Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động truyền thông Luật giao thông đƣờng bộ

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông luật giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội (Trang 80 - 90)

3.4.1 Chương trình truyền thông:

Mong muốn tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố: chủ thể, hình ảnh và nội dung truyền thông, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi số 5 “Ông/ bà hãy vui lòng cho biết ý kiến về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau trong hoạt động truyền thông LGTĐB mà ông/ bà đã tiếp xúc”.

3.4.1.1 Chủ thể của chương trình truyền thông:

HĐTTLGTĐB là một hoạt động tâm lý - xã hội phức tạp, do đó những cơ chế tâm lý xã hội như ám thị, lây lan từ chủ thể cũng được biểu hiện rõ nét. Phân tích kết quả câu 5a, với ĐTB chung là 3,51; ĐTB các phương án từ 3,28 (5a3) đến 3,59 (5a5) tùy theo mức độ uy tín, kinh nghiệm, năng lực của chủ thể, chúng tôi nhận thấy chủ thể truyền thông có ảnh hưởng đáng kể tới HĐTTLGTĐB trên địa bàn Hà Nội. Có ĐTB cao nhất, “lực lượng cảnh sát GT” là những chủ thể tuyên truyền tác động mạnh mẽ nhất tới người dân Hà Nội. Trong số 94% người dân ghi nhận vai trò của những chủ thể này, 38% khách thể chịu “ảnh hưởng”; 22% khách thể thừa nhận bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ những chủ thể trực tiếp tham gia điều hành, xử lý vi phạm ATGT.

Là nhóm chủ thể được đánh giá hiệu quả cao thứ 2, với ĐTB 3,57, 96% người dân được hỏi đánh giá cao vai trò của những người nổi tiếng có “hình ảnh đẹp, cùng với lối trò chuyện hóm hỉnh/ chân thật/ gần gũi” (5a2). 33% khách thể cho rằng những chủ thể nổi tiếng đã ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động phổ biến, nâng cao ý thức khi tham gia GT; 20% khách thể cho biết những thông tin từ những chủ thể truyền thông là người nổi tiếng ảnh hưởng mạnh mẽ tới họ.

Bị thuyết phục bởi kinh nghiệm, năng lực của chủ thể truyền thông, 96% đánh giá “cán bộ đã được tập huấn, có kĩ năng phổ biến LGTĐB, trình bày trực quan và cụ thể, dễ hiểu” (5a4) đã làm tốt nhiệm vụ, giúp hoạt động truyền thông được hiệu quả. 48% người dân cho rằng, các chủ thể đã được tập huấn truyền thông LGTĐB đã thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả; 13% khách thể bị ấn tượng mạnh mẽ bởi những kĩ năng truyền thông đã được đào tạo của những chủ thể này.

Những chủ thể là “những người có uy tín, địa vị cao xã hội; có vốn sống dày dặn; cách chuyển tải lôi cuốn, thuyết phục” (5a1) cũng tác động đến 95% khách thể, ĐTB là 3,36 cho thấy tác động của nhóm khách thể này ở mức độ trung bình khá. 28% khách thể ghi nhận “hiệu quả” của nhóm chủ thể này; nhóm người bị hấp dẫn mạnh mẽ bởi vốn sống, cách chuyển tải lôi cuốn, thuyết phục của chủ thể có uy tín, địa vị cao trong xã hội có tỉ lệ 20%. Ngoài ra, 98% khách thể cho biết sự tín nhiệm đối với những HĐTTLGTĐB có chủ thể là “những người sinh sống/ làm việc trong cùng cộng đồng có mối quan hệ thân thiết với người dân; chưa được tập huấn về truyền thông LGTĐB, chủ yếu giáo dục ATGT bằng phương pháp truyền miệng, theo kinh nghiệm” (5a3), ĐTB là 3,28. Qua phỏng vấn chúng tôi được biết, đây là một thực trạng phổ biến đối với các HĐTTLGTĐB theo phương pháp truyền miệng, khi chủ thể cùng sinh sống/ làm việc trong cộng đồng; việc quen biết, hiểu về người tuyên truyền góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông. Tuy nhiên sự hạn chế về kĩ năng, phương pháp tuyên truyền khiến hiệu quả tác động của nhóm chủ thể này chưa cao. 40% người tham gia GT được hỏi đánh giá việc được cung cấp thông tin LGTĐB từ người mà họ có mối quan hệ quen biết gần gũi “hiệu quả”, số người chịu tác động rất mạnh mẽ của những chủ thể này chiếm tỉ lệ 8%.

