Hành vi chấp hành Luật giao thông đƣờng bộ của ngƣời dân Hà Nộ

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông luật giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội (Trang 90 - 94)

3.5.1 Thực trạng hành vi chấp hành LGTĐB của người dân Hà Nội

Chúng tôi tìm hiểu hành vi chấp hành LGTĐB của người dân Hà Nội qua câu hỏi 8b. Kết quả ĐTB chung là 3,32 cho thấy hành vi chấp hành LGTĐB của người dân ở mức

tham tham gia giao thông, mặc dù vậy, khi có cơ hội, 19% khách thể rất thường xuyên hành động theo cảm tính thay vì chấp hành nghiêm túc LGTĐB (9b3).

Bảng 3.4 : Hành vi chấp hành LGTĐB khi tham gia GT (%)

ST

T Hành vi chấp hành LGTĐB khi tham gia GT Mức độ thường xuyên (tx) Khôn g bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoản g Thườ ng xuyê n Rất tx ĐTB 1 Tôi chấp hành rất nghiêm túc LGTĐB mỗi khi tham gia GT và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện.

6 7 23 40 24 3,69

2 Mỗi khi tham gia GT, tôi chú ý quan sát các biển báo GT, các tình huống trên đường để đảm bảo an toàn.

2 8 16 47 27 3,89

3 Tôi chấp hành theo các thông tin LGTĐB mà mình đã được phổ biến, tôi chỉ hành động theo cảm tính khi đoán chắc hành động đó không gây nguy hiểm cho mình hay người khác.

10 10 21 40 19 3,48

4 Trừ khi có mặt cảnh sát GT, tôi vẫn duy trì thói quen ứng biến theo tình huống trên đường theo những người đi đường khác mặc dù đôi khi phải vi phạm một số quy tắc đã được tuyên truyền.

18 25 20 28 9 2,85

5 Tôi tham gia GT theo cảm tính; sự có mặt của lực lượng cảnh sát GT hay những thông tin ATGT đã tiếp cận không tác động đến tôi.

Bên cạnh đó, những con số trong bảng số liệu trên cũng cho thấy ý thức chấp hành LGTĐB còn ở mức tương đối thấp vẫn còn một bộ phận 15% khách thể rất thường xuyên “tham gia GT theo cảm tính; sự có mặt của lực lượng cảnh sát GT hay những thông tin ATGT đã tiếp cận không tác động đến tôi” (8b5). Vì vậy, trong tình hình GT thành phố còn nhiều bất cập, khi mà ý thức tự giác chấp hành LGTĐB để đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh còn chưa cao, các biện pháp truyền thông còn chưa thực sự hiệu quả do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, thì các cơ quan chức năng cần có nhiều biện pháp tuyên truyền mạnh mẽ, liên tục kết hợp với tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm để củng cố hiệu quả của các hoạt động truyền thông.

Khi thiết lập mối liên hệ giữa thái độ với HĐTTLGTĐB và hành vi chấp hành LGTĐB khi tham gia GT, chúng tôi nhận thấy trong 48 khách thể thường xuyên chấp hành nghiêm túc các quy định của LGTĐB có 14 người có thái độ đồng tình, hoàn toàn ủng hộ những HĐTTĐB; trong 30 người không chịu ảnh hưởng của thông tin truyền thông ATGT/ lực lượng cảnh sát, thường xuyên tham gia GT theo cảm tính có 14 người hoàn toàn không đồng tình và ủng hộ những hoạt động phổ biến ATGT hiện nay. Như vậy, có thể thấy thái độ đối với HĐTTLGTĐB ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi chấp hành Luật của người dân.

3.5.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chấp hành LGTĐB của người dân Hà Nội:

Ở câu hỏi 9, chúng tôi tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chấp hành quy định LGTĐB của người dân Thủ Đô. Kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi chấp hành LGTĐB của người dân chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, ĐTB chung ảnh hưởng là 3,93.

Trong đó nhóm 3 yếu tố ảnh hưởng mạnh bao gồm “thái độ, hành vi tham gia GT của những người cùng lưu thông trên đường” 9.3 (ĐTB là 3,95); “Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng: đường xá, tình trạng hoạt động của các đèn hiệu, biển báo, chỉ dẫn GT…” 9.5 (ĐTB là 3,68) và “thông tin tiếp nhận từ các các chương trình truyền thông LGTĐB 9.1 (ĐTB là 3,62).

hành vi chấp hành LGTĐB của đại đa số 96% khách thể. Trong đó, số khách thể bị tác động mạnh mẽ và rất mạnh mẽ bởi thông tin truyền thông chiếm tỉ lệ lần lượt là 46% và 16%. Điều này một lần nữa khẳng định tác động tích cực của các HTTLGTĐB, tuy nhiên cũng cho thấy chính những yếu tố khách quan: hành vi, thái độ của người cùng tham gia GT trên đường và điều kiện cơ sở hạ tầng: đường xá, hệ thống đèn hiệu, biển báo…là những yếu tố tác động mạnh nhất tới hành vi chấp hành LGTĐB của người dân. Điều này lý giải cho thực trạng chấp hành quy tắc GT đường bộ (câu 8b) của người dân ở mức trung bình, ý thức tự giác chấp hành Luật còn chưa cao. Do đó, cần có nhiều biện pháp cải tiến hơn nữa để cải thiện hiệu quả của HTTLGTĐB, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành Luật của người dân khi tham gia GT.

Bên cạnh đó, kết quả thu được cũng chỉ ra tác động mạnh mẽ của các yếu tố “Kinh nghiệm tham gia GT của bản thân: vi phạm LGTĐB bị xử lý; TNGT” 9.7 (ĐTB là 3,6); “người cùng tham gia giao thông: bạn bè, người thân…” 9.2 (ĐTB là 3,57); nhận thức về “các mức phạt khi vi phạm LGTĐB có thể mắc phải” 9.6 (ĐTB là 3,43) và “sự có mặt và thái độ làm việc của lực lượng cảnh sát GT, thanh niên tình nguyện” 9.4 (ĐTB là 3,4) tới đông đảo người tham gia GT được hỏi với tỉ lệ khách thể ghi nhận tác động của các yếu tố này lần lượt là: 94%; 96%; 96% và 94%. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy hành vi chấp hành LGTĐB chịu ảnh hưởng ở mức độ trung bình của các yếu tố: “trình độ văn hóa của người tham gia GT” 9.8 (ĐTB là 3,35); “tâm trạng, cảm xúc của bản thân khi tham gia GT” 9.9 (ĐTB là 3,25) và “thời gian, địa điểm, tình huống tham gia GT” 9.10 (ĐTB là 3,18). Sự tác động của các yếu tố khác ở mức độ kém, ĐTB là 2,3.

Tóm lại, hành vi chấp hành LGTĐB của người dân Hà Nội chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, chủ yếu ở các mức độ tác động mạnh và trung bình tùy theo yếu tố cụ thể (chi tiết tại phụ lục 3). Nhận thức của người dân từ các chương trình truyền thông LGTĐB tác động mạnh đến đến đông đảo người dân tham gia giao thông. Nhưng

những yếu tố khách quan: thái độ, hành vi tham gia GT của những người cùng lưu thông trên đường và cơ sở hạ tầng đường xá, tình trạng hoạt động của các đèn hiệu, biển báo, chỉ dẫn GT… mới là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới hành vi chấp hành Luật của các khách thể.

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông luật giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)