thấy hiệu quả của các phương tiện truyền thông ở mức trung bình (chi tiết tại phụ lục 3). Người dân đánh giá “truyền hình”, “ đài phát thanh trung ương và địa phương”; “ “internet” là những phương tiện thực hiện tốt nhiệm vụ truyền thông ATGT, ĐTB lần lượt là 3,92; 3,67; 3,45. Với ưu điểm của phương tiện truyền thông đại chúng nhất, những chương trình truyền hình chuyển tải thông điệp truyền thông LGTĐB được 99% khách thể ghi nhận hiệu quả của, trong đó 35% khách thể đánh giá truyền hình là phương tiện truyền thông “rất hiệu quả”. Trong số 50 khách thể thường xuyên theo dõi các thông tin tuyên truyền ATGT trên truyền hình, có 36 người đánh giá đây là phương tiện có hiệu quả mạnh mẽ trong việc phổ biến, giáo dục LGTĐB. Qua phỏng vấn sâu, chúng tôi nhận thấy, phần lớn người dân tiếp cận với những thông tin phổ biến, giáo dục LGTĐB truyên truyền hình chủ yếu qua các bản tin thời sự trong ngày. Bên cạnh đó, các phim quảng cáo, các chương trình truyền hình truyền thông thông điệp ATGT, ví dụ chương trình “Tôi yêu Việt Nam” được xây dựng hấp dẫn cả về nội dung, hình ảnh, chuyển tải thông điệp trực tiếp, rõ ràng, cùng với việc phát sóng vào “giờ vàng” khiến người dân dễ chú ý, ghi nhớ …

Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, trái với giả thiết nghiên cứu ban đầu của chúng tôi, panô, áp phích, BQC không phải là hình thức truyền thông ATGT có hiệu quả cao.

truyền thông ATGT qua panô, áp phích, BQC được đánh giá hiệu quả ở mức “trung bình” với ĐTB là 3,21. Trong 95% khách thể ghi nhận hiệu quả của các phương tiện này, nhóm

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông luật giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội (Trang 46 - 62)