Tóm lại, uy tín, kinh nghiệm và năng lực của chủ thể truyền thông tác động mạnh đến hiệu quả của HĐTTLGTĐB, chủ thể là cảnh sát GT ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới người tham gia GT.

3.4.1.2 Ảnh hưởng của hình ảnh truyền thông LGTĐB:

Ở câu 5b, với kết quả ĐTB chung là 3,25, cho phép chúng tôi ghi nhận những tác động chủ yếu ở mức độ trung bình của hình ảnh truyền thông LGTĐB đối với người dân Hà Nội. Những “hình ảnh minh họa sống động, chân thực, gợi nhiều cảm xúc, liên kết tới thông điệp ATGT’ (5b1) không những lôi cuốn đại bộ phận 98% khách thể, mà với ĐTB 3,71 còn cho thấy đây là những hình ảnh tác động mạnh mẽ nhất tới người dân Hà Nội. Tỉ lệ khách thể lựa chọn mức độ “ảnh hưởng” và “rất ảnh hưởng” lần lượt là 37% và 23%.

Đặc biệt, những “hình ảnh họạt hình minh họa cho tình huống thực tế khi tham gia GT, bổ sung cho thông điệp ATGT” nhận được sự yêu thích của 100% khách thể được hỏi. ĐTB là 3,61 cho thấy nhóm hình ảnh tác động mạnh đến người dân. 45% khách thể bị “ảnh hưởng” bởi những hình ảnh này và tỉ lệ người dân bị ảnh hưởng mạnh mẽ là 15%. Nhận được sự đánh giá tốt về hiệu quả truyền thông với ĐTB là 3,59, hình ảnh nhân vật người nổi tiếng chuyển tải thông điệp ATGT (5b3) đã tác động tới 99% khách thể được hỏi, trong đó 37% khách thể chịu “ảnh hưởng” và 19% khách thể ghi nhận ảnh hưởng mạnh mẽ của những hình ảnh này.

91% người dân được hỏi quan tâm tới hình ảnh những người dân bình thường chuyển tải thông điệp ATGT (5b4), tuy nhiên hiệu quả của những hình ảnh này được ghi nhận ở mức độ trung bình (ĐTB 3,04) và có 28% khách thể ghi nhận “ảnh hưởng” và 8% khách thể cho rằng các hình ảnh này thực sự mang lại tác động mạnh mẽ. Nhận được sự quan tâm của 90% khách thể, những hình ảnh trẻ em (5b5) được đánh giá có ảnh hưởng ở mức độ trung bình với ĐTB là 2,94; 4% khách thể thực sự tin tưởng vào ảnh hưởng mạnh mẽ của các hình ảnh này. Ngoài ra, 91% người dân được hỏi cho rằng hình thức trình bày các hình ảnh truyền thông ATGT tác động ở mức độ trung bình tới hiệu quả của HĐTTLGTĐB. Việc “sử dụng nhiều hình ảnh khác nhau ở những sản phẩm khác nhau để chuyển tải cùng một thông điệp”

giống nhau ở các mẫu sản phẩm khác nhau trong một chiến dịch phổ biến LGTĐB” (5b6) với tỉ lệ đánh giá rất ảnh hưởng tương ứng là 6% (5b7) và 3% (5b6).

