với ngƣời dân Hà Nội:
Chúng tôi đã đưa ra nhóm câu hỏi 12 nhằm tìm hiểu hiệu quả của chiến dịch truyền thông ATGT được tổ chức với quy mô rộng rãi và được đánh giá hiệu quả đáng kể, góp phần nâng cao nhận thức về MBH, tạo thói quen đội MBH, giảm tỉ lệ tử vong từ TNGT. Qua câu hỏi 12a, “Xin ông/ bà vui lòng cho biết, ông/ bà có biết chiến dịch truyền thông “Hãy đội mũ bảo hiểm. Đừng ngụy biện” không?”, chúng tôi ghi nhận 77% khách thể được hỏi đã tiếp xúc với các thông tin tuyên truyền từ chiến dịch này. Trong số 154 khách thể này, có 134 người (67% khách thể) đã nhận thức hoàn toàn chính xác thông điệp của chiến dịch được hỏi ở câu 12b. 10% khách thể còn lại đưa ra những thông điệp chung chung như “đảm bảo ATGT”, “giảm TNGT”. Như vậy, có thể thấy, ở cấp độ nhận thức thông điệp truyền thông, chiến dịch truyền thông này đã tác động đến số đông khách thể được hỏi.
Ở câu 12c, chúng tôi đưa ra 16 phương án biểu thị các hình thức, phương tiện truyền thông trong chiến dịch nâng cao nhận thức của người dân về đội MBH. Kết quả thu được cho thấy, chiến dịch này đã được thực hiện một cách rộng rãi với đầy đủ hình thức trên tất cả các phương tiện truyền thông; thu hút được sự quan tâm, chú ý của người dân với ĐTB chung là 2,96 cho thấy mức độ tiếp xúc với hình thức truyền thông trong chiến dịch này ở mức độ trung bình. (chi tiết tại phụ lục 3). Khi tìm hiểu mức độ quan tâm của các khách thể đối với từng hình thức/ sản phẩm truyền thông cụ thể, chúng tôi nhận thấy các “Bản tin, phóng sự truyền hình” 12c2; Trò chơi truyền hình, chương trình truyền hình thực tế 12c3; và Phim quảng cáo “Hãy đội mũ bảo hiểm. Đừng ngụy biện” 12c1 là các sản phẩm truyền thông được
người dân quan tâm nhiều nhất, với tỉ lệ lần lượt là 53%; 50% và 49% khách thể rất quan tâm đến các sản phẩm truyền thông này. Kết quả nghiên cứu một lần nữa khẳng định hiệu quả của các hoạt động tuyên truyền ATGT trên truyền hình và ở chiến dịch cụ thể này, với các nội dung tuyên truyền về việc đội MBH, hình thức trò chơi, chương trình truyền hình thực tế là hình thức có hiệu quả mạnh mẽ nhất với ĐTB. Các tác phẩm sân khấu hóa, kịch bản tuyên truyền về MBH ít được người dân quan tâm hơn cả, tỉ lệ là 28%, trong đó chỉ 8% khách thể “rất quan tâm” đến hình thức truyền thông này.
Phân tích kết quả thu được, chúng tôi ghi nhận ảnh hưởng của nhóm xã hội tới hoạt động truyền thông trực tiếp thông tin ATGT, khi mà hình thức truyền thông trực tiếp từ gia đình, bạn bè, người thân đã thu hút được sự quan tâm lớn của 45% khách thể; hình thức truyền thông trực tiếp từ trực tiếp tại tổ dân phố nơi khách thể sinh sống đã tác động mạnh tới 42% người dân được hỏi; truyền thông trực tiếp từ lực lượng cảnh sát giao thông được 41% khách thể đặc biệt quan tâm. Hoạt động truyền thông trực tiếp tại các tổ chức đoàn thể Chi Bộ Đảng, Đoàn TNCS HCM, Mặt trận TQ, Hội Phụ nữ… cũng đã lôi cuốn được 38% người dân được hỏi. Ngoài ra, 29% người dân Hà Nội được hỏi đã tự tìm hiểu những thông tin ATGT về đội MBH. Qua thái độ với các hình thức truyền thông trong chiến dịch, có thể thấy nhu cầu nhận thức LGTĐB của một bộ phận khách thể không nhỏ. Tuy nhiên, những hình thức truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp từ các nhóm nhỏ gắn bó với môi trường sống, sinh hoạt, học tập và làm việc của người dân vẫn được quan tâm nhiều hơn.