Như vây, hình ảnh truyền thông ATGT ảnh hưởng đến người xem ở mức độ trung bình, những hình ảnh minh họa họa sống động, chân thực, gợi nhiều cảm xúc, liên kết tới thông điệp ATGT tác động mạnh nhất tới người xem.

3.4.1.3 Ảnh hưởng của nội dung truyền thông:

Khi xem xét ảnh hưởng của nội dung truyền thông, kết quả ghi nhận đây là yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất tới người dân Hà Nội. ĐTB các phương án từ 3,32 (5c4) đến 3,98 (5c2); ĐTB chung là 3,64 cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của nội dung thông điệp truyền thông tới các khách thể. Ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới người dân, với ĐTB là 3,98; 98% khách thể cho biết họ chịu tác động mạnh từ “những thông tin ATGT mang tính thời sự, được cập nhật liên tục”, trong đó 45% người dân được hỏi cho thấy hiệu quả tích cực của những nội dung này; 32% khách thể nhận định những thông tin được cập nhật liên tục đem lại hiệu quả rất mạnh mẽ.

Biểu đồ 3.3 Ảnh hưởng của nội dung, thông điệp truyền thông LGTĐB (%)

311 11 11 49 26 2 7 14 45 32 4 14 25 34 23 4 17 38 26 15 5 15 28 30 22 0% 20% 40% 60% 80% 100% 5c1 5c2 5c3 5c4 5c5 Rất hiệu quả Hiệu quả

Nửa hiệu quả, nửa không hiệu quả Ít hiệu quả

Không hiệu quả

97% khách thể nhận định những “nội dung được trích từ LGTĐB một cách trọn vẹn, đầy đủ” (5c1) sẽ giúp người dân tiếp cận thông điệp một cách chính xác, hiệu quả; ĐTB của phương án này là 3,84. Trong đó, 49% người tham gia GT được hỏi cho rằng những thông tin trích lục một cách chính xác đem lại hiệu quả cho HĐTTLGTĐB; 26% khách thể đánh giá tác động rất mạnh mẽ của những thông tin ATGT được trích lục đầy đủ, trọn vẹn này giúp người dân ghi nhớ chính xác, hiệu quả.

Về hình thức trình bày nội dung, “nội dung truyền thông LGTĐB được trình bày ngắn gọn, trực tiếp” (5c3) được đánh giá tốt hơn bởi 96% khách thể, với ĐTB là 3,58. Trong đó, 34% người tham gia GT được hỏi cho biết cách trình bày ngắn gọn, trực tiếp đã giúp người dân dễ dàng nắm bắt, ghi nhớ thông điệp truyền thông; 23% khách thể đánh giá lối trình bày này tác động rất mạnh mẽ đến sự lĩnh hội, ghi nhớ thông điệp ATGT. 95% khách thể nhấn mạnh hiệu quả cao của những “nội dung, quy tắc tham gia GT cơ bản của LGTĐB được trình bày lặp đi, lặp lại nhiều lần trên nhiều kênh, phương tiện truyền thông” (5c5), ĐTB của phương án này là 3,49. Trong đó, 30% người tham gia GT cho rằng những nội dung LGTĐB cơ bản được chuyển tải lặp đi, lặp lại qua nhiều hình thức mang lại hiệu quả tích cực và 22% khách thể ghi nhận sự tác động rất mạnh mẽ của các nội dung cơ bản này. Khi được hỏi về ảnh hưởng của việc trình bày “nhiều nội dung ATGT trong cùng một sản phẩm truyền thông” (5c4), 96% khách thể ghi nhận hiệu quả phương án này ở mức trung bình, ĐTB là 3,31. Trong đó, 26% khách thể bị “ảnh hưởng”, 15% khách thể cho rằng việc chuyển tải nhiều nội dung trong cùng một sản phẩm truyền thông “ảnh hưởng mạnh mẽ” đến họ.