Kết quả thu được ở câu 12d “Ông/ bà ấn tượng nhất với hình thức truyền thông nào? Tại sao?” đã cho thấy, trong chiến dịch “hãy đội MBH đừng ngụy biện”, các chương trình truyền hình thực tế, trò chơi truyền hình mang thông điệp nâng cao nhận thức của người dân về MBH được các khách thể đánh giá cao nhất với 38% khách thể lựa chọn. Khi tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng này qua câu 12d, chúng tôi ghi nhận ảnh hưởng của thói quen
thích do thường xuyên xem các chương trình: “Tôi yêu Việt Nam”, “Chung sức” và rất ấn tượng với các chương trình phổ biến ATGT này. Các khách thể đánh giá các chương trình này “có nhiều tình huống thực tế”, “dễ hiểu, dễ nhớ” “hài hước”, “ngắn gọn, dễ theo dõi”…Bên cạnh đó, một số người dân còn chú ý đến hình thức này vì các chương trình truyền hình này thường được phát sóng vào giờ vàng, thuận tiện theo dõi. Internet là hình thức truyền thông được người dân đánh giá hiệu quả thứ 2 trong chiến dịch này. Xuất phát từ nhu cầu cập nhật thông tin, thói quen sử dụng mạng Internet là lý do chủ yếu khiến 13% khách thể đánh giá cao hiệu quả của “Tin bài, phóng sự, ảnh, video clip trên internet”. Bên cạnh đó, 10% khách thể được hỏi ghi nhận hiệu quả mạnh mẽ của các bản tin, phóng sự truyền hình và 7% người tham gia giao thông được hỏi ấn tượng mạnh mẽ với những hình ảnh, thông điệp trong TVC của chiến dịch.
Tìm hiểu hiệu quả tác động của chiến dịch tới nhận thức và hành vi đội MBH của người dân, qua câu 12e “Xin vui lòng cho biết chiến dịch truyền thông này đã tác động tới ông/ bà như thế nào?”, kết quả ĐTB là 3,11 cho thấy hiệu quả của chiến dịch này ở mức độ “trung bình”. Các hoạt động truyền thông trong chiến dịch này đã tác động tới 72% khách thể, trong đó tỉ lệ người dân chịu ảnh hưởng mạnh mẽ đến 42% khách thể, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của MBH, nhắc nhở họ đội MBH để đảm bảo an toàn khi tham gia GT. Ngoài ra có 15% khách thể chịu tác động rất mạnh mẽ của chiến dịch này, họ “thường xuyên đội MBH đúng quy cách” và “ nhắc nhở mọi người cùng đội MBH” để đảm bảo an toàn.
Chiến dịch truyền thông ATGT “Hãy đội MBH. Đừng ngụy biện” được tổ chức với quy mô rộng, với nhiều hình thức/ phương tiện truyền thông, trong đó truyền hình là phương tiện truyền thông phổ biến và hiệu quả nhất. Phần lớn người dân đã chú ý và ghi nhớ thông điệp và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các hoạt động tuyên truyền này, chấp hành đội MBH khi tham gia GT. Tuy nhiên, cần tiếp tục duy trì hoạt động truyền thông về MBH để củng cố
hiệu quả của chiến dịch, tạo thói quen đội MBH đúng quy cách, đảm bảo chất lượng và đội MBH cho trẻ em.