3.4.1.4 Ảnh hưởng của hình thức, quy mô/ tần suất truyền thông:

Qua phân tích kết quả câu hỏi 5d về ảnh hưởng của các yếu tố hình thức và quy mô, tần suất tiến hành các HĐTTLGTĐB, chúng tôi nhận thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố quy mô, tần suất truyền thông LGTĐB chỉ sau nội dung truyền thông, ĐTB chung là 3,59.

nhận tác động mạnh mẽ. Trong đó, 38% người tham gia GT bị “ảnh hưởng” và 28% người dân đánh giá hoạt động truyền thông này đem lại hiệu quả rất mạnh mẽ. Do đó, khi xét đến yếu tố quy mô/ tần suất truyền thông, 95% khách thể đánh giá cao hiệu quả của phương án 5d1 “các HĐTTLGTĐB được tổ chức một cách rộng rãi, liên tục, trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng với nhiều hình thức phong phú, đa dạng”, ĐTB là 3,80. 44% khách thể cho biết những HĐTTLGTĐB này “ảnh hưởng” tới họ và tỉ lệ người tham gia GT bị “ảnh hưởng mạnh mẽ” là 29%. Bên cạnh các hình thức truyền thông đại chúng, “các HĐTTLGTĐB trực tiếp tại địa phương” (5d3) cũng được 95% khách thể ghi nhận hiệu quả tích cực, ở mức thấp hơn với ĐTB là 3,42. Trong đó, 32% người dân cho rằng hoạt động truyền thông tại địa phương thực hiện hiệu quả vai trò của mình; 15% khách thể chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các hoạt động này.

Kết quả cho thấy các hoạt động tuyên truyền được “tiến hành theo định kỳ trên nhiều địa bàn dân cư khác nhau” (5d5) được khách thể đánh giá mang lại hiệu quả cao hơn so với “tổ chức đồng thời, liên tục nhiều hoạt động truyền thông LGTĐB trên cùng một địa bàn dân cư” (5d4); ĐTB của tương ứng với 2 phương án này là 3,47 và 3,44. Trong số 93% khách thể đánh giá cao hiệu quả của các hoạt động tuyên truyền, phổ biến thường xuyên, quy mô rộng 32% khách thể trong nhóm này ghi nhận “ảnh hưởng” mạnh mẽ và 19% bị tác động rất mạnh mẽ bởi các hoạt động này. Trong khi, trong số 97% khách thể nhận định “tổ chức đồng thời, liên tục nhiều HĐTTLGTĐB trên cùng một địa bàn dân cư” mang lại hiệu quả tích cực, thì có 33% người dân được hỏi ghi nhận “ảnh hưởng”, 18% khách thể bị “ảnh hưởng rất mạnh mẽ”các hoạt động tuyên truyền ATGT này.

Bên cạnh đó, khi tìm hiểu mối liên hệ giữa thái độ đối với HĐTTLGTĐB và thời gian/ tần suất khách thể được tuyên truyền thông tin ATGT, chúng tôi nhận thấy 12/ 30 khách thể thường xuyên tiếp xúc với các hoạt động truyền thông ATGT đã bày tỏ thái độ tin tưởng tuyệt đối vào hiệu quả của các hoạt động này; trong khi đó, tỉ lệ này ở nhóm khách thể tiếp

cận với những nội dung ATGT theo tuần là 10/ 26 khách thể; ở nhóm “theo tháng” là 6/ 28 khách thể; và chỉ 6/54 người thường xuyên tiếp xúc với HĐTTLGTĐB theo năm hoàn toàn ủng hộ các hoạt động này. Như vậy, có thể thấy, để tăng cường hiệu quả của các HĐTTLGTĐB cần đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền theo từng ngày, từng tuần, để củng cố thông điệp ATGT ở người dân.

Tóm lại, trong một số các yếu tố của HĐTTLGTĐB mà chúng tôi vừa phân tích trên đây, yếu tố nội dung/thông điệp truyền thông LGTĐB ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới người dân Hà Nội; bên cạnh đó yếu tố hình thức, quy mô/ tần suất truyền thông cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả của hoạt động này; chủ thể truyền thông đóng vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả của HĐTTLGTĐB và các hình ảnh tuyên truyền ATGT tác động người dân ở mức trung bình.

3.4.2 Ảnh hưởng của một số yếu tố tâm lý của người dân trong HĐTTLGTĐB:

HĐTTLGTĐB là một hoạt động tâm lý xã hội phong phú và phức tạp. Trong mối quan hệ tương tác qua lại giữa chủ thể, khách thể thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự tham gia và tác động của tất các các yếu tố tâm lý cũng như đặc điểm nhân cách của người truyền tin và người nhận tin. Trong phạm vi đề tài của mình, chúng tôi chỉ xin phép được làm rõ ảnh hưởng qua lại của một vài đặc điểm tâm lý của người dân: nhận thức, thái độ và cảm xúc.

Mong muốn tìm hiểu tác động của cảm xúc đối với nội dung, hình ảnh truyền thông (câu 6) đến sự chú ý, nhận thức HĐTTLGTĐB của các khách thể (8a1), chúng tôi đã tạo ra mối liên hệ chéo giữa các yếu tố này. Kết quả phân tích cho thấy, những cảm xúc tích cực đối với nội dung truyền thông ATGT ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự chú ý đón xem của người dân. Tác động của những cảm xúc hài lòng với nội dung truyền thông đồng thời mong muốn một số nội dung cần được tuyên truyền mạnh mẽ, cụ thể hơn (phương án 6a3) và thoải mái, vui

hưởng mạnh mẽ nhất đến cùng số lượng 38 khách thể, khiến họ thường xuyên hoàn toàn tập trung chú ý theo dõi HĐTTLGTĐB; 34 khách thể thường xuyên “bị lôi cuốn bởi các nội trung truyền thông ATGT” cũng thường xuyên hoàn toàn tập chung chú ý theo dõi các hoạt động này.

Bên cạnh đó, các cảm xúc tích cực đối với hình ảnh truyền thông cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự chú ý của người dân. Những hình ảnh đẹp của người nổi tiếng, em bé xinh xắn gợi những xúc cảm nhẹ nhàng (6b4) đã lôi cuốn 48 khách thể thường xuyên tập trung chú ý theo dõi trọn vẹn sản phẩm tuyên truyền, trong khi đó, tác động của nhóm cảm xúc rất tích cực nhất 6b5, thể hiện sự yêu thích hình ảnh tuyên truyền ATGT khiến 42 khách thể tập trung chú ý hoàn toàn. Bên cạnh đó, những xúc cảm buồn bực, lo sợ vì hình ảnh TNGT thực tế (6b1) cũng khiến 38 khách thể thường xuyên hoàn toàn tập trung chú ý, theo dõi trọn vẹn các sản phẩm truyền thông. Qua đây, chúng tôi ghi nhận sự lôi cuốn chú ý của những xúc cảm âm tính đến từ những hình ảnh TNGT thực tế. Có một thực tế là lâu nay, trong tuyên truyền ATGT trên các phương tiện truyền thông, nhất là trên báo, panô, áp phích và BQC thường hạn chế sử dụng những hình ảnh có tính chất “ghê rợn”, phản cảm về các vụ TNGT thương tâm. Các bản tin trên truyền hình, nếu có sử dụng ảnh tuyên truyền về vụ TNGT nào đó thì hình ảnh nạn nhân máu me be bét, dập nát... sẽ được “biên tập” lại cho đỡ phản cảm. Cách tuyên truyền này được nhiều chuyên gia cho rằng mang đậm tính nhân văn, tránh khắc

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông luật giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội (Trang 80 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)